Tình hình hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 56 - 79)

2.2.1. Trách nhiệm thực hiện hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnhsự tham giacủa người trả lời chất vấn

việc thực hiện trách nhiệm của người bị chất vấn; đã có ý thức về trách nhiệm của mình trong việc tiếp thu ý kiến chính đáng của người dân, nghiên cứu và tiến hành hoạt động chất vấn người có trách nhiệm, buộc người bị chất vấn phải làm sáng tỏ trách nhiệm của mình trước nhân dân. Trong khía cạnh này, chất lượng đến từ tiêu chuẩn, các đại biểu dân HĐND tỉnh Nghệ An đã thể hiện tính chuyên nghiệp và chuyên môn, tư duy lôgíc, kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin, áp dụng thành thạo các kỹ thuật hiện đại, sử dụng tối đa ưu thế của công nghệ thông tin để có các nguồn thông tin nhanh nhất và chính xác nhất, trong việc nghiên cứu các báo cáo, đặt các câu hỏi chất vấn gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, có trách nhiệm trong việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giảiquyết kiến nghị của cử tri thông qua chất vấn tại kỳ họp.

Trong nhiệm kỳ HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI (2011-2016), người trả lời chất vấn đều đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật (là thủ trưởng cơ quan các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là Giám đốc các Sở). Dù nội dung trả lời có thể cặn kẽ, chi tiết hay còn chung chung thì người trả lời chất vấn vẫn trả lời tất cả các ý kiến mà đại biểuđãchất vấn. Nội dung trả lời đã thể hiện đi đúng vàotrọng tâm, ngắn gọn, không phân tích viện dẫn các lý do dài dòng. Việc tiếp thucác ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND đã thể hiện sựnghiêm túc, có thái độ thiện chí, cầu thị. Đặc biệt, việchứa giải quyết vấn đề nào đó luôn nêu rõ phương án, lộ trình thực hiện cụ thể, giải pháp cụ thể và thời gian sẽ hoàn thành để đại biểu và cử tri giám sát. Ví dụ tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVI nhiệm kỳ 2011-2016 đã tiến hành chất vấn Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải. Riêng trong phiên chất vấn này, Giám đốc Sở Giao thông -

Vận tải đã phải trả lời chất vấn của 12 đại biểu HĐND về rất nhiều nội dung như: Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông bị lấn chiếm, các loại ô tô chở hàng quá khổ quá tải phá nát đường, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và cuộc sống của người dân? Tại sao thời gian vừa qua tình hình tai nạn giao thông có những diễn biến nghiêm trọng? Việc quy hoạch bến xe khách được UBND tỉnh ban hành từ năm 2007, tại sao vẫn còn 14 huyện chưa có bến xe? Trong 6 tháng đầu năm 2013 tai nạn giao thông do nam giới uống rượu gây ra tăng cao, vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu bia? Giám đốc Sở Giao thông -

Vận tải Nguyễn Hồng Kỳ đã bình tĩnh và thẳng thắn trả lời tất cả các câu hỏi (không đề nghị cho trả lời sau bằng văn bản), trực tiếp trả lời vào câu hỏi: ngoài nguyên nhân do công tác tuyên truyền còn hạn chế, ý thức của người tham gia giao thông thì có trách nhiệm của ngành giao thông vận tải trong việc phối hợp thực hiện với UBND, phối hợp làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn.

2.2.2. Xây dựng chương trình, chuẩn bị những điều kiện tổ chức và việc thực hiện hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Trước kỳ họp Hội đồng nhân dân

Việc xây dựng chương trình, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phiên chất vấn cả về nội dung và hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động chất vấn. Bởi thời gian dành cho phiên chất vấn không nhiều (thường là 1 ngày trong mỗi kỳ họp) nên cần phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị để trong khoảng thời gian 1 ngày đó có thể chất vấn mang lại kết quả nhất, làm rõ được trách nhiệm của người bị chất vấn, giải đáp cho cử tri và đại biểu HĐND hài lòng về nội dung trả lời của người bị chất vấn. Phiên chất vấn phải làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan,

ban, ngành, trách nhiệm của người lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, đưa ra những giải pháp giải quyết và cam kết thực hiện. Nội dung của vấn đề được chất vấn phải bảo đảm tính bao quát, toàn diện, lại phải cụ thể, rốt ráo. Chính trong điều kiện đó, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và

chính các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An thể hiện vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị cho phiên chất vấn.

a) Công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp Hội

đồng nhân dân tỉnh

Một nội dung mà hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh hướng tới là các báo cáo, tờ trình về việc thực hiện nhiệm vụ, về việc thi hành Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND tỉnh,

việc thực hiện những lời hứa, trách nhiệm của UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành liên quan đối với lĩnh vực được phân công phụ trách, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng và cả năm của Chủ tịch UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của

HĐND, theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND chủ trì tổ chức thẩm tra các báo cáo của UBND tỉnh và các ngành liên quan, thẩm tra tờ trình và dự thảo nghị quyết trình các kỳ họp. Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thẩm tratất cả các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng, cả năm và dự thảo nghị quyết nhiệm vụ 6 tháng, cả năm; phân công Ban Kinh tế và Ngân sách thẩm tra 85 loại báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, Ban Văn hóa - Xã hội thẩm tra 28 tờ trình, dự thảo nghị quyết, Ban Pháp chế thẩm tra 40 tờ trình, dự thảo nghị quyết và 68 lượtbáo cáo của UBND tỉnh, các ngành liên quan trình các kỳ họp HĐND tỉnh. Công tác thẩm tra các báo cáo, tờ trình, các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh có nhiều đổi mới, các Ban đã có sự phân công từng thành viên (các đại biểu HĐND) nghiên cứu sâu các nội dung theo lĩnh vực phụ trách và thẩm tra sơ bộ trước. Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An lưu ý các cơ quan, ban, ngành làm báo cáo

giải trình gửi Thường trực HĐND và đại biểu HĐND, không hạn chế số trang, nhưng báo cáo giải trình tại hội trường thì không quá 7 trang khổ A4, thời lượng giải trình

không quá 20 phút. Quy định này giúp cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND,

đại biểu HĐND có được đầy đủ thông tin cho việc nghiên cứu thẩm tra được toàn diện, rõ ràng, việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được ngắn gọn, bảo đảm tiết kiệm thời gian mà hiệu quả. Tại kỳ họp HĐND, sau khi nghe lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành đọc báo cáo, tờ trình về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình, sau đó các đại biểu sẽ nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận, chất vấn về nội dung các báo cáo, tờ trình đó. Chính vì các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND được thẩm tra sơ bộ trước các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết nên các đại biểu HĐND sớm nắm bắt được các thông tin liên quan đến nội dung chất vấn ngay từ giai đoạn chuẩn bị của UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND, từ đóđại biểu HĐND có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nên nội dung chất vấn tại phiên chất vấn trong kỳ họp HĐND sâu hơn, có chất lượng hơn, các đại biểu HĐND rất chủ động trong việc đặt câu hỏi, tiếp tục chất vấn nếu phần trả lời của người bị chất vấn chưa thỏa đáng hoặc câu trả lời mang tính chất qua loa, chiếu lệ, giấu giếm (xem Phụ lục 2.1).

Để công tác thẩm tra báo cáo, tờ trình đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho đại biểu HĐND nghiên cứu, thẩm tra (đại biểu HĐND được nhận tài liệu trước kỳ họp 5 ngày theo quy định), Thường trực HĐND chủ động đôn đốc các cơ quan gửi báo cáo,

tờ trình đúng lịch, kiên quyết từ chối các tờ trình và báo cáo gửi chậm so với kế hoạch đã thống nhất. Ví dụ tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh đã không tiến hành thẩm tra 4 dự thảo nghị quyết của UBND do không bảo đảm về thời gian gửi các Ban của HĐND thẩm tra, gửi các đại biểu HĐND nghiên cứu trước kỳ họp.

b) Công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Ngoài những vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương mà chính đại biểu HĐND tổng hợptìm hiểu được, một nguồn thông tin quan trọng để các đại biểu HĐND có cơ sở, tư liệu thực hiện trách nhiệm người đại biểu nhân dân của mình là những kiến nghị của cử tri mà đại biểu HĐND tiếp thu được qua các cuộc tiếp xúc cử tri. Để có thể tổng hợp trúng và đúng những vấn đề cử tri bức xúc để đưa ra chất vấn, Thường trực HĐND cùng các Ban của HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri trước mỗi kỳ họp. Công tác tiếp xúc cử tri trước mỗi kỳ họp luôn được Thường trực HĐND cùng các Ban của HĐND tỉnh Nghệ An quan tâm thực hiện và các đại biểu HĐND cũng thể hiện rất rõ trách nhiệm người đại biểu của mình qua việc thực hiện đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri. Thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh thời gian qua diễn ra nghiêm túc, đúng quy định.

Các cuộc tiếp xúc cử tri do HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức có nhiều đổi mới về hình thức, nội dung: Kế hoạch tiếp xúc cử tri được đăng tải trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Nghệ An để cử tri tham gia và giám sát, đa dạng đối tượng tiếp xúc, xuống tận thôn, xóm. Một số cuộc tiếp xúc cử tri đã bố trí cả đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã cùng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, công sức của cử tri; các ý kiến, kiến nghị sẽ được các đại biểu phân loại, giải trình đầy đủ. Nếu các câu hỏi của cử tri thuộc lĩnh vực công tác của mình hoặc về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà các đại biểu HĐND nắm vững thì các đại biểu trong đoàn tiếp xúc sẽ trả lời ngay để giải tỏa thắc mắc của cử tri; nếu những kiến nghị không thuộc lĩnh vực công tác của đại biểu HĐND thì đại biểu HĐND sẽ gửi tới đúng địa chỉ là các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Thường trực HĐND. Thường trực HĐND sau khi tổng hợp, phân loại kiến nghị sẽ chuyển các kiến nghị của cử tri tới các cơ quan chức năng để trả lời theo luật định. Văn bản trả lời của các cơ

các đơn vị cử tri có kiến nghị. Với những kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết, giải đáp không thỏa đáng, gây bức xúc kéo dài, phức tạp, có liên quan tới trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chức năng thì Thường trực HĐND sẽ tổng hợp, làm việc với UBND tỉnh, các cấp, các ngành liên quan đề nghị giải quyết và trả lời cho cử tri hoặc thống nhất quyết định có đưa vấn đề ra chất vấn tại phiên họp HĐND không. Cách làm này rất chặt chẽ bảo đảm cho mọi kiến nghị thắc mắc của cử tri được giải

quyết một cáchchu đáo và có trách nhiệm.

Qua tổng hợp kiến nghị của cử tri từ các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND trước các kỳ họp tỉnh Nghệ An cho thấy: Các kiến nghị của cử tri chủ yếu tập trung vào những vấn đề thiết thân nhất liên quan đến sinh hoạt, sản xuất, các chế độ, chính sách cơ bản trong đời sống dân sinh. Có thể thấy, nhiều trường hợp cử tri chỉ nêu các hiện tượng, sự việc gây khiến họ bức xúc, mà chưa xác định được câu hỏi đó thuộc trách nhiệm trả lời của cơ quan, cá nhân nào. Chính các đại biểu HĐND bằng chuyên môn, kỹ năng của mình xác định các kiến nghị đó nếu thuộc trách nhiệm lĩnh vực công tác của mình thì trực tiếp trả lời, nếu thuộc cơ quan, ban, ngành chuyên môn nào thì

tiếp nhận và chuyển đến cơ quan, ban, ngành đó. Bằng việc tiếp thu các kiến nghị của cử tri, đại biểu HĐND đã nhận trách nhiệm về việc kiến nghị của cử tri phải được trả lời, tới đúng người có trách nhiệm trả lời và việc trả lời đúng thời hạn theo luật định. Đồng thời đại biểu HĐND cũng báo cáo với Thường trực HĐND. Vai trò của người đại biểu HĐND thể hiện ở chỗ có thể giải đáp ngay những thắc mắc của cử tri, hoặc là cầu nối giữa cử tri với các cơ quan, ban, ngành, với HĐND để mọi thắc mắc, kiến nghị của cử tri đều được giải đáp một cách trọn vẹn (xem Phụ lục 2.2).

Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, những vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên môn của đại biểu thì đại biểu trực tiếp trả lời hoặcgiao cho các cơ quan có liên quan rà soát và xử lý (Ví dụ, ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri phường Cửa Nam thành phố Vinh trước kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND đã giao cho phường Cửa Nam và UBND thành phố Vinh xử lý ngay tình trạng bị ngập lụt khi mưa to ở khối 9, 12, 15; Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri phường Nghi Hương thị xã Cửa Lò đã trả lời ngay cử tri về vấn đề ngập úng nước tại sân golf Cửa Lò), những vấn đề khác, các đại biểu đều tiếp thu và hứa trước cử tri sẽ trình lên kỳ họp để HĐNDtỉnh chất vấn và các ngành phải trả lời tại kỳ họp (Ví dụ từ các kiến nghị của cử tri huyện Đô Lương qua

cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh, qua tìm hiểu, nghiên cứu, các đại biểu HĐND đã đưa ra những câu hỏi và Thường trực HĐND quyết định những vấn đề phải chất vấn tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh là tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2020; từ các kiến nghị của cử tri huyện Tương Dương qua cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh nêu ra vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh là việc thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng các công trình đường điện 35KW, thủy điện Khe Bố; từ các kiến nghị của cử tri huyện Nghi Lộc qua cuộc tiếp

xúc cử tri trước kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh, qua tìm hiểu, nghiên cứu, các đại biểu HĐND đã đưa ra những câu hỏi và Thường trực HĐND quyết định những vấn đề phải chất vấn tại kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh là tình trạng lạm thu và lạm dụng Quỹ bảo hiểm y tế, tình trạng ô nhiễm môi trường trên diện rộng, v.v.).

c) Công tác giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, hoạt động khảo sát do

Hội đồng nhân dân, Thường trựcHội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân

tổ chức

Hoạt động giám sát, khảo sát tập trung chủ yếu vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm được cử tri phản ánh, quan tâm nhiều hoặc liên quan đến việc thực hiện nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 56 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)