Cấu thành hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 31 - 41)

1.3.1. Chủ thể chất vấn, người bị chất vấn, nội dung chất vấn, thời gian tiến hành chất vấn

Theo khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015: “Chất vấn là việc…đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu”.Điều 84 Luật này quy định: "1. Đại biểu HĐND có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn... 2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và

phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn. 3. Trình

tự, thủ tục chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 69 của Luật này và Quy chế hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND". Như vậy, chủ thể của hoạt động chất vấn là đại biểu HĐND; người bị chất vấn là Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp; nội dung chất vấn là những vấn đề thuộc về trách nhiệm, quyền hạn của những người bị chất vấn; thời gian diễn ra chất vấn là tại kỳ họp HĐND hoặc tại phiênhọp Thường trực HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp.

Ngoài quy định quyền chất vấn của cá nhân đại biểu HĐND, Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015 còn quy định về hoạt động của các chủ thể khác là

HĐND, Thường trực HĐNDliên quan, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND, ví dụ theo khoản 3 Điều 87, HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND,

Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp; khoản 4 Điều 87 quy định căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có quyền ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết; khoản 4 Điều 104 quy định Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn: Tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tại phiên họp Thường trực HĐND; khoản 3 Điều 138 quy định trong trường hợp HĐNDkhông còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo quy định và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì HĐND chỉ thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và ngân sách địa phương, khi đó Chủ tịch HĐND hoặc Quyền Chủ tịch HĐND tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND, ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu HĐND.

Các quy định của Luật Hoạt động giám sát củaQH và HĐND 2015 về chủ thể chất vấn, người bị chất vấn, nội dungchất vấn, thời gian tiến hành chất vấn cơ bản kế thừa các quy định về cùng vấn đềtrong Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 song đã có sự bổ sung, phát triển và hoàn thiện hơn như quy định vấn đề chất vấn là gì, quy

lời chất vấn, về các trường hợp HĐND, Thường trực HĐND cho trả lời chất vấn bằng văn bản…Tuy nhiên, diện người bị đại biểu HĐND chất vấn theo Điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 rộng hơn, còn bao gồm cả Chủ tịch HĐND.

Trong các yếu tố chủ thể chất vấn, người bị chất vấn, nội dungchất vấn, thời gian tiến hành chất vấnthì đại biểu HĐND - chủ thể chất vấn có ảnh hưởng quyết định nhất đến hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND. Năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, phong

cách, bản lĩnh của cá nhân đại biểu HĐND ghi dấu ấn rất rõ trong đặt vấn đề, cách thức và nội dung mà đại biểu chất vấn. Ngoài yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, đại biểu HĐND còn phải là người thực sự có năng lực giám sát, thể hiện qua kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kiến thức pháp luật làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động giám sát (trong đó có chất vấn), người đại biểu cần có bản lĩnh dám nói, dám chất vấn đến cùng những vấn đề bức xúc liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của người bị chất vấn; người đại biểu cần có ý thức cao về trách nhiệm của mình trong việc tiếp thu ý kiến chính đáng của người dân, nghiên cứu và tiến hành hoạt động chất vấn người có trách nhiệm, buộc người bị chất vấn phải làm sáng tỏ trách nhiệm của mình trước nhân dân. Trách nhiệm nặng nề này đòi hỏi các đại biểu dân cử phải có tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao, tư duy lôgíc, kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin, áp dụng thành thạo các kỹ thuật hiện đại, sử dụng tối đa ưu thế của công nghệ thông tin để có các nguồn thông tin nhanh nhất và chính xác nhất.

1.3.2. Phạm vi hoạt động chất vấn

Phạm vi hoạt động chất vấn không chỉ là giới hạn không gian và thời gian diễn ra hoạt động này bởi như trên đã phân tích, hoạt động chất vấn diễn ra tại phiên chất vấn trong thời gian kỳ họp hoặc giữa hai kỳ họp HĐND. Phạm vi hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnhcó thể được xem xét ở giới hạn vềchủ thể, người bị chất vấn, nội dung, cách thức thực hiện, địa điểm đại biểu HĐND tỉnh thực hiện chất vấn. Những giới hạn này được xác định rõ nét khi xem xét trong sự phân biệt với hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp huyện, xã.

Chủ thể chất vấn luôn là đại biểu dân cử, song với ở cấp trung ương thì chủ thể chất vấn là đại biểu Quốc hội, ở cấp tỉnh làđại biểu HĐND tỉnh và ở cấp huyện là đại biểu HĐND huyện, ở cấp xã là đại biểu HĐND xã.

Theo khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015: Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu

HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của

UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND

cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. Như vậy, người bị đại biểu Quốc hội chất vấn là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; người bị đại biểu HĐND tỉnh chất vấn Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án

TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; người bị đại biểu HĐNDhuyện chất vấn là Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án

TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện; người bị đại biểu HĐND xã chất vấn là Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND xã. Trong hệ

thống TAND, VKSND nước ta, ở cấp xã không có TAND và VKSND nên người bị

chất vấn của đại biểu HĐND xã không có người đứng đầu các cơ quan này.

Quyền giám sát củaQuốc hội mang tính quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội tiến hành giám sát ở mức cao nhất hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội mang tính tổng quát, bao trùm đối với những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, được nhân dân

cả nước quan tâm. Khi tiến hành hoạt động giám sát, Quốc hội có thể áp dụng những biện pháp mang tính quyền lực nhà nước cao nhất để xử lý những vấn đề nảy sinh trong giám

sát và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với những người bị giám sát (nhưbãi bỏ một phần hoặc toàn bộ các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước). Giám sát tối cao là quyền Hiến pháp giao cho cơ quan duy nhất là Quốc hội. Đối tượng giám sát chỉ là cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn. Như vậy, đối tượng giám sát, cũng chính là người bịđại biểu Quốc hộichất vấnở vàotầng cao nhất của bộ máy nhà nước. Đối tượng giám sát được xác định như vậy bởi Hiến pháp năm 2013 quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp. Theo đóQuốc hội được phân công thực hiện chức năng giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội của các cơ quan, cá nhân

hội nhằm vào những người nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước ở trung ương, những người do Quốc hội bầu, lĩnh vực chất vấn của đại biểu Quốc hội là những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, có tính chất rộng lớn trong phạm vi toàn lãnh thổ. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) thì nhằm vào những người nắm giữ các cương vị chủ chốt cùng cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã), lĩnh vực chất vấn là các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra tại địa phương (tỉnh, huyện, xã).

Vấn đề chất vấn của đại biểu dân cử là "vấn đề thuộc trách nhiệm" của những người bị chất vấn. Có thể hiểu vấn đề chất vấn của đại biểu dân cử là trách nhiệm của người bị chất vấn đối với nội dung quản lý, công việc thuộc thẩm quyền trách nhiệm của người bị chất vấn đã để xảy ra vi phạm pháp luật, có những biểu hiện yếu kém, trì trệ, không thi hành nghiêm chỉnh, thi hành không đến nơi, đến chốn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, không thực hiện hoặc có thái độ xem thường các kiến nghị xác đáng của Thường trực HĐND, có

biểu hiện tham ô, tham nhũng, gây bức xúc trong nhân dân hoặc có những biểu hiện của sự vi phạm cần có biện pháp ngăn chặn, giải quyết… Về bản chất, vấn đề thuộc trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh với vấn đề thuộc trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND huyện, xã không khác nhau, song vấn đề thuộc trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnhdiễn ra trong phạm vi tỉnh còn vấn đề thuộc trách nhiệm của đại biểu Quốc hội diễn ra trong phạm vi toàn lãnh thổ và vấn đề thuộc trách nhiệm của đại biểu HĐND huyện, xã diễn ra trong phạm vi huyện, xã.

Pháp luật không quy định cụ thể lĩnh vực đại biểu dân cử thực hiện chất vấn, vì

vậy có thể hiểu lĩnh vực chất vấn là bất kỳ vấn đề nào, bất kỳ hoạt động nào thuộc trách nhiệm của những người bị chất vấn mà đại biểu dân cử quan tâm, chỉ phân biệt theo phân giới hành chính - lãnh thổ là lĩnh vực đó ở phạm vi quốc gia (đại biểu Quốc hội) hay địa phương (tỉnh, huyện, xã là đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã). Đại biểu HĐND tỉnh là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong

tỉnh, chính vì vậy hoạt động chất vấn của họ sẽ xoay quanh toàn bộ những lĩnh vực của đời sốngkinh tế - xã hội củatỉnh.

1.3.3. Trình tự, thủ tục, hình thức chất vấn

Trình tựhoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015) được minh họa qua sơ đồ

bày các sơ đồ 1.2, 1.4 minh họa trình tự hoạt động chất vấn diễn ra tại kỳ họp và trong

thời gian giữa hai kỳ họp HĐND theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 để cho thấy bước hoàn thiện dần của quy địnhpháp luật về vấn đề này.

Sơđồ 1.1: Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND (theo Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015)

Đại biểu HĐND gửi phiếu chất vấn (vấn đề chất vấn, người bị chất vấn) Đại biểu HĐND nêu chất vấn (cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng)

Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp trả lời (xác định rõ trách nhiệm, biện pháp, thời hạn khắc phục)

Đại biểu HĐND đồng ý với nội dung trả lời Đại biểu HĐND

không đồng ý với nội dung trả lời Đại biểu HĐND chất vấn lại HĐND quyết định cho trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên chất vấn

HĐND quyết định cho trả lời chất vấn bằng văn bản (khi chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ

họp; cần điều tra, xác minh; thuộc nhóm vấn đề chất vấn nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp)

Đạidiện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp trả lời bằng văn bản

Đại biểu HĐND đã chất vấn Thường trực HĐND

Đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả

lời Đại biểu HĐND đề nghị HĐND đưa ra thảo luận tại kỳ họp hoặc kiến nghị HĐND

xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn

HĐND có thể ra nghị quyết về chất vấn Đại diện lãnh đạo các cơ

quan trả lời lại Thường trực HĐND tổng hợp, phân loại và đề nghị HĐND quyết định vấn đề, nhóm vấn đề chất vấn Đại biểu HĐND đồng ý với nội dung trả lời

Sơ đồ 1.2. Chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND

(theo Điều 69 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015) Đại biểu HĐND đồng

ý với nội dung trả lời đồng ý với nội dung trả lờiĐại biểu HĐND không Đại biểu HĐND

gửi phiếu chất vấn (vấn đề chất vấn, người bị chất vấn)

Đại biểu HĐND nêu chất vấn

Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp trả lời (xác định rõ trách nhiệm,

biện pháp, thời hạn khắc phục) Đại biểu HĐND đồng ý với nội dung trả lời Đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời

Đại biểu HĐND chất vấn lại Thường trực HĐND

quyết định cho trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp

Thường trực HĐND quyết định cho trả lời chất vấn bằng văn bản (khi chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại phiên

họp; cần điều tra, xác minh; thuộc nhóm vấn đề chất vấn nhưng chưa được trả lời tại phiên họp)

Đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp trả lời bằng văn bản

Đại biểu HĐND đã chất vấn Thường trực

HĐND

Đại biểu HĐND đề nghị Thường trực HĐND đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực HĐND hoặc kiến nghị Thường

trực HĐND, HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn

Đại diện lãnh đạo các cơ quan trả lời lại Thường trực HĐND tổng hợp, phân loại và quyết định vấn đề, nhóm vấn đề, thời gian chất vấn

Sơ đồ 1.3. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND (theo Điều 41, 61 Luật Tổ chứcHĐND và UBND 2003) Đại biểu HĐND gửi

phiếu chất vấn (nội dung chất vấn, người

bị chất vấn)

Thường trực HĐND tổng hợp chât vấn, dự kiến danh sách người

trả lời HĐND quyết định vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn Chủ tọa phiên họp nêu vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời

HĐND quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của HĐND hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại

biểu HĐND và Thường trực HĐND (trong trường hợp cần

điều tra, xác minh)

Báo cáo

Đại biểu HĐND chất vấn, nêu câu

hỏi liên quan

Người bị chất vấn trả lời (xác định trách

nhiệm và biện pháp khắc phục)

Đại biểu HĐND không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)