Ngôn ngữ thấm đượm chất thiền vô ngôn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của triết lý phật giáo trong thơ việt nam từ 1945 đến nay (khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 120 - 123)

7. Bố cục của luận án

4.1.3. Ngôn ngữ thấm đượm chất thiền vô ngôn

Ngôn ngữ thiền vốn là ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ vô tâm, vô trụ, bản thể. Vì trong chân tâm Phật tính, ngôn ngữ không thể chuyển tải tận cùng được chân lý, không thể diễn tả cho đúng bản thể chân như. Với ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, ngôn ngữ chỉ là phương tiện. Thơ siêu xuất mà vẫn không rời hiện thực cuộc đời, vô ngôn mà để tự phơi bày tất cả thực tánh pháp.

Đức Phật ngồi thiền, thành đạo từ Ấn Độ, sau phương pháp thiền Phật giáo được truyền ra nhiềunước trên thế giới, đặc biệt Trung Hoa đã làm cho thiền Tổ sư Đại thừa phát triển rực rỡ. Khảo sát thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, chúng tôi

nhậnthấy có một mạch ngầm thơ nhuốm màu thiền. Trong đó, thơNhất Hạnhkế thừa những truyền thốngcủa thơ thiền Lý – Trần và cũng hiện đại hóa bằng nhiều ngôn từ tính Không tiêu biểu cho sự chuyển tải thiền một cách chuyên biệt. Đối với Nhất Hạnh, bản chất của một bài thơ cũng chính là thiền, làm thơ cũng là hành thiền, chuyển tải nội dung thơ thiền cũng là thiền. Ví dụ, trong bài Thơ từng

ôm và mặt trời từng hạt, chất thiền trong thơ ông thể hiện ở sự chính niệm, tỉnh

thức trong “từng bước chân thiền quán”, trong “từng dòng chữ”, từng hơi thở… Ở thơ Nhất Hạnh, tinh hoa củađời sống an nhiên, vô trụ, tỉnh thức… toát lên hết sức bình yên. Bằng đôi mắt giác ngộ, thiền sư thấy tất cả đều rỗng lặng trong sáng với bản thể chân như. Qua nghệ thuật thơ thiền sư, những ngữ âm,

nhịp điệu trong câu thơ và toàn bộ bài thơ được liên kết cả vô tình và hữu ý để

chuyển tải tính vô nghĩa của chữ nghĩa so với triết lý giác ngộ giải thoát. Thi

nhân nhận ra bản chất các pháp thế chỉ là một trong tự tánh: “Mặc ai xem đỏxem đen

Xem hồng xem lục tùy mang kính màu Viết chi? Viết để làm gì?

Không gian ai nghĩ?

Thời gian ai màng?”

(“Tôi” và “Ta”)

Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng chuyên chở nhiều triết lý uyên thâm trong tinh

thần thiền vô chấp, vô ngôn, nhằm phơi bày cái chân nguyên của bản thể tính giác mà trăm vạn lời cũng không thể khai thác tận cùng. Trong thơ ông, ngữ âm, nhịp điệu, thanh âm trong câu thơ và toàn bộbài thơ có sự liên kết dường như vô

tình mà lại hữu ý, để chuyển tải tính vô nghĩa của chữ nghĩa so với triết lý giác ngộ giải thoát.

“Khi thơ đẹp tới chín tầng

Thì Nàng Thơ bỗng sượng sần cả ra Tha hồ thằng quỉ con ma xanh như dòng lệ

Tới gùn ghè gạ gẫm mà hóa điên”

(Nàng thơ đẹp)

Trong bài Biểu tượng nguyên sơ, Bùi Giáng cũng diễn tả sự bất lực của ngôn ngữ, cái đẹp nằm ở trong sự im lặng vô ngôn, bình yên mà cảm nhận tất cả mọi trôi chảy của con người và vạn vật: “Tiếng nói xưa vang trên đầu ngọn

lúa/ Vì ngôn ngữ ngày kia em để úa/ Bỗng lên lời bên mép cỏ như sương/ Cũng xanh như dòng lệ khóc phai hường”. Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên đầy sống động “đầu ngọn lúa”, “mép cỏ như sương”, “xanh như dòng lệ” với triết lý vô thường, vô ngã, và âm hưởng thâm trầm chiêm nghiệm, lại pha chút bình yên tự tại của phong thái trữ tình khiến chất thiền vô ngôn hiện lên mềm mượt, đầy

xúc động, sâu lắng. Ở một bài khác, nhằm nhấn sự bất lực của ngôn ngữ trước giáo lý Phật, Bùi Giáng viết:

“Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên rằng một hai ba

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm”

(Chớp Biển)

Hành động “hỏi tên” được hiểu như là người đang đi tìm chân lý, muốn tìm đến cái nguồn gốc tận cùng của sự thật, của sự giác ngộ. “Biển dâu xanh” nói lên

sự mông lung, khó định hướng như vô minh ngập tràn khó vượt thoát. “Hỏi quê” cũng nhằm hướng đếntruy tìm cái cội nguồn bản thể chân như,“mộng ban đầu đã

xa”ý muốn nói từ vô thủy vô chung con người rời xa tính giác, bản thể chân như, Như Lai tạng, chân tâm của mình nên nghiệp thức vô minh khiến trôi lăn cuộc đời giữa bao tô vẽ mộng ảo nơi cõi đời giả tạm. Cho nên,“gọi tên rằng một hai ba/ đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm”. Vì cái tên tục đế đó nếu gọi hay đặt theo cách nào thì cũng đều mắc kẹt, không đúng trong pháp chân đế. Bởi vậy, việc đếm đo chẳng thể đi đến tận cùng của bản thể. Và ông nói, hãy thôi tư duy, hãy thôi truy hỏi, là đỉnh cao của thiền vô ngôn, nên từ bỏ mọi chấp trước, mọi hí luận.

Chúng tôi xin dẫn một ví dụ nữa của thơ Bùi Giáng: “Thưa rằng nói nữa là sai/

Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào” (Chào Nguyên Xuân). “Nói nữa là sai” ý nhằm khuyên đừng vướng kẹt chữ nghĩa, hãy trở về với tựu tánh vô ngôn của thiền tính Không để cảm nhận diệu dụng của pháp tự vận hành. “Mùa xuân đang đợi” chỉ tính giác luôn có mặt, quan trọng mỗi người phải thực hành “đi vào” để kiểm chứng và thấy rõ. Tất cả đều rất sâu sắc và phù hợp với tư duy Phật học, mặc dù Bùi Giáng chẳng hề nhắc đến các danh từ Phật học. Rõ ràng, triết Phật trong thơ Bùi Giáng vô

cùng uyên thâm, ảnh hưởng bởi tư tưởng “bất lập văn tự”, “ý tại ngôn ngoại”, vượt ngoài ngôn thuyết của Phật giáo. Ngôn ngữ thiền học vô ngôn nhằm trả lời cho câu hỏi: đừng nên bám víu vào các cách định danh của thế gian, từ vô thủy vô chung, trong bản thể tánh, mọi ngôn ngữ thế gian trở lên bất lực và không chính xác.

Ngôn ngữ thơ Phạm Thiên Thư vừa giàu chất tạo hình (“thi trung hữu họa”) của thơ cổ nhưng cũng mang tính “vô ngôn” của chân như, khiến trong thơ ông, mọi sự vật hiện tượng trở nên sinh động mà không hề vướng mắc, bởi những giây

phút thiền làm sáng bừng tuệ giác. Phạm Thiên Thư để cho chữ nghĩa tự phơi bày bản chất cái đẹp vốn có của thơ trong ngôn ngữ bình đẳng vô phân biệt: “Cuộc đời chớp lóe mưa bay/ Càng đi càng thấy dặm dài nỗi không” (Xưa là giọt lệ).

Đối với các nhà thơ am hiểu triết lý Phật, nghệ thuật thơ đều đầy đủ bình yên trong tự tánh, họ hiểu ngôn ngữ chỉ là phương tiện và thực nghiệm an lạc nằm trong cái vô ngôn. Chất thiền vô ngôn cũng không phải mới so với các nội

dung thơ chuyên chở tinh thần Phật học như thời Lý - Trần. Qua việc đi kiếm tìm

cái đẹp từ vỏ bọc ngôn ngữ, qua đó chuyển tải thông điệp giác ngộ. Cho nên vô ngôn mà không hề vô ngôn, không vô ngôn mà lại là ngôn thuyết, không ngôn thuyết mà cũng không phải là không ngôn thuyết. Thơ thiền vô ngôn hay là vậy, khó nắm bắt, khó hiểu nhưng khi hiểu rồi thì không cần nắm bắt mà tâm thức diệu dụng thì bất khảtư nghì, tất cảđều đẹp trọn vẹn màu nhiệm trong bản thể.

Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, một triết học theo cách định danh. Phật giáo nhấn mạnh việc dạy người ta phương châm hành động để chuyển hóa khổ đau mà không chú trọng đến phương tiện ngôn ngữ lý luận. Vì vậy, dễ thấy

trong thơ hiện đại có khi ngôn ngữđược dùng như “trò chơi” nhưng thực sự đó

lại là những dụng ý của tác giả nhằm làm giảm bớt tính nặng nề của khuôn mẫu, mục đích đưa tâm thức con người trở về với trực giác, hết sức nhẹ nhàng, tự

nhiên và trọn vẹn trong bình an của cái biết không phân biệt. Cho nên, ngôn ngữ văn chương theo tinh thần Phật giáo cũng chỉ giống như “ngón tay chỉ trăng”, ngón tay là phương tiện, trăng là sự thật chân đế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của triết lý phật giáo trong thơ việt nam từ 1945 đến nay (khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)