3.1. Quan điểmbảo đảmhoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
3.1.1. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của ảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân; thi hành đúng, hiệu quả đường lối, chính sách, pháp luật của ảng và Nhà nước
Về bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND: Sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng trong hoạt động của HĐND là một phương thức thể hiện cụ thể cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, đây là yếu tố cơ bản để các quyết sách của HĐND đúng “ý Đảng, lòng dân”. Mọi hoạt động của HĐND đều phải dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp ủy Đảng. HĐND có trách nhiệm thể chế hóa nhằm đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp ủy Đảng vào cuộc sống nhưng đồng thời phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, có như vậy thì các nghị quyếtcủa HĐND mới khả thi, mang lại hiệu quả. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND thể hiện ở việc Đảng lãnh đạo nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của HĐND; cấp ủy Đảng định hướng trong việc đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của HĐND; cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo HĐND xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; cấp ủy Đảng kiểm tra, giám sát HĐND thực hiện nhiệm vụ; cấp ủy Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, vai trò của Ủy ban MTTTQ và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. Sự lãnh
đạocủa cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND thể hiện công tác lãnh đạo HĐND được đặt đúng tầm như một nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của HĐND đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Điều đó sẽ tạo ra những điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND. Chỉ có nhưvậy thì ý thức chấp hành nghị quyết HĐND, trong đó có nghị quyết về chất vấn của các cơ quan, đơn
vị, cá nhân mới được đề cao, những quan niệm chưa đúng, chưa đủ về HĐND, đại biểu HĐNDmới được khắc phục.
Điều cốt yếu nhất là phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng, nhiệm vụ của HĐND. Sự lãnh đạo của Đảng là tiên quyết song không phải là mệnh lệnh hành chính, không áp đặt mà phải tôn trọng và phát huy vai trò, tính chất, nhiệm vụ của HĐND. Việc hiểu và tách bạch rõ mối quan hệ này giúp cho cấp ủy không rơi vào tình trạng chỉ đạo mang tính sự vụ hành chính mà tập trung vào chức năng lãnh đạo về chủ trương, đường lối.
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, từ tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và ý kiến của nhân dân, HĐND ban hành nghị quyết để cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc triển khai kịp thời, sáng tạo chủ trương của Đảng bằng nghị quyết của HĐND một mặt vừa đảm bảo các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, mặt khác vừa đảm bảo tính khả thi, sát thực tế. Cùng với việc thể chế hóa
chủ trương, đường lối của Đảng thông qua các nghị quyết của HĐND, các cấp ủy Đảng cũng cần có chương trình, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của cấp ủy, của HĐND để kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Đảng và nghị quyết của HĐND.
Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND chẳng những làm cho HĐND luôn chủ động, sáng tạo trong công việc, nhận thức đầy đủ, kịp thời chủ trươngcủa Đảng để cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách giúp
cho việc tổ chức quản lý và điều hành của chính quyền thực sự có hiệu quả mà còn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và với HĐND nói riêng; tăng cường mối quan hệ của Đảng với nhân dân mà HĐND là cơ quan đại diện.
Trong xu thế vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của HĐND ngày càng được khẳng định thì sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cũng cần được tăng cường và đổi mới phù hợp với đặc thù cơ quan dân cử. Cấp ủy cần đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo sao cho HĐND ngày càng có điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình như việc tăng cường phối hợp giữa công tác giám sát của HĐND (trong đó có
lãnh đạo của cấp ủy đối với UBND và các đoàn thể cùng cấp trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND, trong giải quyết ý kiến của cử tri, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; quy hoạch và bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác trong HĐND bảo đảm cho HĐND đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ luật định.
Về thi hành đúng, hiệu quả đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: "Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra"" [5, 169-170] cho thấy quan điểm của Đảng Cộng sản về tăng cường thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, về vai trò của dân chủ đại diện trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 2013 đã hiến định về vị trí, vai trò của HĐND, đại biểu HĐND, đặc biệt là hiến định về hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND: "Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND. Người bị chất vấn phải trả lời trước HĐND. Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu". Quán triệt quan điểm của Đảng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND như Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015,
Luật Tổ chức CQĐP 2015. Từ ngày 01-01-2016, Luật Tổ chức CQĐP 2015 có hiệu lực thi hành thay thế Luật TổchứcHĐND và UBND 2003 và từ ngày 01-7-2016 Luật
Hoạt động giám sátcủa QH và HĐND 2015 - đạoluật chuyên ngành quy định về hoạt động giám sát của HĐND trong đó có hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND có hiệu lực, đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng giúp hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND đi vào nền nếp, đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Các thể chế pháp luật đã khá cụ thể, rõ ràng như vậy nên việc trước tiên cần làm là HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An chủ động áp dụng và thi hành có hiệu quả các quy định của Hiến pháp, pháp luật về chất vấn vào trong hoạt động thực tiễn của đại biểu HĐND. Thực tế cho thấy, việc đại biểu HĐND chưa sử dụng một cách có hiệu quả các quy định pháp luật
về hoạt động chất vấn như chưa sử dụng tối đa thẩm quyền mà mình được trao (số đại biểu sử dụng quyền chất vấn còn ít hoặc chưa tích cực sử dụng), chưa phối hợp sử dụng linh hoạt chất vấn với các hình thức giám sát khác đã có ảnh hưởng nhất định tới mức độ thực hiện chức năng đại diện của đại biểu HĐND. Vì vậy, căn cứ vào Luật
Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND; thẩm tra, giám sát của các Ban, các Tổ đại biểu HĐND, cải tiến phương thức giám sát để bảo đảm giám sát có trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tiễn. Cần nắm vững, tuân thủ và vận dụng linh hoạt, chủ động, sáng tạo các quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn để có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Ví dụ như vận dụng linh hoạt quy định của pháp luật về thời điểm nêu câu hỏi chất vấn của cử tri và đại biểu HĐND (giữa hai kỳ họp và trong kỳ họp HĐND) để chất vấn đạt hiệu quả nhất, cụ thể, tại phiên họp của HĐND, sau khi nghe báo cáo của UBND, các đại biểu nảy sinh ngay câu hỏi cần chất vấn yêu cầu người có trách nhiệm trả lời thì các câu hỏi này có ưu điểm là mang tính trực tiếp, bảo đảm tính thời sự, tính cấp thiết của vấn đề và khi người bị chất vấn trả lời thì sự băn khoăn của cử tri, đại biểu HĐND sẽ được giải đáp ngay. Còn trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, nếu có chất vấn được gửi đến Thường trực HĐND, căn cứ vào tính chất của vụ việc, Thường trực HĐND có thể phân công đại biểu HĐND hoặc Ban chuyên trách của HĐND tiến hành tìm hiểu, xác minh mọi tình tiết sự việc, thực hiện phóng sự điều tra ý kiến người dân, quay phim
chụp ảnh rõ sự việc, hình ảnh hiện trường để đưa ra phiên họp HĐND phát hình trực tiếp tại phiên họp thì việc làm này khiến vấn đề chất vấn trở nên sáng rõ hơn, các đại biểu thấy rõ được thực trạng nội dung đang bàn, việc chất vấn và trả lời chất vấn trở nên rốt ráo hơn.
3.1.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ đại diện đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa và dân chủ hóa mọi hoạt động của cơ quan nhà nước trong điều kiện nước ta xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân tự tổ chức và thực hiện, trước hết và chủ yếu là thông qua nhà nước của mình.Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.Dân chủ đại
dân. Theo đó, nhân dân địa phương thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như HĐND các cấp; đến lượt mình HĐND các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như HĐNDcác cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý
xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Tính chất dân chủ đại diện thể hiện ở sự hình thành của HĐND - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân tại địa phương, do cử tri địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tính chất dân chủ đại diện còn thể hiện ở chỗ đại biểu HĐND - đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân địa phương - bao gồm những đại biểu đại diện cho các thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các nhóm xã hội khác, là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương. Tất cả những điều này đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và nhân dân ủy thác cho HĐND thể hiện quyền lực đó trong phạm vi địa bàn tỉnh. Vì vậy phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ đại diện đòi hỏi nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ,
tham gia quản lý xã hội của nhân dân, cócơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp như thông qua tiếp xúc với đại biểu HĐND, được tham gia góp ý kiến với những dự thảo chính sách tại địa phương; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tính chất thượng tôn pháp luật. Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước đều phải minh bạch, công khai, có sự đồng thuận của người dân. Trong những năm qua, việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt kết quả tích cực, tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới. Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Chất vấn với tư cách là một hình thức giám sát quyền lực nhà nước hiệu quả đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xây dựng và vận hành mộtbộ máy nhà nước trong sạch, dân chủ, minh bạch, hiệu quả.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và công
dân là mối quan hệ chủ đạo và giám sát của đại biểu dân cử (trong đó có hoạt động chất vấn) là phương tiện đề cao nhân tố con người trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động chất vấn của đại biểu dân cử là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, phòng, chống có hiệu quả tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chứctrong bộ máy nhà nước, đặc biệt là những người có chức vụ, quyền hạn.
3.1.3. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện trong hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
Cần bảo đảm tính khách quan trong hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND vì
hoạt động này được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật (Hiến pháp, Luật Tổ chức CQĐP 2015, Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015) đồng thời mục đích của hoạt động chất vấn cũng là để bảo đảm cho hoạt động của các cá nhân, cơ quan bị chất vấn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND bảo đảm tính khách quan khi toàn bộ trình tự, thủ tục, hình thức, cách