Ở Phương Tây cổ đại, Hy Lạp cổ chia ra nhiều thành bang như Athens, Sparta, Thebes… Trong đó thành bang Sparte chú trọng đến rèn luyện thể chất, chủ yếu rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản (KNVĐCB) cho trẻ em từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm. Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của môi trường xung quanh thì để nuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dục (GD) chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ chế tác động của các bài tập rèn luyện KNVĐCB do đó đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuần thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó họ đã biết liên kết các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cụ thể, cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền…thành một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của nền GD này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu. [36]
Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha con P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu GD thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài tập tăng cường và phát triển thân thể. Theo ý kiến của ông: củng cố và tăng cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung (thí dụ: bài tập đi bộ kết hợp với bật nhảy, các bài tập thăng bằng…). Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý trong khi thực hiện các VĐ đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ thăng bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản. [36]
công lớn trong việc biên soạn các bài tập rèn luyện KNVĐCB. Theo ông, những bài tập thể dục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể. Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó. [36]
Những năm 60 của thế kỉ XIX, P.Ph. Lexgáp dựa trên những quan điểm khoa học biện chứng, ông đã nghiên cứu hệ thống các bài tập Giáo dục thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khỏe của bài tập thể chất. Ông cho rằng sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và hoạt động sáng tạo. Lexgáp nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng tới sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc. Theo Lexgáp, người giáo viên mầm non phải tiến hành có hệ thống các tiết học, trong quá trình dạy học cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng hóa chúng. Những lí luận của Lexgáp là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học Giáo dục thể chất cho trẻ em sau này [32].
A.I. Bưcốpva nghiên cứu vấn đề phát triển vận động của trẻ mầm non. Tác phẩm “Rèn luyện cơ thể trẻ” và “Sự phát triển vận động cơ bản của trẻ MN” của bà và E.G. Levi – Gorinhépxkaia đã giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng hệ thống bài tập thể chất phù hợp với trẻ mầm non. Tác giả đã chứng minh và đưa ra quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành. [32]
Milica Duronjić, Đại học Catholic, Bỉ, nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình giáo dục thể chất đến phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo rối loạn phổ tự kỹ, công trình nghiên cứu đã góp phần cải thiện vận động và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo rối loạn phổ tự kỷ, vì vậy việc trẻ tham gia vào một hoạt động thể chất ít nhất hai lần một tuần sẽ cải thiện kỹ năng vận động và xã hội của trẻ có thể giúp phát triển một cách bình thường trong tương lai.
vận động cơ bản ở trẻ em và thanh thiếu niên: Việc thành thạo các kỹ năng vận động cơ bản góp phần cho trẻ em phát triển thể chất, nâng cao nhận thức và xã hội, đây là nền tảng cho trẻ một lối sống lành mạng và năng động. Nghiên cứu thực hiện cải tiến các kỹ năng cụ thể theo ngữ cảnh và các môn thể thao, chúng bao gồm vận động (ví dụ: chạy và nhảy), điều khiển hoặc điều khiển đối tượng (ví dụ: bắt và ném) và các kỹ năng ổn định (ví dụ: giữ thăng bằng và vặn).
Nghiên cứu của Nasheeda (2008) thực hiện tại Hồng Kong về giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu niên cho thấy ở lứa tuổi này, trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội. Lúc này, trẻ cho rằng chúng không thể truyền đạt những gì chúng muốn với cha mẹ, GV và người lớn, thường cảm thấy bản thân nằm giữa xung đột và tranh luận. Những tình huống đó khiến trẻ căng thẳng, tức giận, tự ti, dẫn đến kết quả học tập thấp và có những hành vi gây rối ở trường học cũng như ở nhà. Chương trình giáo dục kỹ năng sống với các kỹ năng cơ bản để phát triển cá nhân và xã hội sẽ giúp trẻ ứng phó với những thách thức ngày trong đời sống. Thông qua đó, trẻ biết được cách thức tốt hơn để giao tiếp với người khác, nâng cao sự tự tin, học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình, trưởng thành hơn, thích và biết đưa ra những lựa chọn và quyết định đúng đắn.
Theo MOE (2006), để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, GV cần sử dụng các phương pháp dạy và học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và học kỹ năng sống thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thấy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học.
Như vậy, vấn đề giáo dục thể chất nói chung và phát triển kỹ năng vận động cơ bản, kỹ năng sống nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Mặc dù theo đuổi những mục đích khác nhau nên có những quan điểm khác nhau nhưng hầu như tất cả mọi nền văn minh, mọi tác
giả đều thừa nhận vai trò to lớn của việc phát triển kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng sống cho trẻ mầm non.