Giải pháp bảo đảm hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 99 - 141)

tỉnh Nghệ An

3.2.1. Hoàn thiện thể chế về hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Một là, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, cần tiếp tục hoàn

thiện quy định pháp luật về hoạt động chất vấn. Có thể thấy Quy chế hoạt động của HĐND được ban hành từ năm 2005 nên có một số quy định trong Quy chế hoạt động của HĐND 2005 chưa thật sự phù hợp với các quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015, Luật Tổ chức CQĐP 2015 về trách nhiệm của Thường trực HĐND trong các hoạt động: chuẩn bị, triệu tập kỳ họp HĐND; đôn đốc, kiểm tra và giám sát UBND cùng cấp, các cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương thực hiện nghị quyết của HĐND; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của HĐND; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân... Quy chế hoạt động là văn bản trong đó có quy định chi tiết về phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động chất vấn của đại

biểu HĐND tỉnh, vì vậy cần sớm nghiên cứu ban hành Quy chế hoạt động của HĐND phù hợp với Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015, Luật Tổ chức CQĐP 2015 thay thế Quy chế hoạt động của HĐND 2005. Về phía HĐND tỉnh Nghệ An, trước mắt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành mới Quy chế hoạt động của HĐND thay thế Quy chế hoạt động của HĐND 2005 thì dựa trên các quy định của Quy chế hoạt động của HĐND 2005 nói trên, trong nhiệm kỳ HĐND tỉnh Nghệ An

khóa XVII (2016-2021), HĐND tỉnh Nghệ An nên nghiên cứu ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương. Thể chế pháp luật về hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND không những cần đầy đủ, hoàn thiện mà còn phải có tính khả thi cao, tức những quy định pháp luật ấy giao "thực quyền" cho đại biểu HĐND - những thẩm quyền phù hợp với đặc điểm hoạt động của đại biểu HĐND. Riêng về quy trình chất vấn, pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện quy

định về các bước tiến hành trong quy trình thực hiện hoạt động chất vấn, bao gồm cả quy trình hậu chất vấn, chất vấn lại và thời hạn thực hiện.

Hai là, để hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND nâng cao được chất lượng thì

ngoài Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để đánh giá chất lượng đại biểu,các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét nghiên cứu ban hành quy định chung về khen thưởng những đại biểu có thành tích trong hoạt động giám sát bởi hiện nay chưa có văn bản quy định chung về khen thưởng đối với hoạt động này của đại biểu HĐND mà tùy từng địa phương có hướng dẫn riêng. Việc khen thưởng cũng cần kịp thời thì mới động viên, khuyến khích được hoạt động chất vấncủa đại biểu HĐND tỉnh.

Ba là, hiện nay mới chỉ có các quy định về tiêu chuẩn để được bầu làm đại biểu HĐND, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu HĐND mà chưa có các quy định vềđể thực hiện được các nhiệm vụ và quyền hạn ấy thì đại biểu HĐND cần đáp ứng những yêu cầu nào về trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, kinh nghiệm thực tiễn, v.v.. Vì vậy, cần cụ thể hóa năng lực đại biểu dân cử trong quy định pháp luật, xác định hiệu quả hoạt động của các vị đại biểu dân cử trên cơ sở xác định tiêu chí về năng lực đại diện của đại biểu hoặc xây dựng cơ chế đánh giá toàn diện của cử tri đối

Bốn là, chất vấn là thẩm quyền của đại biểu dân cử được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, là cơ sở cho hoạt động giám sát của HĐND. Hoạt động giám sát của HĐND không thể dựa trên nền tảng là những nhận định của Thường trực HĐND dựa trên ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm như quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015 về chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họpHĐND : "2. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND đề nghị HĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn". Ý

kiến, kiến nghị của cử tri là những vấn đề xã hội quan tâm rất đáng được đưa ra xem xét tại nghị trường song cần phải qua những "cầu nối" hợp pháp là các đạibiểu HĐND

- những người đại diện cho quyền, lợi ích, tiếng nói của nhân dân địa phương mà không thể chỉ là ý kiến chủ quan của một cơ quan hay cá nhân nào. Vì vậy, để đại biểu HĐND thực sự thực hiện quyền chất vấn của mình, nên quy định cách thức thực hiện thẩm quyền này theo hướng không xác định nội dung chất vấn mà để đại biểu HĐND trực tiếp hỏi về những nội dung mà đại biểu quan tâm. Chỉ quy định quyền của Thường trực HĐND trong việc xác định thời gian tiến hành phiên họp chất vấn tại mỗi kỳ họp HĐND.Đồng thời việc Thường trực HĐND lựa chọn vấn đề chất vấn tại kỳ họp HĐND tức là lựa chọn trước người trả lời chất vấn đã làm hạn chế quyền của đại biểu HĐND được chất vấn trực tiếp các chức danh do HĐND bầu. Khi đại biểu HĐND được trực tiếp chọn vấn đề chất vấn tức là đại biểu HĐND cũng được quyền chọn người trả lời chất vấn.

Năm là, điểm c khoản 3 Điều 61 Luật Tổ chứcHĐND và UBND 2003 quy định:

“HĐND ra nghị quyết về việc chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết”, đến khoản 5 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND 2015

vẫn quy định: “HĐND có thể ra nghị quyết về chất vấn”. Tuy nhiên vì chất vấn là một hình thức giám sátquan trọng góp phần đảm bảo cho HĐND hoạt động có thực quyền, hiệu quả và chất lượng nên sau mỗi phiên chất vấn, HĐND tỉnh Nghệ An đều cần ra

nghị quyết về chất vấn (nghị quyết của HĐND có thể là đồng ý với trả lời chất vấn, có thể là đưa ra những biện pháp khắc phục, thời gian khắc phục hoặc quy kết trách nhiệm của cơ quan hay cá nhân bị chất vấn) để quy kết rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, người trả lời chất vấn, tạo ra áp lực mang tính quy phạm buộc người trả lời chất

vấn phải thực hiện nghiêm túc lời hứa của mình, làm cơ sở cho HĐND, các đại biểu HĐNDvà đông đảo cử tri trong tỉnh theo dõi, giám sát việc thực hiện lời hứa tại phiên chất vấn của người bị chất vấn.Đồng thời cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi quy định liên quan đến hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn để có cơ chế xử lý phù hợp trong trường hợp người trả lời chất vấn đã đưa ra những lời hứa khắc phục, chấn chỉnh tình hình hoặc ban hành văn bản để điều chỉnh nhưng không thực hiện.

Sáu là, việc pháp luật quy định cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND khi đại biểu HĐND không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, không còn xứng đáng vớisự tín nhiệm của nhân dân (Điều 102 Luật Tổ chức CQĐP2015) là chưa thực sự phù hợp bởi có thể sẽ tạo ra áp lực cho đạibiểu HĐND trong việc bằng mọi cách phải bảo vệ lợi ích của cử tri, cho dù đó chỉ là lợi ích của một nhóm người mà không phải là lợi ích chung của cộng đồng hoặc trong trường hợp lợi ích của nhóm cử tri đi ngược lại lợi ích của địa phương. Do đó, để bảo vệ đại biểu HĐND trước áp lực của quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND của cử tri, để bảo đảm tính độc lập và quyền tự do phát biểu ý kiến, phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri của đại biểu HĐND, cần bổ sung quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với phát biểu củađại biểu HĐND ở các phiên chất vấn. Quyền miễn trừ của đại biểu cần được bắt đầu từ khi người trúng cử đại biểu HĐND chính thức được phê chuẩn tư cách đại biểu bởi Ủy ban bầu cử cấp tỉnh và kết thúc khi cuộc bầu cử đại biểu HĐND khóa mới tiếp theo được tiến hành mà đại biểu không tiếp tục tham gia ứng cử.

3.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của ảng đối với hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân

Cấp ủy Đảng ở địa phương cần phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND. Điều đó thể hiện ở việc nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí của hoạt động chất vấn HĐND trong quá trình dân

chủ hóa và minh bạch hóa đời sống xã hội. Từ đó quan tâm chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu đảng viên ưu tú ứng cử đại biểu HĐND,chọn ra được đảng viên thật sự có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng ưu tú, vượt trội, có bản lĩnh, có kỹ năngtrong công tác chất vấn.

song phải tôn trọng và phát huy vai trò, tính chất, nhiệm vụ của hoạt động chất vấn của HĐND, đại biểu HĐND. Tách bạch rõ mối quan hệ này giúp cho các cấp ủy Đảng đề ra chủ trương, đường lối sát đúng với vai trò, vị trí của mình; đồng thời HĐND, đại biểu HĐNDphát huy tính chủ động, sáng tạo, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng.

Trong quá trình lãnh đạo, các cấp ủy Đảng có cơ chế để Thường trực HĐND, các Ban củaHĐND tham gia những vấn đề liên quan. Định kỳ hằng quý, Thường trực cấp ủy cùng cấp cần có chế độ giao ban với Thường trực HĐND, UBND để bàn bạc, thống nhất các chủ trương, chính sách lớn của địa phương, thông qua hoạt động này, định hướng, cơ sở, phương pháp, chất liệu cho hoạt động chất vấn được xác định. Xây dựng cơ chế, mối quan hệ làm việc giữa các cấp ủy Đảng với HĐND và UBND ở các cấp,

bảo đảm cho mọi hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng.

3.2.3. ổi mới về nhận thức của xã hội và của đại biểu Hội đồng nhân dân về thực hiện thẩm quyền chất vấn

Thứ nhất, về nhận thức của xã hội. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ

máy nhà nước, nhân dân ta đã phải tự lực xây dựng và đi lên từ rất nhiều khó khăn, thách thức, cùng với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, đã có thời kỳ hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh chỉ được hiến định từ bản Hiến pháp năm

1980. Và cũng có thời kỳ, các đại biểu HĐND chỉ tập hợp để làm nhiệm vụ đại biểu tại các kỳ họp trong năm và toàn bộ đại biểu hoạt động kiêm nhiệm. Hoạt động thảo luận, tranh luận, chất vấn về những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại biểu HĐND ít được thực hiện mà chủ yếu các đại biểu nghe báo cáo công tác của các đối tượng giám

sát và biểu quyết thông qua những nghị quyết đã được Thường trực HĐND chuẩn bị sẵn. Thực tế ấy là một trong những nguyên nhân khiến có thời kỳ vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của đại biểu HĐND trong hoạt động chất vấn và bản thân tác

dụng của hoạt động chất vấn bị lu mờ.

Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự dần hoàn thiện của hệ thống pháp luật, yêu cầu đặt ra của dân chủ hóa đời sống xã hội và đòi hỏi của việc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã dẫn đến sự đổi mới của hoạt động chất

vấn trong cả quy định pháp luật lẫn thực tiễn hoạt động. HĐND đã từng bước khẳng định vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại biểu HĐND dần từng bước khẳng định vai trò là người đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của nhân dân địa phương và dần lấy được lòng tin của người dân. Số đại biểu chuyên trách tăng lên,

hoạt động chất vấn được đổi mới và hoàn thiện cả về nội dung và phương thức thực hiện, đặc biệt các phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử tri trong tỉnh.Sự quan tâm của cử tri đến các phiên chất vấn HĐND tỉnh sẽ là động lực giúp cho hoạt động chất vấn ngày càng đi vào nền nếp, hướng tới hiệu lực, hiệu quả, các đại biểu HĐND buộc phải ý thức hơn về trách nhiệm đại diện của mình và chuyển hóa ý thức đó vào hoạt động thực tiễn. Sự quan tâm của cử tri tới hoạt động chất vấn càng cao sẽ càng tạo áp lực buộc các chủ thể liên quan đến hoạt động nàyphải tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện kỹ năng để đáp ứng đòi hỏi của cử tri, của chính hoạt động chất vấn. Để nâng cao nhận thức của người dânđối với hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND, có thể sử dụng các biện pháp như tuyên truyền, phổ biến, song tốt nhất và hiệu quả nhất vẫn là đại biểu HĐND phải làm thật tốt trách nhiệm, quyền hạn đã được pháp luật quy định về hoạt động chất vấn.

Thứ hai, về nhận thức của các đại biểu HĐND, có một thực tế là ở HĐND tỉnh

Nghệ An vẫn còn có những đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐND và của cá nhân đại biểu, e ngại, thiếu tự tin, ngại va chạm trên diễn đàn trong hoạt động giám sát, chất vấn, cũng như trong tiếp xúc cử tri. Đại biểu HĐND chưa sử dụng tối đa thẩm quyền mà mình được trao như có đại biểu trong cả nhiệm kỳ chưa một lần tham gia phát biểu tại các kỳ họp. Điều đó đã gây ảnh hưởng nhất định đến mức độ thực hiện chức năng đại diện của HĐND và đại biểu HĐND đối với cử tri trong tỉnh nói chung và tới hiệu lực của hoạt động chất vấn nói riêng. Vì vậy, các đại biểu cần ý thức rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả thẩm quyền được trao. Giải pháp nâng cao nhận thức của đại biểu HĐND tỉnh đối với việc thực hiện thẩm quyền của mình trong hoạt động chất vấn chỉ có thể thực hiện khi xây dựng được một cơ chế đánh giá toàn diện của cử tri đối với hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh. Sự đánh giá, ghi nhận của cử tri đối với kết quả hoạt

3.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm và kỹ năng chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Trình độ, năng lực đại biểu HĐND là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử. Vì vậy trong công tác bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An cần thực sự coi trọng việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu; việc xây dựngcơ cấu đại biểu cần cân nhắc làm thế nào vừa đảm bảo tính cơ cấu (vùng miền, dân tộc, tôn

giáo, các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng…), vừa đảm bảochất lượng đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn năng lực. Vì chất lượng đại biểu là gốc, là cái căn bản, phải tạo cho cử tri có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được những đại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 99 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)