Thực trạng các điều kiện đảm bảo và sử dụng các trò chơi vận động

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 7) tại một số trường tiểu học nội thành, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 83)

động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) trong giảng dạy môn thể dục tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3.1. Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất ở các trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình GDTC chính khóa: Các Trường tiểu học nội thành TP.HCM qua khảo sát cho thấy đã thực hiện đúng chương trình chính khóa cho HS về nội dung, số giờ và quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó:

- Đối với lớp 1: học Thể dục 1 tiết/ tuần, - Đối với các lớp 2,3,4,5 học 2 tiết/tuần

- Mỗi tiết 35 đến 40 phút, tuy nhiên chất lượng không cao do hạn chế về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu.

Chương trình ngoại khóa GDTC: Hoạt động ngoại khóa ở các trường tiểu học chưa được chú trọng, không có hình thức hoạt động ngoại khóa nào cụ thể và thường xuyên. Hình thức hoạt động ngoại khóa của các em chủ yếu tự chơi theo cá nhân hoặc từng nhóm một cách tự do.

3.1.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thể dục

Theo quy định của Bộ GD&ĐT không có biên chế cho vị trí cho giáo viên dạy thể dục tại các trường phổ thông, nên số lượng giáo viên dạy thể dục được biên chế rất thấp, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng. Kết quả khảo sát tại bảng 3.10 cho thấy, số lượng giáo viên thể dục đều có trình độ đảm bảo trình độ từ cao đẳng đến đại học, tuy nhiên cả 3 trường đều không đảm bảo tỷ lệ số lượng giáo viên thể dục / số lượng HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bảng 3.10. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thể dục

TT Trường Tiểu học

Giới tính Số lượng

Trình độ

Số lượng giáo viên / HS Nam Nữ biên chế kiêm nhiệm hợp đồng Chuẩn quy định Thực tế 1 Chính Nghĩa 3 2 2 2 1 Đại học 1/400 1/ >700 2 Kết Đoàn 2 1 1 1 1 Cao đẳng 1/400 1/600

3 Lương Định Của 2 1 1 1 1 Đại học 1/400 1/600

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

3.1.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất và không gian phục vụ cho môn thể dục của học sinh

Kết quả khảo sát về thực trạng cơ sở vật chất và không gian tại các trường được trình bày chi tiết tại bảng 3.11. Qua khảo sát cho thấy: Diện tích sân chơi sân tập / HS theo chuẩn quy định đều không đảm bảo dành từ 2.0-2.5m2 / HS.

trường. Do các trường ở trong khu vực nội thành nên khuôn viên nhỏ hẹp, không đủ diện tích sân tập cho HS.

+ Nhà tập thể chất (nhà tập đa năng) chưa có trường nào trong 3 trường có nhà tập đa năng cho HS tham gia tập luyện.

+ Các dụng cụ tập luyện các môn thể thao tại các trường được trang bị đa dạng phong phú, phục vụ tốt nhu cầu tham gia học tập luyện cho các em HS

Bảng 3.11. Thực trạng cơ sở vật chất và không gian phục vụ cho môn thể dục của học HS

TT Trường Tiêu chuẩn quy định Chính Nghĩa

(>2000 HS) (>1000 HS) Kết Đoàn Lương Định Của (>2000 HS) Nội dung Cơ sở vật chất SL Diện tích (m2) Quy cách tiêu chuẩn SL Diện tích (m2) Quy cách tiêu chuẩn SL Diện tích (m2) Quy cách tiêu chuẩn

Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt

1 Diên tích sân chơi/ HS 2.5m2.0-2 1.25 0 1.36 0 1.22 0

2 Sân tập: ≥ 30% diện tích trường 1 > 400 x - 1 < 300 - 0 1 >300 x 3 Nhà tập thể chất (nhà đa năng) 15 x 25 x 11m 1 0 0 0 4 Dụng cụ tập luyện: - Bóng nhựa (quả) 70 x 30 x 40 x - Cầu lông (vợt) 14 x 0 7 x - Đá cầu (quả) 50 x 20 x 40 x - Dây nhảy 20 x 15 x 25 x - Bóng đá 12 x 5 x 9 x - Cờ vua 10 x 3 x 7 x - Bàn bóng bàn 2 x 0 1 x - Bóng rổ (quả) 20 x 0 10 x - Các dụng cụ khác 40 x 40 x 35

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

3.1.3.4. Thực trạng trò chơi vận động được sử dụng ở trường tiểu học nội thành Thành phố Hồ Chí Minh

Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.12 cho thấy, 31 TCVĐ đều được các GV tiểu học biết đến, trong đó đạt trên 50% ý kiến chọn đối với 25/31 TCVĐ.

Tuy nhiên mức độ tổ chức thực hiện không cao, TCVĐ được các GV sử dụng thường xuyên nhất là trò Bịt mắt bắt dê, Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Chạy tiếp sức đạt tỉ lệ trên 60%; số trò chơi mà GV chưa bao giờ tổ chức cho HS chơi là trò Cái lược (Indonesia), Chi chi chành chành, Hoàng anh, Hoàng Yến, Nhóm ba, nhóm bảy, đạt tỉ lệ trên 50%.

Qua phỏng vấn, điều tra đa số giáo viên đều cho rằng việc sử dụng các TCVĐ trong GDTC cho HS là điều cần thiết, nhưng trên thực tế việc tổ chức khai thác những TCVĐ như thế nào để mang lại hiệu quả thì các GV còn rất lúng túng, đa số GV tập trung tổ chức sử dụng như là hình thức tổ chức hoạt động tập thể, tổ chức mang tính chất báo cáo có thực hiện.

Bảng 3.12: Thực trạng sử dụng TCVĐ của giáo viên trong giáo dục thể chất cho HS

TT Tên trò chơi GV biết đến TCVĐ (n=11) Rất thường xuyên Thường

xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi

Chưa sử dụng

1 Bịt mắt bắt dê 100,0% 18.2 54.5 27.3 0 0

2 Cái lược (Indonesia) 18,2% 0 9.1 18.2 18.2 54.5

3 Chạy đổi chỗ, vỗ tay

nhau 54,5% 10 54.5 35.5 0 0

4 Chạy tiếp sức 72,7% 14.1 56.9 29 0 0

5 Chuyền đồ vật 54,5% 7 14.5 44.5 34 0

6 Chạy theo hình tam giác 54,5% 0 22.5 44.5 33 0

7 Chi chi chành chành 18,2% 0 9.1 18.2 18.2 54.5

8 Chó sói và bầy cù 54,5% 0 33 44 23 0

9 Cướp cờ 54,5% 0 33 44 23 0

10 Diệt các con vật có hại 54,5% 0 9.1 36.4 9.1 45.5

11 Hoàng anh, Hoàng Yến 9,1% 0 6.1 21.2 18.2 54.5

12 Kéo cưa, lừa xẻ 54,5% 15.0 22.0 40.0 23.0 0.0

13 Mèo đuổi chuột 45,5% 19.0 21.0 37.0 23.0 0.0

14 Ném trúng đích 54,5% 12.0 15.0 30.0 23.0 20.0

15 Ném bóng vào rổ 54,5% 18.5 22.0 36.5 23.0 0.0

17 Người què đuổi bắt 36,4% 0 5.0 33.0 32.0 30.0 18 Sẵn sàng chờ lệnh 54,5% 9.0 11.0 27.0 27.0 26.0 19 Thi xếp hàng 72,7% 0.0 5.0 33.0 32.0 30.0 20 Trốn tìm 63,6% 7.0 11.5 27.5 30.0 28.0 21 Trồng nụ, trồng hoa 54,5% 5.0 12.0 28.0 33.0 30.0 22 Tung bóng vào đích 54,5% 13.0 13.0 28.0 24.0 22.0 23 Chuyền bóng tiếp sức 63,6% 11.0 13.0 28.0 24.0 24.0

24 Nhảy đúng nhảy nhanh 72,7% 0 5.0 33.0 32.0 30.0

25 Tâng cầu 54,5% 0 5.0 29.0 33.0 33.0 26 Nhảy ô tiếp sức 72,7% 0 5.0 33.0 32.0 30.0 27 Nhóm ba, nhóm bảy 9,1% 0 6.1 21.2 18.2 54.5 28 Lò cò tiếp sức 54,5% 1.0 10.0 29.0 30.0 30.0 29 Ai khỏe ai khéo 63,6% 9.0 11.0 27.0 27.0 26.0 30 Lăn bóng 63,6% 3.0 12.5 28.5 36.0 32.0 31 Đuổi bắt 72,7% 1.0 13.0 29.0 39.0 34.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiểu kết mục tiêu 1

Qua kết quả đánh giá thực trạng thể lực và KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành TP.HCM nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau:

-Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của HS theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT:

Đối với HS 6 tuổi

- Tỷ lệ HS nam đạt xếp loại “Tốt” chiếm 19.3%, xếp loại “Đạt” chiếm 31.4%. Tỷ lệ HS nam xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 49.3%.

- Tỷ lệ HS nữ đạt xếp loại “Tốt” chiếm 16.2%, xếp loại “Đạt” chiếm 31.3%. Tỷ lệ HS nữ xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 52.5 %.

Đối với HS 7 tuổi

- Tỷ lệ HS nam đạt xếp loại “Tốt” chiếm 18.0%, xếp loại “Đạt” chiếm 32.3%. Tỷ lệ HS nam xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 49.7%.

- Tỷ lệ HS nữ đạt xếp loại “Tốt” chiếm 19.6%, xếp loại “Đạt” chiếm 33.3%. Tỷ lệ HS nữ xếp loại “Chưa đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 47.1 %.

chung của HS là chưa tốt. So sánh theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT thì xếp loại tốt còn rất ít, phần lớn là loại đạt và chưa đạt. Như vậy, nhà trường cần kịp thời có giải pháp thích hợp để khắc phục thực trạng trên cũng như khơi gợi hứng thú trong giờ học GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa cho HS.

- Về KNS của HS, qua phân tích cho thấy CBQL, GV tiểu học và Phụ huynh HS đều đánh giá KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM ở mức yếu. Trong đó: Kết quả đánh giá trung bình của CBQL, GV về KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM là 2.41 điểm (mức độ yếu). Trong đó KN vệ sinh, dinh dưỡng (2.67 điểm) và KN vận động (2.65 điểm) được đánh giá mức trung bình, các KN còn lại đều ở mức yếu. Kết quả đánh giá trung bình của Phụ huynh HS về KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM là 2.35 điểm (mức độ yếu). Trong đó KN sử dụng CNTT cơ bản (2.64 điểm) được đánh giá mức trung bình, các KN còn lại đều ở mức yếu.

- Về các điều kiện đảm bảo và sử dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) trong giảng dạy môn thể dục tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát cho thấy:

+ Số lượng giáo viên thể dục đều có trình độ đảm bảo trình độ từ cao đẳng đến đại học, tuy nhiên cả 3 trường đều không đảm bảo tỷ lệ số lượng giáo viên thể dục / số lượng HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+Thực trạng diện tích sân chơi sân tập / HS theo chuẩn quy định đều không đảm bảo dành từ 2.0-2.5m2 / HS. Sân tập có diện tích cũng rất hạn chế so với số lượng HS của mỗi trường. Do các trường ở trong khu vực nội thành nên khuôn viên nhỏ hẹp, không đủ diện tích sân tập cho HS. Nhà tập thể chất (nhà tập đa năng) chưa có trường nào trong 3 trường có nhà tập đa năng cho HS tham gia tập luyện. Các dụng cụ tập luyện các môn thể thao tại các trường được trang bị đa dạng phong phú, phục vụ tốt nhu cầu tham gia học tập luyện cho các em HS.

- Thực trạng sử dụng TCVĐ qua khảo sát cho thấy các GV tiểu học đều biết đến các TCVĐ cho HS. Tuy nhiên mức độ tổ chức thực hiện không cao, TCVĐ được các GV sử dụng thường xuyên nhất là trò Bịt mắt bắt dê, Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Chạy tiếp sức đạt tỉ lệ trên 60%; số trò chơi mà GV chưa bao giờ tổ chức cho HS chơi là trò Cái lược (Indonesia), Chi chi chành chành, Hoàng anh, Hoàng Yến, Nhóm ba, nhóm bảy, đạt tỉ lệ trên 50%.

Qua những phân tích ở trên đã giúp đánh giá được tương đối toàn diện thực trạng thực trạng thể lực và KNS của HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành TP.HCM. Đây chính là các cơ sở thực tế quan trọng để góp phần làm cơ sở cho việc thay đổi các hoạt động GDTC cho HS tại các trường mang lại hiệu quả tích cực hơn. Trong đó, việc ứng dụng các TCVĐ phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan hiện có tại trường, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của HS, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thể lực và KNS của HS là việc cần thiết được thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 7) tại một số trường tiểu học nội thành, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)