Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng đối với công tác quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40)

Thực hiện chính sách thuế tài nguyên, những năm qua UBND tỉnh đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp được khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Số thu từ thuế tài nguyên của tỉnh hàng năm đều tăng trưởng cao so với năm trước. Đặc biệt những năm gần đây ở một số khu công nghiệp hoạt động thì số thu thuế tài nguyên năm 2016 tăng 103,2 % so với năm 2017; và 2017 tăng 104,5% so với 2019. Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua một số doanh nghiệp có khai thác tài nguyên nhưng không kê khai đầy đủ, nộp không kịp thời số thuế tài nguyên phát sinh, dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước. Nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời chấp hành tốt chính sách thuế tài nguyên, UBND tỉnh yêu cầu: Cục thuế tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện thu các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu thuế nợ đọng. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh.

Qua khảo sát kinh nghiệm ở các địa phương với mục đích tìm hiểu những đổi mới trong phương thức quản lý thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách đáp ứng yêu cầu của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội cho thấy:

Thứ nhất, để hoàn thành nhiệm vụ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnhn ủy, UBND tỉnh và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác thuế, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục thuế.

Thứ hai, cần rà soát kê khai, nộp thuế, chống chất thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN ngoài ra cần phải đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và cần linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ ba, cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu của quá trình cải cách thuế. Phân công các nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp thu và quản lý thu thuế.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát. Nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của NNT nói riêng, kết hợp với công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các quy trình thu, đối tượng thu, kết quả thu...

Tóm lại, các quy định về quản lý thuế tài nguyên đối với DN khai thác khoáng sản được cụ thể hóa ở Luật Quản lý thuế, Luật Thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với việc quản lý thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng được thực hiện theo các quy định, quy trình mà tác giả đã nêu ở trên. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế tài nguyên, chống thất thu, gian lận thuế đòi hỏi cần phải kiểm soát chặt chẽ dựa trên việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế tài nguyên và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1, nghiên cứu tài liệu, giáo trình liên quan nhằm xácđịnh khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quản lý thuế tài nguyên, khung phân tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung. Đây là bước chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luậnở chương 1. Ở chương này chủ yếu thu thập khái niệm, các văn bản quy định về lý thuế liên quan đến đề tài nghiên cứu của chính phủ, Bộ tài chính và Tổng cục thuế...

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập từ các thông tin tài liệu trên internet, sách, báo, bài nghiên cứu về quản lý thuế tài nguyên và các luận văn thạc sỹ... Trong phần này tác giả chủ yêu dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp... để đưa ra những khái niệm, nhữn nội dung cơ bản nhất liên quan đến quản lý thuế tài nguyên được đề cấp tại chương 1. Cũng ở chương 1 này tác giả cũng phân tích tổng hợp và đánh giá những tồn tại, hạn chế của các nghiên cứu trước đó để từ đó đưa ra những điểm mới của tác giả về đề tài nghiên cứu.

Bước 2, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2017-2019. Bước này chủ yếu phục vụ chương 3. Tại bước này tác giả thu thập các số liệu thứ cấp trên các báo cáo thống kê của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, các báo cáo của cácđơn vị liên quan. Trong chương này chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số thu thuế tài nguyên giai đoạn 2017-2019.

Bước 3, đánh giá thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc, khung phân tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung, phân tích đánh giá toàn bộ thực trạng quản lý thuế

đối với các doanh nghiệp thời gian vừa qua, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của chúng

Bước 4, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế tài nguyên tại Vĩnh Phúc.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc, khung phân tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung, phân tích đánh giá toàn bộ thực trạng quản lý thuế tài nguyên đối với các doanh nghiệp thời gian vừa qua, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của chúng, từ đó đề ra những giải pháp thực hiện quản lý thuế tài nguyên đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Địa điểm: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tạiđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đối tượng là các Doanh nghiệp thuộc phân cấp của văn phòng cục thuế quản lý.

Thời gian: Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là giai đoạn 2017-2019. Số liệu thu thập trong luận văn là thông tin thứ cấp, đó là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếpđến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ số liệu thống kê của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc .

Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…)để phục vụ nghiên cứu luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin xử lý thông tin, dữ liệu

Phương pháp tổng hợp tài liệu: Toàn bộ tài liệu thu thập được tổng hợp thành bảng thống kê, biểu diễn bảng.

Xử lý dữ liệu: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi các phần mềm tin học như: Excel...

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

Trước hết phương pháp phân tích được sử để chia nhỏ các đối tượng nghiên cứu để từ đó rút ra thuộc tính, bản chất của đối tượng nghiên cứu, cũng thông qua việc phân tích cụ thể này để tổng hợp thành những vấn đề lớn, vẫn đề chung tổng thể của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả 04 chương của luận văn đẻ giúp người đọc hiểu đưcọ kỹ càng, cặn kẽ mọi vần đề được đề cập đến.

Ở chương 1, để xây dựng khung lý thuyết về những vấn đề chung nhất của quản lý thếu tài nguyên tác giả đã dùng phương pháp phân tích để phân tích nội dung, quy trình của quản lý thuế tài nguyên, những kinh nghiệm về quản lý thuế tài nguyên của các nước trên thế giới và của một số tỉnh thành trong nước từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với vấn đề mà luận văn sẽ nghiên cứu. Ở chương 3, tác giả dùng phương pháp phân tích để phân tích thực trạng quản lý thuế tài nguyên tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, qua đây đánh giá được những tồn tại, yếu kém và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại đó và đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở chương 4.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả khái quát vấn đề từ những phân tích nhỏ lẻ để đưa ra các đánh giá của mình.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp( thu thập tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng từ đó mô tả các hiện tượng dưới dạng viết luận.

2.2.5. Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, phương pháp này sử dụng để so sánh các chỉ tiêu theo không gian và theo thời gian để đưa ra sự khác biệt và tìm nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Đối chiếu so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các

nội dung tiêu chí khác nhau để mang ra so sánh với nhau. So sánh có nhiều loại: So sánh theo thời gian, so sánh với kế hoạch, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một tương quan về vấn đề nào đó… Luận văn sử dụng phương pháp so sánh với những thông tin thu thập được dựa trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng với nhau.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Tổng quan về tài nguyên và thuế tài nguyên tại Vĩnh Phúc

3.1.1. Đặc điểm tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh có diện tích nhỏ, có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2 (theo niên giám thống kê năm 2018) tuy nhiên tài nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng và được chia làm 4 nhóm sau:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bao gồm: Than antraxit, than nâu, than bùn phân bố tập trung ở huyện Lập Thạch.

Nhóm khoáng sản kim loại như: Barít dạng tảng lăn, sắt phân bố ở vùng đứt gãy bên sườn Tây Nam của dãy Tam Đảo. Nhóm khoáng sản này nghèo và chưa được tìm kiếm, thăm dò chi tiết.

Nhóm khoáng sản phi kim loại phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch chủ yếu là cao lanh với trữ lượng khoảng 7 triệu tấn.

Nhóm vật liệu xây dựng gồm các loại như: Sét vùng đồi, sét gạch ngói (trữ lượng 51,8 triệu m3), đặc biệt có sét đồng bằng nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, độ mịn cao, dẻo, rất thích hợp cho việc sản xuất đồ gốm. Ngoài ra còn có các vật liệu xây dựng khác như đá ong (49 triệu m3), đá xây dựng (307 triệu m3) , cát, cuội, sỏi (4,75 triệu m3).

Một số đặc điểm cơ bản của nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc:

Về cơ cấu: Khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại, bao gồm cả khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim , khoáng sản được sử dụng làm vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản nhiên liệu (than nâu, than bùn).

Về trữ lượng: Mặc dù khá đa dạng về chủng loại nhưng hầu hết các mỏ khoáng sản ở Vĩnh Phúc đều có trữ lượng nhỏ, chiều dài vỉa từ vài mét

đến vài chục mét, chiều dày thường không đến một mét và chỉ có thể khai thác tận thu. Một số mỏ khoáng sản đã được nhân dân khai thác hết, hiện chỉ còn vết tích (như các hầm, hố, quặng, xỉ…).

Về chất lượng: Hầu hết các loại khoáng sản đều có chất lượng ở mức trung bình, tỉ lệ thấp và thường pha tạp nhiều loại chất khác.

Về mặt phân bố: Các mỏ khoáng sản ở Vĩnh Phúc phân bố thành các

mỏ nhỏ, lẻ, chủ yếu ở vùng đồi, núi, dọc theo các đứt gãy, các uốn nếp (chủ yếu phân bố ở Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương). Một số địa phương có các loại khoáng sản tập trung với mức độ cao như: Đạo Trù (Tam Đảo), Bạch Lưu (Lập Thạch), Hoàng Đan, Thanh Vân (Tam Dương).

Tóm lại khoáng sản ở Vĩnh Phúc tuy đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng không nhiều lại phân bố rải rác và chất lượng không cao, giá trị kinh tế không nhiều nên hoạt động khai thác của các DN, cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện khai thác nhỏ lẻ. Số lượng các đơn vị khai thác tài nguyên ít, điều này giúp cho việc quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có phần thuận lợi, kiểm soát dễ hơn. Tuy vậy, với tính chất khai thác nhỏ lẻ cho nên các đơn vị thường trốn tránh nghĩa vụ thuế tài nguyên, điều này đòi hỏi công tác quản lý thuế tài nguyên phải luôn được sát sao và quản lý triệt.

3.1.2.Tổ chức quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Cục thuế. Cục thuế Vĩnh Phúc gồm có Văn phòng Cục thuế và 05 Chi cục thuế trực thuộc. Hiện nay toàn ngành Thuế Vĩnh Phúc có gần 452 cán bộ công chức, riêng Văn phòng Cục thuế có 137 cán bộ công chức. Văn

phòng Cục Thuế Vĩnh Phúc thực hiện quản lý thuế đối với các đơn vị thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô lớn (có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng). Các đơn vị còn lại, được phân cấp quản lý thuế cho các Chi cục Thuế theo địa bàn đóng trụ sở chính.

Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc )

Văn phòng Cục thuế Vĩnh Phúc gồm 13 phòng chức năng: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Phòng Kê khai và kế toán thuế; Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Phòng Thanh tra thuế- kiểm tra: Kiểm tra; Phòng Nghiệp vụ - Dự toán- Pháp chế; Phòng Quản lý hộ cá nhân kinh doanh

Bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp

việc Bộ máy giúp việc

BAN LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ Văn Phòng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế 1 Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế 2 Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế 3 Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế 4 Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kê khai và kế toán Các Chi cục thuế Khu vực, thành phố (có 5 Chi cục thuế) Phòng Công nghệ Thông Tin Phòng Quản lý hộ kinh doanh cá nhân và thu kháchoản thu từ đất Phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT Phòng QLNợ &CC N Thuế

và thu khác; Phòng Tin học; Văn Phòng; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng kiểm tra nội bộ.

Thuế tài nguyên là một sắc thuế có số thu nhỏ trên tổng số thu nội địa của tỉnh, thêm nữa số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên là rất ít so với tổng số đơn vị quản lý nên công tác quản lý thuế tài nguyên được các bộ phận chức năng theo dõi quản lý cùng các sắc thuế khác.

Tỉnh Vĩnh Phúc không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tài nguyên khoáng sản không lớn và không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế. Cũng chính bởi lẽ đó mà số lượng đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, số lượng đơn vị phải nộp thuế tài nguyên không nhiều.

Bảng 3.1 Số lượng đơn vị khai thác tài nguyên do Văn phòng Cục thuế Vĩnh Phúc quản lý từ năm 2017-2019 Năm Tổng sốđơn vị quản lý Số đơn vị khai thác tài nguyên Số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục Thuế Tỷ lệ cán bộ quản lý Trên tổng số đơn vị quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w