Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố đà nẵng (Trang 103 - 105)

3.2.3.1. Về điều kiện kinh tế - xã hội

Đà Nẵng là một đô thị trẻ, năng động do đó đòi hỏi CBCCVC của TP nói chung và người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận nói riêng phải nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý. Kết quả khảo sát cho thấy có 97,1% ý kiến đánh giá KT - XH của TP Đà Nẵng “rất tốt” và “tốt”, đồng thời có 59,8% ý kiến đánh giá sẽ

94

“ảnh hưởng tích cực” đến năng lực của người đứng đầu CQCM (xem Bảng 2.24, 2.25 Phụ lục 2).

3.2.3.2. Đặc thù quản lý nhà nước đối với đô thị

Hiện nay “việc tách bạch giữa chức năng QLNN với chức năng cung cấp dịch vụ công, giữa cơ quan QLNN với đơn vị sự nghiệp chưa rõ ràng, hiệu quả” [82]. Sự phối hợp trong quản lý ngành và lãnh thổ có lúc thiếu đồng bộ; việc phân cấp, ủy quyền cho CQCM cần được nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy có 82,8% ý kiến cho rằng thực trạng đặc thù QLNN hiện nay là “tốt”; 7% ý kiến đánh giá “rất tốt”, 9,5% ý kiến đánh giá “chưa tốt”. Thực tế này đòi hỏi phải tổ chức bộ máy CQĐT để đảm bảo cho việc QLNN và cung ứng dịch vụ công được thực hiện tập trung, thống nhất, nhanh nhạy, giảm thiểu các tầng nấc trung gian và thực sự hiệu lực, hiệu quả (xem Bảng 2.25 Phụ lục 2).

3.2.3.3. Văn hóa công sở

Căn cứ quy định của Bộ Nội vụ, TP Đà Nẵng triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của CBCCVC và người lao động với phương châm “Xây dựng VHCS đồng thời với đẩy mạnh CCHC và gắn liền với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Qua khảo sát của NCS có 9,3% ý kiến nhận xét việc thực hiện VHCS của người đứng đầu CQCM là “rất tốt”, 76,5% ý kiến nhận xét “tốt” và 55,8% ý kiến cho rằng “ảnh hưởng tích cực” (55,8%) đến năng lực của đội ngũ công chức này (xem Bảng 2.26 Phụ lục 2). Điều này cũng tương đồng với kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa CBCC và lãnh đạo cơ quan HCNN TP Đà Nẵng với CBCC là 76% ý kiến cho rằng tốt, thân thiện và công chức lãnh đạo là 66% [5, tr.57].

3.2.3.4. Hội nhập quốc tế, CCHC và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Thành phố đã xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 trên các lĩnh vực. Có 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp (tỷ lệ của cả nước là 65%); 100 % người đứng đầu sử dụng hộp thư điện tử (tỷ lệ công chức của cả nước có hộp thư điện tử công vụ là 97,25%) [113]. Một số địa phương trong đó có Đà Nẵng “đã có những mô hình hay, sáng kiến mới được nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả... các chỉ số đo lường, đánh giá kết quả tác động của CCHC được ban hành và triển khai thực hiện” [113]. Thành phố đã triển khai việc đánh

95

giá chỉ số CCHC, chỉ số ứng dụng CNTT, chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp quận (DDCI) đối với UBND các quận. 100% người đứng đầu CQCM này có trình độ từ tin học văn phòng, chứng chỉ B đến cử nhân ngoại ngữ nên đáp ứng cơ bản các yêu cầu đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy có 62,8% ý kiến đánh giá trình độ ngoại ngữ của người đứng đầu CQCM ở cả 4 khối là “tốt” và 42,3% ý kiến đánh giá yếu tố này “ảnh hưởng tích cực” đến năng lực của họ. Ý kiến nhận xét trình độ tin học của người đứng đầu giữa các khối tương đối giống nhau, ở mức “rất tốt” và “tốt” (7% và 80,5%), 52,8% cho rằng thực trạng này ảnh hưởng tích cực đến năng lực đội ngũ công chức này (xem Bảng 2.27 và 2.28 Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố đà nẵng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)