7. Bố cục của luận án
3.1.2. Tinh thần tịnh lạc
Tinh thần tịnh lạc hay chính là tinh thần “hiện tại lạc trú”, “cư trần lạc đạo”, “tùy duyên bất biến”, luôn an vui ngay tại đây và ngay bây giờ. Đó là niềm vui sâu thẳm trong nội tâm, trong một khoảnh khắc luôn tràn đầy năng lượng.
Bùi Giáng sống an vui, tự do, phiêu du, bình yên giữa phong ba bão táp cuộc đời: “Ấy từ thuở mộng lang thang/ Vu vơ đi khắp miền trong cõi ngoài” (Xuống hàng). Ông thông tuệ trước các pháp hữu vi đối đãi, sống đơn giản, chân thật với chính mình, không nặng nề dính chấp vào bất cứ điều gì, đối với ông tất cả chỉ như “rong chơi” giữa đời: “Thuốc lào chè vối dọc ngang/ Con đường quanh quẹo tràn lan nụ cười” (Phiêu bồng ngã quẹo). Ông hiểu được bản chất của trần gian là giả tạm, tất cả đều có trong nhau, cho nên buông bỏkhông dính chấp:
“Bỏ hai chân xuống một vùng nào Bỏ hai chân xuống vùng chiêm bao”
Phải thực hành thiền và giao du với Bùi Giáng mới có thể hiểu được phần nào nét dị biệt trong cuộc đời nhiều tập khí của ông. Ông sống hồn nhiên, bất cần, giản dị, phá cách, thong dong trong từng thời khắc hiện tại. Thơ ông đậm chất thiền Tổ sư, sâu sắc trí tuệ bát - nhã tánh Không, hòa cùng
vạn vật con người một cách lập dị mà vẫn phiêu bồng. Triết học Phật giáo vô trụ, vô chấp, vô phân biệt, vô ngôn, bình đẳng, thể nhập… đã phần nào ảnh hưởng đến phong cách sống đặc biệt, khác thường, mà vô cùng an lạc của Bùi Giáng trong mỗi khoảnh khắc:
“Mỗi sáng tôi nhìn mặt trời mọc trong mây, Mỗi chiều tôi nhìn mặt trời lặn trong mây,
Suốt ngày tôi lắng tai nghe tiếng chim hót trong lá cây reo, Và nhìn thấy rất nhiều mùa xuân mênh mông đang đi tới”
(Nhìn thấy–trích “Đêm ngắm trăng”) Bùi Giáng chỉ kể lại chuyện “mỗi sáng” ông “nhìn mặt trời mọc trong mây”, rồi đến “mỗi chiều” ông lại bình yên thấy mặt trời lại “lặn trong mây”, ông để tâm hồn mình bình yên chánh niệm cảm nhận trọn vẹn cái hay của tiếng chim “hót trong lá cây reo”. Và từ “suốt ngày tôi lắng tai nghe” chú tâm miên mật trên đề mục để thấy rõ “rất nhiều mùa xuân mênh mông đang đi tới”, là trùng trùng duyên khởi của các sự vật hiện tượng kết hợp. Ông thấy do thức tưởng sinh ra phân biệt điên đảo và chỉ khuyên nên ghi nhận mọi thứở cái nhìn “như thị”, chỉ nên “biết thì biết nó như vậy”, không nên hý luận:
“Con chim thì ta biết nó bay Con cá thì ta biết nó lội
Thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ Nhưng thơ là gì
Thì đó là điều Ta không biết”
Người giác ngộ hay tỉnh thức là người đã tự cứu lấy mình ra khỏi bể khổ của tất cả mọi sự ràng buộc và thấy rõ quy luật các pháp vận hành để có thể vượt lên và sống an cho tất cả. Tư tưởng này cũng in dấu trong thơ Nguyễn Đức Sơn. Ông chú ý vào hơi thở để theo dõi thân tâm, đây chính là tinh thần thiền học Tứ
niệm xứ: “Đầu tiên tôi thở cái phào/ Bao nhiêu phiền não như trào ra theo/ Nín
hơi tôi thở cái phèo/ Bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không” (Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển). Bằng tuệ quán, ông còn trực nhận sự việc hiện tượng như nó đang là, không phân biệt, không can thiệp ý thức, để sự việc hiện tượng diễn ra một cách tự nhiên trong trực nhận của tánh biết soi sáng, không bận tâm
vướng mắc vào được mất, hơn thua, sống chết:
“Thôi nhé ngàn năm em đi qua Hồn tôi cô tịch bóng trăng tà Trời sinh ra để chiều hôm đó Tôi thấy mây rừng bay rất xa”
(Tôi thấy mây rừng)
Cũng trong tinh thần đề cao hiện hữu, Nhất Hạnh thấy rõ sự nhiệm màu của hiện tại, tỉnh thức với tinh thần vô ngã, vượt ngoài mọi quy chuẩn thế gian để ra vào “vãng lai tam giới”. Ông tự nhận mình là “Người lữ khách/ Không chốn khởi hành/ Và không nơi tới/ Kẻ vãng lai tam giới/ Là ai?” (Vô khứ vô lai). Hạnh phúc trong đôi mắt thiền của ông là ở ngay nơi hiện tại nhiệm màu, chỉ đơn giản là những việc như: chất củi, vo gạo, đổ nước, nấu canh, ăn cơm, trồng rau khoai... Ở thơ ông, tất cả vạn hữu cùng đan xen trong hơi thở hiện tại: “Cán cuốc trên vai, thơ vào ra theo nhịp thở” (Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt). Qủa thật, người giác ngộ luôn nhìn vạn vật là trùng trùng duyên khởi trong thực tính pháp của nó. Và như vậy thì việc tu có thể diễn ra ở mọi nơi mọi lúc khi hành giả luôn chính
niệm, không phóng tâm. Chất thi sĩ và chất tu sĩ chính là ở đó –cái đẹp trọn vẹn của bản thể. Thơ Nhất Hạnh vì vậy đậm tư tưởng thiền Tứ niệm xứ của Phật giáo Nguyên thủy, đề cao ý thức chính niệm nuôi dưỡng thân tâm. Vì ông đã có sẵn
chính niệm, tỉnh giác, trung đạo, nên ông không trụ chấp và luôn sống an nhiên giữa trùng trùng duyên khởi trong tính biết hiện tiền.
Tiểu Viên cũng thấy rõ cõi đời mộng ảo nên thong dong tự tại “tùy nơi ở mà thường an lạc” dẫu cuộc đời có thịnh suy: “Ta: khách ngao du/ Ghé cõi đời/ Tay nâng ấm chén/ Chuốc trà chơi/ Nhắp thơm một ngụm tan dâu biển/ Khoảnh khắc ngàn năm/ Vẹn kiếp người” (Ghé chơi). Với ông, trần gian không có gì phải vội vàng, cuống quýt, “bình thường tâm thị đạo” (tâm bình thường là đạo). Cho nên, ông luôn tỉnh thức, làm chủ thân tâm ngay trong mọi sinh hoạt: “Phục hồi chánh niệm/ Thở cho đều/ Thung dung đối đáp trong hiện hữu/ Vọng tưởng khởi rồi chớ nối theo” (Thiền điện thoại). Trong bất kì thời gian, không gian, hoàn cảnh, thơ ông cho thấy sự thể nhập bình yên vạn vật đến trọn vẹn, khẳng định sức mạnh của tâm tính là vô cùng tận, bất khả tư nghì.
Đồng quan điểm “hiện tại lạc trú” này, thơ thiền sư Viên Minh cũng khuyến khích lối sống không vướng mắc, không mong cầu, không vọng tưởng, không
buông thân tâm theo sắc trần, không “vin” chấp vào bất cứ gì. Buông mọi đối đãi để “thấy đạo màu”. Phải “buông hết” thì tâm chơn mới thấy được Phật tính, không nhận giả làm chân, mới chấm dứt phiền não vô minh. Vì chẳng có chỗ nào, nơi nào có thể bám víu, bởi tất cả các pháp hữu vi vốn vô thường và không thực:
“Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu Sáng suốt, hồn nhiên khỏi vọng cầu Buông hết một phen đừng luyến tiếc Mới hay ngay đó thấy đạo màu”
(An nhiên vô sự)
Chiều sâu thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh vẫn là những dư âm mạch nguồn của sự giác ngộ vô ngôn. Hiểu sâu quy luật vạn pháp duyên sinh vô ngã, nhìn tất cả vũ trụ, nhân sinh, cây cỏ, muôn loài đều có sự sống và tất cả đều được trân trọng… nên ông sống trọn vẹn trong từng sát na tỉnh thức, coi thường khó khăn: “Trần gian/ Trăm việc tạm quên/ Thơ đề góc núi/ Đầy hiên nắng vàng/ Gió trăng/
bình tĩnh nhận ra cái đơn giản mà vô cùng nhiệm màu, thấy rõ hiện hữu đã tồn tại nguyên sơ trong bản thân mỗi một con người và dù trên phương diện nào họ cũng thật toàn vẹn. Ông thấy hơi thở cũng có thể phủ trùm khắp pháp giới bao la, tự thân nó luôn mang nguồn sống rào rạt trong cõi đời: “Hóa ra chỉ thở và cười/
Là trăm niềm nỗi/ Một đời xa bay/ Hóa ra/ Tỉnh thức phút giây/ Là ta thấy rõ/
Mặt mày chưa sinh!” (Hóa ra). Qủa thật, sự bình thản ấy chỉ có ở người thấu hiểu đạo Phật, biết đủ, không tham chấp:“Là chẳng còn náo nức những món quà/ Kể cả tôn vinh và trân trọng / Kể cả đắc thiền, đắc tịnh/ Sự sống/ Chỉ lắng nghe
từng ngày/ Và từng hơi thở/ buồn vui/ Chỉ thản như cát lọt kẽ tay” (Giun dế, hư vô và hạt lửa xanh). Tinh thần tịnh lạc rất quan trong đối với người con Phật. Thơ TK Thiện Hữu cũng tràn ngập yên vui trong từng khoảnh khắc, giúp người ta nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời đểyêu đời tha thiết:
“An nhiên không đau khổ
Thế giới cũng hoan ca
Khắp mười phương lá đổ
Thành nhung gấm Ta-bà”
(Diệu mật ba - la)
Có thểthấy, tinh thần“tịnhlạc” đãđược nói đếnnhiều trong thơcủa các tác
giảxuất gia và Phậttử thuần thành. Thơ có tác dụng như mời gọi người đọc đến để cảm nhận và ngắm nghía cuộc đời trong từng hơi thở, từng bước chân nhiệm màu trong từng khoảnh khắc. Do vậy, ý nghĩa thơ nằm sau các con chữ. Thơ dưới ảnh hưởng của triết Phật cho thấy tỉnh thức có được nhờ giác ngộ tất cả các pháp hữu vi đều do duyên hợp thành, từ đó thực nghiệm sống trong thái độ không nắm giữ, sống chậm lại và yêu cuộc đời trong từng sát-na màu nhiệm. Đây là thông điệp thơ mà các tác giả gửi gắm.