Khái quát về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh Nghệ An biểu Hội đồng nhân dântỉnh Nghệ An

Xem xét, đánh giá hoạt động nói chung và hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh nói riêng trước hết là xem xét, đánh giá về yếu tố con người - yếu tố chủ thể thực hiện hoạt động đó. Hoạt động chất vấn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND, nhất là phụ thuộc vào số lượng, cơ cấu thành phần của thành viên của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Giai đoạn 2011-2016 là nhiệm kỳ HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI. Theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 09-6-2011 của HĐND tỉnh về việc xác nhận tư cách đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 có tổng số 85 đại biểu HĐND sinh hoạt ở 21 tổ đại biểu, trong đó có 6 đại biểu chuyên trách, chiếm tỷ lệ 7,05%, cuối nhiệm kỳ do 4 đại biểu nghỉ hưu và chuyển công tác nên số đại biểu HĐND là 81 (xem Bảng 2.1) (so với Hội đồng nhân tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2004-

2011, số đại biểu HĐND tỉnh giảm 6,6%).

Chất lượng đại biểu được bảo đảm cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Số đại biểu có trình độ đại học và trên đại học là 75 đại biểu, chiếm tỷ lệ 88,2%, đại biểu HĐND có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp là 69 đại biểu, chiếm

81% (so với HĐND khóa XV nhiệm kỳ 2004-2011 thì trình độ chuyên môn và chính trị của đại biểu HĐND khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016 cao hơn. HĐND tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2004-2011, số đại biểu có trình độ đại học là 65, chiếm 71,42%, trình độ trên đại học là 13, chiếm 13,83%, trình độ trung cấp là 11 đại biểu, chiếm 12,1% và trình độ sơ cấp là 2 đại biểu, chiếm 2,2%).

Bảng 2.1. So sánh số lượng đại biểu, đại biểu chuyên trách và trình độ chuyên

môn củađại biểu HĐNDtỉnh khóa XVI với đại biểuHĐNDtỉnh khóa XV

HĐND Số lƣợng đại biểu Đại biểu

chuyên trách Trình độ chuyên môn đại học và trên đại học Đầu nhiệm kỳ Cuối nhiệm kỳ Khóa XVI nhiệm

kỳ 2011 - 2016 85 81 6 (7,05%) 75 (88,2%)

Khóa XV nhiệm

kỳ 2004-2011 91 89 6 (6,59%) 78 (85,71%)

Nguồn: [12], [13]

Trong nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh Nghệ An có đại biểu nữ là 15, chiếm tỷ lệ 17,6%; đại biểu nam là 70, chiếm tỷ lệ 82,4%; đại biểu trẻ tuổi là 10, chiếm tỷ lệ 12%; đại biểu dân tộc thiểu số là 12, chiếm tỷ lệ 13,2%; người ngoài Đảng 7, chiếm tỷ lệ 8,4%, 35 đại biểu tái cử, chiếm 41,1%. Cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh theo các tiêu chí là yếu tố quan trọng để bảo đảm và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập của tỉnh. Cơ cấu thành phần và trình độ chuyên môn của đại biểu ảnh hưởng quyết định đến hoạt động chất vấn. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh đã tiến hành chất vấn 42 lượt nội dung trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đối với UBND

tỉnh và 14 sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Hình thức chất vấn không ngừng được đổi mới, người chất vấn đã thể hiện được trách nhiệm của mình trước yêu cầu của cử tri. Đại biểu HĐND đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, bức xúc để giám sát

hằng năm đã làm cho hoạt động chất vấn ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi của cử tri, của cuộc sống. Kết quả hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND đã có tác động tích cực trong thực tế, góp phần nâng cao trách nhiệm phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót, hạn chế cả về chính sách pháp luật và tổ chức quản lý

điều hành, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước 9.

Thường trực HĐND tỉnh luôn duy trì số lượng 03 đồng chí trong suốt nhiệm kỳ

thư thường trực Tỉnh ủy (từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 12 năm 2015), Phó Chủ tịch HĐNDtỉnh là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (trong nhiệm kỳ vị trí Phó Chủ tịch có sự thay đổi 03 lần). Việc bố trí các cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy nắm giữ những cương vị quan trọng của HĐND tỉnh chứng tỏ sự quan tâm của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của HĐNDtỉnh trong hệ thống chính trị của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và là động lực lớn để HĐNDtỉnh hoạt động hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật. Đối với hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND có vai trò quan trọng qua việc chuẩn bị chương trình, nội dung kỳ họp có nội dung chất vấn, tổng hợp chất vấn báo cáo HĐND, quyết định và trình HĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước, tổ chức để đại biểu tiếp công dân tiếp nhận khiếu nại tố cáo, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của cử tri để báo cáo HĐND... đây là những căn cứ, cơ sở và điều kiện để đại biểu HĐND thực hiện hoạt động chất vấn của mình.

Theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 19-6-2011 của HĐND tỉnh Nghệ An,

các Ban của HĐND và thành viên các Ban là Ban Kinh tế - Ngân sách gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 5 thành viên; Ban Văn hóa - Xã hội gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 5 thành viên; Ban Pháp chế gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 5 thành viên; Ban Dân tộc gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 5 thành viên. Đến cuối nhiệm kỳ 2011-2016, số đại biểu giảm 4 là ở Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế, mỗi ban chỉ gồm 1 trưởng ban, 2

phó ban và 3 thành viên. Ngay sau khi kiện toàn bộ máy, các Ban của HĐND tỉnh đã

xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban từ đầu nhiệm kỳ và trong từng kỳ họp của HĐND tỉnh. Chính vì vậy, hoạt động của các Ban luôn đảm bảo sự thông suốt, ổn định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị thuộc chức năng, thẩm quyền của các Ban, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc kiện toàn về tổ chức và hoạt động các Ban của HĐND có tác động tới hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND thể hiện ở chỗ, trong quá trình giám sát hoạt động, thẩm tra dự thảo báo cáo của

UBND tỉnh cùng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND, giám sát

quyết của HĐND, việc thực hiện những lời hứa, trách nhiệm của UBND và các cơ quan chuyên môn, thực hiện tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân của các Ban của HĐND (giám sát thường xuyên), đại biểu HĐND có cơ sở và điều kiện để phát hiện và tìm hiểu sâu, nghiên cứu kỹ về vấn đề cần chất vấn; qua hoạt động giám sát chuyên đề cũng như báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của các Ban của HĐND đã giúp đại biểu HĐND có thêm căn cứ và cơ sở tiến hành hoạt động chất vấn. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh đã thực hiện tổng cộng 59 cuộc giám sát, ban hành kết luận với hơn 900 kiến nghị đối với UBND tỉnh, các ngành, địa phương và doanh nghiệp. Các hoạt động tổ chức kỳ họp, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, thẩm tra và xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp được thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng, có nhiều sáng tạo, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động 12.

Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức các cuộc tập huấn, ví dụ tập huấn nâng cao năng lực giám sát trong đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công, thẩm tra về tài chính, ngân sách của HĐND, tập huấn về kỹ năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tập huấn về kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND nhằm nâng cao năng lực giám sát (trong đó có hoạt động chất vấn) và các hoạt động cho các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND, qua đó giúp đại biểu HĐND thực hiện hoạt động chất vấn của mình có chất lượng và hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND tỉnh tổ chức 15 kỳ họp, trong đó có 09 kỳ họp thường lệ, 05 kỳ họp bất thường và 01 kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 7 về Hiến pháp năm 2013). Mỗi kỳ họp thường diễn ra trong vòng từ 2,5 đến 03 ngày (trừ kỳ họp bất thường và kỳ họp chuyên đề). Các kỳ họp được tiến hành theo đúng quy định của

pháp luật. Thời gian, địa điểm tổ chức kỳ họp HĐND được thông báo công khai cho cử tri trước 3 ngày. Các kỳ họp HĐND đều được Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát trực tiếp, báo địa phương và trung ương đưa tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)