Ưu điểm 1

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố đà nẵng (Trang 118 - 124)

3.4.1.1. Đối với các tiêu chí cấu thành năng lực a) Về kiến thức

BTV Thành ủy đã đánh giá đội ngũ cán bộ của thành phố, trong đó có người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận “có những chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trình độ năng lực lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên... được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và LLCT” [78]. Điều đó thể hiện qua số liệu 100% người đứng đầu CQCM có trình độ chuyên môn, QLNN, ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD và ĐT [91], Bộ TT và TT [102] và cao hơn mặt bằng công chức của cả nước; 68% số người được bồi dưỡng

109

kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Bộ Nội vụ “trình độ LLCT, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... của đội ngũ CBCCVC có nhiều tiến bộ, cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện...” [101].

- Về kiến thức quản lý chuyên ngành, các trưởng phòng thuộc các khối: QLĐT, nội chính - tổng hợp, kinh tế có trình độ chuyên môn phù hợp, cơ bản đảm bảo đúng theo khung lý thuyết mà NCS đã đề xuất trong Chương 2 và mức độ đáp ứng năng lực từ cấp độ 4 là 6/38, tỷ lệ 15,7%, tiệm cận cấp độ 4 là 29, tỷ lệ 76,3%.

- Về kiến thức thực tiễn chung và thực tiễn đặc thù, giữa các nhóm trưởng phòng của 4 khối có sự tương đồng về mức độ đáp ứng cơ bản tiệm cận cấp độ 4 là 90,1%.

b)Về kỹ năng

UBND TP Đà Nẵng tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng chất lượng cao, mời các chuyên gia quốc tế đến giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm cho CBCCVC, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm giải quyết những vấn đề mới đặt ra [154]. Do vậy, kỹ năng quản lý, điều hành và khả năng thực thi công vụ của đội ngũ công chức từng bước được nâng cao [126]. Qua khảo sát 22 kỹ năng giữa 4 nhóm trưởng phòng có trị số trung bình đạt ở cấp độ 3, trong đó có 21 kỹ năng tiệm cận cấp độ 4 tương đối cao, chiếm tỷ lệ 95,5%, xem Hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1: Hình biểu thị kết quả khảo sát điểm trung bình của các kỹ năng của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng

110

c)Về thái độ

BTV Thành ủy Đà Nẵng đánh giá “hầu hết người đứng đầu các cấp của các cơ quan, đơn vị chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng. Quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng..., có phẩm chất đạo đức trong sáng, gần gũi và có uy tín với Nhân dân... dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” [78]. Hầu hết đội ngũ công chức này chủ động cải tiến lề lối và phong cách làm việc; tiếp công dân thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Luật tiếp công dân [130]. Chỉ đạo và kiểm tra công chức trong việc giải quyết công việc, kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp đối với các công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Theo khảo sát, ý kiến nhận xét đánh giá mối quan hệ cấp trên và đồng nghiệp của người đứng đầu CQCM ở mức “rất tốt” và “tốt” chiếm 97,5% (so với mối quan hệ giữa lãnh đạo và CBCC TP Đà Nẵng là 89% CBCC) [5, tr.57]. Kết quả khảo sát cho thấy 7/11 tiêu chí về thái độ đạt cấp độ chuẩn là cấp độ 4 (tỷ lệ 63,6%), xem Hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2: Hình biểu thị kết quả khảo sát điểm trung bình của các tiêu chí biểu hiện thái độ của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng

111

3.4.1.2.Về kết quả thực hiện nhiệm vụ

a) Về quản lý tổ chức: Người đứng đầu CQCM xây dựng, ban hành và cơ bản thực hiện đúng quy chế làm việc, các quy chế khác và các quy định hiện hành của pháp luật cũng như của UBND quận. “Chỉ đạo thực hiện việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập hằng năm theo quy định; quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả” [125].

b) Về quản lý công chức: Người đứng đầu CQCM phân công công việc cho phó trưởng phòng, công chức thuộc quyền theo đề án VTVL. Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; tạo điều kiện để công chức tham gia các lớp ĐTBD; thi nâng ngạch, chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện các chế độ, chính sách; tăng thu nhập ngoài lương; chủ trì, phối hợp với công đoàn cơ quan thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị mình.

c) Về quản lý chuyên môn: “Công tác tham mưu cho UBND quận được chú trọng. Hiệu lực, hiệu quả QLNN ngày càng được tăng cường, các chủ trương, nghị quyết của quận ủy được cụ thể hóa, tập trung thực hiện có trọng tâm, trọng điểm”

[126]. “Việc ứng dụng có hiệu quả CNTT trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông” [125]. Xây dựng, áp dụng và công bố Hệ thống quản lý chất lượng. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn và sớm hẹn ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Số lượng văn bản đến được giải quyết bình quân trong 5 năm khá lớn. Người đứng đầu CQCM tham mưu UBND quận hoặc tự mình ban hành văn bản số lượng ngày càng nhiều, không để xảy ra tình trạng sai thẩm quyền và nội dung. Có trên 90% người được khảo sát hài lòng với việc tham mưu giải quyết công việc của nhóm Trưởng Phòng QLĐT.

d) Tác động: Nhiệm kỳ 2015 - 2020, đội ngũ người đứng đầu CQCM cùng với đội ngũ CBCCVC các quận đã góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh quốc phòng, chuẩn bị tiền đề để thí điểm mô hình tổ chức CQĐT.

Từ những kết quả đạt được nêu trên nên số lượng người đứng đầu CQCM hoàn thành nhiệm vụ tốt trở lên chiếm tỷ lệ cao. Kết quả bỏ phiếu của HĐND quận có phiếu tín nhiệm cao ở nhóm cao nhất lần lượt là Trưởng Phòng TC - KH,

112

Trưởng Phòng LĐ - TB và XH, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng UBND quận. Số công chức lãnh đạo này được quy hoạch chức vụ cao hơn tăng. Tỷ lệ công chức trẻ, công chức nữ trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 được quy hoạch vượt tỷ lệ quy định (xem các Bảng 3.43 đến 3.46 Phụ lục 3).

3.4.1.3. Về nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận

- Việc ban hành các văn bản quy định về vị trí, vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu CQCM từng bước được hoàn thiện làm cơ sở cho đội ngũ công chức này thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ hoạt động của cơ quan, đơn bị được kiện toàn, khắc phục tình trạng chồng chéo” [82].

- Việc phê duyệt đề án VTVL của UBND các quận, trong đó có VTVL và KNL của người đứng đầu CQCM đã xây dựng được cơ sở pháp lý làm căn cứ để quản lý, bổ nhiệm, đánh giá người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận.

- Chính phủ đánh giá: “Các quy định về CBCCVC được tiếp tục hoàn thiện đồng bộ trên tất cả các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá, ĐTBD, nâng ngạch, thăng hạng” [113]. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khẳng định: “Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC có nhiều đổi mới; đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế” [113].

- “Mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức tham mưu, thi hành công vụ, trưởng, phó phòng chuyên môn và cấp phó người đứng đầu các cơ quan hành chính đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới phương thức quản lý, đánh giá công chức” [154]. Công tác đánh giá, nhận xét công chức “từng bước được khắc phục tình trạng nể nang, ngại va chạm, trách nhiệm người đứng đầu được đề cao” [78].

- Công tác ĐTBD được Chính phủ, thành phố và các quận “đổi mới, phân công, phân cấp rõ ràng hơn” [113] và đã cử người đứng đầu CQCM tham gia nhiều lớp ĐTBD để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Số lượng công chức được quy hoạch tương đối dào và cơ bản đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai. “Việc phát hiện, tạo nguồn cũng như công tác ĐTBD

113

cán bộ có những cách làm mới, thể hiện sự linh hoạt, gắn kết tính hiệu quả, chất lượng, chuyên nghiệp giữa các khâu: quy hoạch - đào tạo - bổ nhiệm” [78] góp phần cùng cả nước có “số lượng cán bộ được quy hoạch khá dồi dào, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ” [101].

- Việc bổ nhiệm người đứng đầu CQCM được thực hiện “đúng quy định, đúng quy trình, thẩm quyền, công khai, minh bạch và khách quan... đa số công chức được bổ nhiệm đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi bổ nhiệm, trình độ chuyên môn, bồi dưỡng QLNN, tin học, ngoại ngữ” [82].

- Công tác luân chuyển người đứng đầu về các phường và các cơ quan khác của quận tạo ra động lực mới và môi trường rèn luyện. Nghiên cứu của Tổ chức OECD cũng đã đánh giá giải pháp về luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác có thể giúp nâng cao năng lực của công chức vì thông qua đó sẽ làm giảm yếu tố thân quen, “cánh hẩu” giữa công chức (đặc biệt là lãnh đạo chính quyền địa phương) với các doanh nghiệp địa phương, các CBCC khác ở địa phương [167].

- Chính phủ đã chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính [113]. UBND TP Đà Nẵng ban hành chính sách đặc thù đối với công chức không tái cử, nghỉ hưu trước tuổi. “Bước đầu sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho CBCC gắn với kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng” [82].

- Việc khảo sát mức độ hài lòng trên một số lĩnh vực đã phản ánh một cách khách quan đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ công của người đứng đầu CQCM.

- BTV Thành ủy Đà Nẵng đánh giá: “Số lượng, chất lượng và hiệu quả các cuộc kiểm tra đối với từng bước được nâng lên, góp phần ngăn ngừa và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót khi mới phát hiện, hạn chế tiêu cực, giảm sai phạm của cán bộ, đảng viên” [78].

- Công tác phối hợp giữa cấp uỷ nơi công tác với cấp uỷ nơi cư trú của người đứng đầu CQCM ngày càng chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, giám sát, giáo dục đảng viên.

114

- Qua khảo sát, các ý kiến được hỏi về môi trường làm việc, có 10 yếu tố đều có tỷ lệ đánh giá tốt là từ 76% - 88%; trên 45% người khảo sát cho rằng tất cả 10 yếu tố đều có ảnh hưởng tích cực.

- Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử đã đạt được kết quả quan trọng [113].

“Hiện đại hóa nền hành chính có thể được xem là điểm sáng nhất trong công tác CCHC của thành phố…, thể hiện qua việc TP liên tục đứng đầu 10 năm Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT do Bộ TT và TT tổ chức. Thành phố đã cơ bản xây dựng thành công các thành tố chính của Chính phủ điện tử…” [154]. Việc đánh giá, xếp hạng chỉ số ứng dụng CNTT, CCHC, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp quận (DDCI) trong các năm qua đã tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích người đứng đầu CQCM nâng cao năng lực trên các lĩnh vực này.

- TP Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng Phần mềm quản lý CBCCVC nên “từng bước hình thành cơ sở dữ liệu CBCC, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện chế độ, chính sách…” [113] như Chính phủ đánh giá. Các địa phương bước đầu quan tâm đến công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe công chức.

- Người đứng đầu CQCM có tư duy năng động, sáng tạo; phong cách lãnh đạo dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc làm việc có, kinh nghiệm quản lý và “có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật” [127]. Nhận định này phù hợp với đánh giá của Bộ Nội vụ “đa số CBCCVC có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong mội trường quốc tế” [101].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố đà nẵng (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)