đảm sau chất vấn, các đoàn công tác kiểm tra, thanh tra nhằm giám sát thực hiện nghị quyết về chất vấn, lời hứa trước cử tri, phát hiện, xử lý sai phạm nên các vấn đề bức xúc của nhân dân địa phương đã được giải quyết sau chất vấn và việc giải quyết nhanh hơn,
hiệu quả hơn, tránh sai sót.
Dưới tác động của hoạt động chất vấn, các cơ quan có vấn đề bị chất vấn đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xác định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân, qua đó hoạt động của các cơ quan nhịp nhàng liên tục bảo đảm quyền và lợi ích cho người dân. Ví dụ sau chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại kỳ họp thứ 3 về tiến độ chương trình xây dựng nông thôn mới, Sở đã tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thành lập ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cơ sở, kiện toàn một cách kịp thời, phân công cụ thể tới từng tổ chức, cá nhân có liên quan. Nội dung chất vấn là sựcảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề hay tình trạng cần được lưu ý giải quyết. Sự cảnh báo này nhằm nâng cao tính dự đoán và trách nhiệm phải nhìn nhận trước vấn đề của người quản lý, tăng cường hoạt động minh bạch, liên tục của các cơ quan nhà nước, các cá nhân lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, giúp các cơ quan chấn chỉnhcông tác, đưa công tác đi vào nền nếp.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, đánh giá của dư luận xã hội về kết quả hoạt động chất vấn của đại biểu
HĐND tỉnh Nghệ An. Sự đánh giá của dư luận xã hội tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động chất vấn phản ánh tác dụng, chất lượng của hoạt động này. Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ
với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thựchiệnchế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nên ý kiến phản hồi của cử tri, của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội đối với hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND là hết sức quan trọng. Về khía cạnh này, nhìn chung, hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An nhận được phản hồi tích cực từ phía dư luận xã hội thể hiện ở việc các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND luôn được người dân ở các khu vực tham gia và tham gia có trách nhiệm khi đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị về những vấn đề nổi cộm, bức xúc tới đại biểu, hoặc có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo ghi rõ người khiếu nại, tố cáo, chỉ rõ đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo rõ ràng, cụ thể, xác đáng. Những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân là chất liệu để đại biểu thực hiện hoạt động chất vấn của mình. Tất cả các phiên chất vấn của HĐND tỉnh Nghệ An đều được nhân dân quan tâm theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo (báo Nghệ An, cổng thông tin điện tử HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh) thể hiện có những ý kiến phản hồi của cử tri qua 3 số điện thoại đường dây nóng tổ chức trong các phiên chất vấn. Sau các phiên chất vấn, cử tri trong tỉnh luôn theo dõi, giám sát việc thực hiện nghị quyết về chất vấn, các lời hứa của người bị chất vấn, thể hiện ở việc trongcác buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của đại biểu HĐND có những vấn đề đã được cử tri phản ánh là chưa thực hiện hay thực hiện chưa dứt điểm nghị quyết về chất vấn, lời hứa tại phiên chất vấn, cần tiếp tục chất vấn làm rõ…Sự đồng tình, tín nhiệm của cử tri dành cho hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh còn thể hiện là trong suốt nhiệm kỳ 2011-2016 của HĐND tỉnh khóa XVI không có kiến nghị nào của cử tri đối với việc thực hiện nghĩa vụ của người đại biểu dân cử được ghi nhận. Có thể ghi nhận một số nhận xét của cử tri đối với hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2011-2016 như sau: ông Đỗ Đình Quang - đại biểu thành phố Vinh nhận xét về phần chất vấn của các đại biểu HĐND tại kỳ họp 5 là đã chuyển tải được các vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc. Các đại biểu đã đưa tâm tư, nguyện vọng của cử tri vào nghị trường rất rõ; ông Trương Công Anh - cử tri phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh nhận xét phần chất vấn của các đại biểu HĐND tạikỳ họp 9 là nhìn chung phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã đề cập được các vấn đề hay, cấp thiết, đúng
cựu chiến binh tỉnh nhận xét phần chất vấn của các đại biểu HĐND tại kỳ họp 14 là trình độ của người chất vấn rất tốt, có nhiều câu chất vấn trực tiếp vào trọng tâm. Ngoài ra là những ý kiến thể hiện sự tin tưởng của cử tri đối với kết quả chất vấn, ví dụ sau khi theo dõi phiên chất vấn kỳ họp 14 có nội dung học sinh hệ cử tuyển sau khi ra trường không được bố trí việc làm chất vấn lãnh đạo Sở Nội vụ, cử tri Lang Văn Nguyệt cho biết khi thấy lãnh đạo Sở Nội vụ hứa sẽ quan tâm phối hợp với chính quyền địa phương tìm cách giải quyết thì rất vui và chờ đợi điều này thành hiện thực...
Thứ hai, mức độ đạt được mục đích, yêu cầu chất vấn đặt ra. Hoạt động chất vấn
của đại biểu HĐND có mục đích đầu tiên là làm rõ khuyết điểm, quy kết trách nhiệm, khôi phục sự công bằng, loại bỏ tiêu cực, ngăn chặn vi phạm pháp luật… trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và mục đích tiếp theo là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của các cơ quan nhà nước, các cá nhân lãnh đạo các cơ quan nhà nước trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn theo luật định. So sánh đối chiếu kết quả đạt được sau khi tiến hành chất vấn với mục đích đặt ra trước khi tiến hành chất vấn sẽ cho thấy kết quả của hoạt động chất vấn. Mức độ đạt được của mục đích đề ra trở thành tiêu chuẩn, thước đo cho việc
đánh giá kết quả chất vấn. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND đạt hiệu quả cao khi thực hiện được mục đích là làm rõ trách nhiệm chính trị của người bị chất vấn, buộc người bị chất vấn đưa ra giải pháp làm chuyển biến tình hình đang có những bất cập, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và cao hơn là bảo đảm quyền và lợi ích cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Ở khía cạnh này, nhìn chung,
trong nhiệm kỳ 2011-2016, các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ được khuyết điểm, quy kết được trách nhiệm của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong tỉnh khi để xảy ra những tiêu cực, vi phạm pháp luật. Qua thống kê các câu hỏi chất vấn qua các kỳ họp HĐND tỉnh đều thấy các chất vấn đều xoáy sâu vào nội dung: tại sao, trách nhiệm như thế nào, giải pháp gì. Những từ để hỏi chỉ đích xác nội dung cần trả lời đã giúp chỉ ra được trách nhiệm của người bị chất vấn trong vấn đề, buộc người trả lời chất vấn không thể cố tình bỏ qua trách nhiệm của
ngành mình (dù là trách nhiệm chính hay là trách nhiệm phối hợp), buộc phải đối diện với thực trạng đang bị dư luận chỉ trích, đại biểu HĐND công khai yêu cầu giải đáp buộc người bị chất vấn phải chỉ ra biện pháp cần làm nhằm cải thiện, giải quyết vấn đề.
Việc chất vấncông khai, minh bạch, nghiêm túc tại nghị trường đã khiến các vấn đề bức xúc của nhân dân diễn ra trong đời sống xã hội chính thức trở thành vấn đề buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải vào cuộc giải quyết ngay và giải quyết có trách nhiệm trước sự giám sát của nhiều bên. Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI, sau phiên chất vấn đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn, giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấyđược mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Thứ ba, tình hình vấn đề sau khi có hoạt động chất vấn so với trước khi chất vấn.
Sau chất vấn và trả lời chất vấn thì vấn đề thắc mắc của đại biểu HĐND, của cử tri có chuyển biến không hay vấn đề lại bị tái chất vấn hoặc phải làm rõ thêm trong các kỳ họp sau, phản ứng, thái độ của đại biểu HĐND và cử tri có thỏa mãn không? Làm tốt được điều đó là một trong những yếu tố quan trọng đẩy lùi tính hình thức trong hoạt động chất vấn của HĐND. Thực tế công tác này không đơn giản, kết quả thực tế do chất vấncủa HĐND mang lại nhiều khi không những thể hiện bằng yếu tố định lượng mà còn cả yếu tố định tính. Hơn nữa, HĐND có phạm vi chất vấn rộng, những biến đổi do sự tác động chất vấn của HĐND nhiều khi không chỉ phát sinh trực tiếp từ đối tượng bị chất vấnmà còn ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan. Do đó, để xác định được những kết quả thực tế từ tác động của chất vấn, đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, cụ thể, đồng thời phải có những phương pháp đúng đắn để thu thập nhiều nguồn thông tin và tư liệu khác nhau. Ở khía cạnh này, nhìn chung, sau các phiên chất vấntại HĐND tỉnh Nghệ An, các vấn đề bị chất vấn đều đã có sự chuyển biến ở những mức độ nhất định. Sau chất vấn và trả lời chất vấn đề thắc mắc của đại biểu HĐND, cử tri đã được giải quyết. Ví dụ chất vấn tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2012) về nguyên nhân của việc chậm thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010 -2020 và giải pháp khắc phục. Các số liệu đại biểu HĐND đưa ra là thực trạng nông thôn Nghệ An so với tiêu chí nông thôn mới rất thấp, bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 3,64 tiêu chí/xã, trong 431 xã, chỉ có xã Nghi Liên - thành phố Vinh đạt 12 tiêu chí, 238 xã đạt 1-4 tiêu chí (chiếm 55,22%) và đặc biệt có 52 xã không đạt tiêu chí nào. Sau chất vấn tại kỳ họp thứ 3, chương trình nông thôn mới ở Nghệ An đã đạt
đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của cả nước với những con số như: đến tháng 7/2012 đã có 431/431 xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, vượt trước 5 tháng so với yêu cầu của Trung ương. Đến 30-11-2015 toàn tỉnh đã có 124/431 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, chiếm 28,7%; 108/431 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi, chiếm 41,8%; 322/431 xã đạt tiêu chí số 4 về điện, chiếm 74,7%; 284/431 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất; 295/431 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 68,44%; 174/431 xã đạt tiêu chí số 11 về giảm tỷ lệ hộ nghèo, chiếm 40,37%; 307/431 xã đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, chiếm 71,23%; 302/431 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục, chiếm 70,06%; 178/431 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa, chiếm 41,29%; 180/431 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường, chiếm 41,76%; 344/431 xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị vững mạnh, chiếm 79, 81%; 417/431 xã đạt tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội, chiếm 96,75%. Sau 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới, số tiêu chí đạt chuẩn của các xã tăng rất khá, bình quân từ 3,64 tiêu chí/xã năm 2010 tăng lên thành 12,0 tiêu chí/xã năm 2015. Có 1 đơn vị cấp huyện (thị xã Thái Hòa) đạt chuẩn nông thôn mới, 94 xã
đạt 19 tiêu chí, chiếm 21,8%; 41 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, chiếm 9,5%; 135 xã đạt 10-
14 tiêu chí, chiếm 31,3%; 131 xã đạt 5-9 tiêu chí, chiếm 30,4%; 30 xã đạt 3-4 tiêu chí,
chiếm 7,0% 14. Như vậy từ thực tế còn yếu kém của việc triển khai Chương trình nông thôn mới, qua 5 năm, chương trình đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, có được sự chuyển biến đó, một phần là do từ sự cảnh báo, đặt vấn đề chất vấn của các đại biểu HĐND đã thúc đẩy sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân
trong tỉnh Nghệ An. Một ví dụ khác là tại kỳ họp thứ 14 chất vấn dành cho Giám đốc Sở Nội vụ là tình trạng ký hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật khá phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gây ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính và quyền lợi của người lao động; Giải quyết hồ sơ kháng chiến đối với người có công tồn đọng còn chậm; Trách nhiệm trong việc phối hợp bố trí việc làm cho số học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi đi học theo chế độ cử tuyển đang tồn đọng số lượng lớn học xong chưa có việc làm. Sau chất vấn, tình hình đã có sự chuyển biến với việc hợp đồng làm công tác chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước chấm dứt hoàn toàn (28 người); toàn bộ hợp đồng hiện có được rà soát lại và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt số lượng
hợp đồng lao động; giải quyết dứt điểm số hợp đồng; thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không tuyển dụng, hợp đồng lao động khi không còn chỉ tiêu biên chế, khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng
lao động 9.
Đạt được những kết quả trong hoạt động chất vấn nêu trên là tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Đó là HĐND, các đại biểu HĐND đã tuân thủ những quy định pháp luật về hoạt động chất vấn trong Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND 2005; tổ chức bộ máy của HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 được củng cố và kiện toàn với số lượng đại biểu HĐND đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất.
Một thực tế là hiện nay hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND các cấp đã được quy định rất rõ ràng và đầy đủ trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015 và
Luật Tổ chức CQĐP 2015, song nhiệm kỳ HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI diễn ra khi luật này chưa được ban hành mà là trong giai đoạn có hiệu lực của Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 (quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND cũng được quy định trong Luật này). Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An áp dụng các quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 và Quy chế hoạt động củaHĐND 2005. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2016 áp dụng Quy