7. Bố cục của luận án
4.2.3. Bút pháp liên tưởng hướng đến duyên khởi
Nghệ thuật thơ dưới ảnh hưởng triết Phật đọc thoáng qua tưởng chừng được tạc lên bởi những hình ảnh rời rạc, nhiều kết hợp tưởng chừng như vô lý, những cấu trúc dường như không logic vì mang đầy lát cắt mập mờ… thế nhưng dưới lăng kính triết Phật, tất cả đều phản ánh thơ như cuộc đời nguyện vẹn trong bản thể. Vì tất cả do duyên khởi tạo thành nên không có gì là thực thể, không có gì phải can thiệp hay phản kháng, chỉ cần bình yên ngắm nhìn để nhận ra cái nguyên lý duyên sanh vạn hữu. Có thể nói, bút pháp liên tưởng không phải là mới và liên tưởng tương duyên thì lại vừa mới lại vừa cũ, nó pha trộn nhiều đối tượng và nhất là dưới góc nhìn ảnh hưởng Phật giáo trong thơ hiện đại thì phát hiện này của luận án có thể là lần đầu.
Thông qua các hình thức nghệ thuật, tính cách tân, “lạ hóa” được thể hiện khá sâu sắc ở thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Nguyên nhân bắt nguồn từ thiền thời hiện đại. Tạm hiểu “lạ hóa,tức là mang trả lại sự hồn nhiên, sự tinh khôi cho ngôn ngữ, tức là coi trọng tính độc đáo, sự sáng tạo, cá tính, phong cách…, những phẩm chất đích thực của văn chương” [155, tr.166]. Trong bài thơ mở đầu
tạo bằng hình ảnh ấn tượng: “Sáng tạo là khổ hạnh/ Trong đêm tối miên trường/ Có đốm lửa vô biên/ Cháy trên đầu ngọn bút” (Sáng tạo). V. Shklovski giải thích cho việc cách tân các hình ảnh trong thơ là “chính vì để trở lại cảm giác về cuộc sống, để cảm nhận được các sự vật (...), đem lại cảm nhận sự vật như đã nhìn thấy mà không phải đã nhận biết nó, thủ pháp của nghệ thuật là thủ pháp lạ hóa các sự vật và là thủ pháp tạo ra một hình thức” [155, tr.151]. Ở cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, những hình ảnh: gió, trăng, mây, nước, núi, sông, rừng, cỏ, hoa, chim, bướm, ngồi thiền, chùa, hương đăng… được “lạ hóa” bằng những ý niệm mới. V. Shklovki còn phát hiện ra lạ hóa “không gọi sự vật bằng tên của nó, mà mô tả nó như được nhìn thấy lần đầu, còn cái ngẫu nhiên như cái xảy ra lần đầu thì được dùng để mô tả sự vật không phải theo tên gọi các bộ phận của nó như đã được chấp nhận, mà gọi chúng như những bộ phận tương ứng khác trong các sự vật được gọi” [155, tr.151].
Phạm Thiên Thư đã thi hoá những bộ kinh Phật cốt yếu, Việt hóa 10 bài Đạo ca mang cảm hứng thiền Phật giáo sâu lắng mà sau này Phạm Duy phổ nhạc. Thơ ông nhiều hình ảnh độc đáo mới mẻ nhưng cũng rất gần gũi, dễ tiếp cận qua nguyên lý nhân duyên, diễn tả cái thanh tao, thiện lành, siêu xuất của đạo Phật: “Một đêm nằm ngủ trong mây/ Nhớ đâu tiền kiếp có cây hương trời/ Cây bưởi trắng ngát hương đời/ Nụ là tay Phật chỉ người qua sông” (Động hoa vàng). Hình
ảnh “nằm ngủ trong mây/nhớ đâu tiền kiếp có cây hương trời” khiến liên tưởng đến các kiếp sống ở những cảnh giới cao khi a-lại-da thức nhớ lại trong giấc mơ. “Cây bưởi trắng/ ngát hương đời” liên tưởng đến những điều giản dị thanh tao có sức phụng hiến rất lớn, bởi màu trắng tượng trưng cho thanh tịnh, hương bưởi giúp người ta suy tưởng ngay đến các vùng quê Việt Nam. “Nụ là tay Phật/ chỉ người qua sông” liên tưởng nụ hoa bưởi màu trắng thơm trên tay Phật là hương pháp giúp người vượt thoát qua biển vô minh để tất cả cùng được giải thoát, cùng được sống trong các cảnh giới cao. Khung cảnh thơ Phạm Thiên Thư còn mở ra yên bình, trong trẻo, giúp người đọc liên tưởng đến các điều lành. Ở đó, mối quan hệ tiệm tiến giữa thời gian - không gian - con người - vạn hữu là trường liên tưởng đến những chuyển hóa cao đẹp trong thân tâm khi “tam nghiệp” của con
người chịu thay đổi. Bút pháp liên tưởng cho thấy sức mạnh triết Phật giáo có khả năng tác động lên tư duy con người. Bằng niềm tin, thơ ông cho thấy người xấu cũng có thể tốt lên nếu tu tập, người làm điều lành sẽ có nhiều âm đức… vì tất cảđều bình đẳng trong tính Phật:
“Rằng Ngài: “Thưa tựđâu sang”
À! À! Tìm trái hồng hoang quên về
Phải chăng “Ngài ở giấc mê”?
Hình như “mê – ngộ” đều chê bỏmình!”
(Tặng)
Nhiều bài thơ của Nhất Hạnh có nói đến các thuật từ Phật học, đến các biểu tượng của Phật giáo nhưng cũng nhiều bài không thấy nhắc đến và cũng không thấy mô tả cặn kẽ về chùa chiền, đúc rút những tư tưởng từ kinh Phật. Mà trong quy luật vận hành của triết lý duyên khởi, luân hồi, vô ngã, nhân quả, ông để mọi sự vật hiện tượng diễn ra trọn vẹn trong mối liên hệ tương duyên giữa ba chiều quá khứ - hiện tại - vị lai:
“Trên đường đi em bảo em đã trải qua muôn triệu kiếp luân hồi sinh diệt
đã từng làm bão lửa trên không
đã từng đem thân đo tuổi núi tuổi sông làm cỏ làm cây
làm sinh vật đơn tế bào
làm đóa hoa diễm tuyệt.
nhưng đôi mắt em nhìn tôi sáng nay
lại chứng minh rằng em chưa bao giờ từng chết”
(Người hành khất năm xưa còn đó)
Cuối cùng, cao hơn hết, Nhất Hạnh từ ý nghĩa hiện thực về liên tưởng thay hình đổi dạng đã chỉ ra sự thật tất cả đều sai lầm khi luôn vọng tưởng quá khứ hoặc suy tư về tương lai mà bỏ quên hiện tại; liên tưởng đến sự nguy hiểm khi chấp dính
ý niệm, nhất là ý thức phân biệt mà đi tạo nghiệp, dẫn dắt trong vòng luân hồi. Vận hành của quy luật duyên sanh sẽ dừng lại khi thấy ra bản chất tánh Không.
Thơ Bùi Giáng cũng mang đậm tính liên tưởng, từ chữ này ông liên tưởng
đến những chữ khác và nhiều chữ khác nữa… để chuyển tải thông điệp cuộc đời.
Tuy thơ ông có triết học hiện sinh, Phật giáo, phân tâm học, tượng trưng, siêu
thực... nhưng tất cả dường như đều xuất phát từ một bản thể. Vì biết rằng ngôn ngữ chỉ mang tính chếđịnh nên ông làm thơ như đểcho người đọc tựliên tưởng, khai thác, so sánh giữa pháp thế gian và xuất thế gian.
“Con từ viễn tượng chiêm bao
Nhìn ông như thấy muôn sao trên trời Ông từvĩnh viễn trùng khơi
Vềđây thăm viếng chút thôi con à”
(Tuôn tuôn)
Ông tài tình dùng một loạt các ngôn ngữ khác nhau nhưng lại có sự chuyển hóa kì ảo cho nhau, rất riêng lạ. Thơ Bùi Giáng đặc sắc là ở chỗ không đụng chạm mà đối tượng và mục đích tự được phơi bày qua các lớp nghĩa liên tưởng, những từ mang tính giao tiếp, tác hợp qua lại, như: ngó (“Thuở xưa kia suối ngọc ngó mây vàng”), nhìn (“Em ngồi lại nhìn thu lên bóng nước/ Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước”), nghe (“Nghe trong mình nước mắt chảy lên mi/ Nghe bốn bên thiên hạ ngó em vì”),chờ(“Đồng ruộng đó đương chờ em bước tới”),rủ(“Khắp bốn bề thiên hạ rủ nhau thưa/ Em là em con gái tuổi đang vừa”), níu (“Môi cười trong lệ mù sương/ Níu trong hồng hạnh thu hường đã phai”, “Giòng sông chảy ai người xin níu lại”)…
Trịnh Công Sơn viết ca khúc Ở trọ. Chỉ cần nghe tên bài thơ cũng đã giúp người ta liên tưởng tới cõi trần gian giả tạm của triết lý Phật. Từ việc nhạc sĩ – nhà thơ sâu sắc phát hiện ra: con chim dù ở trên cành cây, con cá dù ở dưới nước, cơn gió ở giữa đất trời… nhưng tất cả đều là “ở trọ”; để rồi ông khái quát lên “trăm năm ở đậu ngàn năm/ đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn”… quả thật rất thú vị, đầy suy tưởng. Nếu đã “ở trọ trần gian” thì chuyện “xin cho về trọ gần
nhau/ mai kia dù có ra sao cũng đành” giúp liên tưởng đến tình yêu nam nữ, còn
là tình người gắn bó ân nghĩa thủy chung và chấp nhận tất cả khó khăn nơi kiếp người nhiều thăng trầm. Và cao hơn nữa, với đôi mắt thiền học, Trịnh Công Sơn phát hiện ra “tim em người trọ là tôi/ mai kia về chốn xa xôi cũng gần”. Sự liên tưởng chuyển tải tình thương, thể nhập vạn vật vào nhau đến vô phân biệt trong tinh thần vô ngã.
Nhiều người khi nghe nhạc Trịnh cảm giác như ca từ chuyển tải tư tưởng thiền Phật, tự cảm thấy an lành, thanh thản, thấu hiểu, buông bỏ, hướng lòng từ, đồng cảm. Ca từ của Trịnh Công Sơn thể hiện lòng tin vào con người, không có sự phân chia ranh giới tôn giáo, các quan điểm định kiến. Nhiều hình thức một bài thơ lục ngôn nhưng được Trịnh Công Sơn ngắt nhịp 3/3 hết sức đặc biệt, gây liên tưởng về con đường trung đạo, về tâmthái tĩnh lặng bình yên qua cách ngắt thơ. Ví dụ, bài Mưa hồng:
“Trời ươm nắng Cho mây hồng
Mây qua mau
Em nghiêng sầu”
(Mưa hồng)
Có thể nói, bút pháp liên tưởng tương duyên gắn liền với triết lý duyên khởi của Phật giáo và sự liên tưởng đa nghĩa trong thơ. Cái đẹp của đặc trưng triết học và nghệ thuật đan quyện vào nhau tạo ra nét đặc sắc riêng cho nghệ thuật thơ mang màu sắc Phật học. Sự liên tưởng có khi diễn ra ở ngay các con chữ, trong trừng câu thơ, cả đoạn thơ và toàn bài thơ; liên tưởng còn diễn ra giữa các suy nghĩ đan xen của tác giả khi sáng tác; liên tưởng giữa tên đề tài và nội dung; liên tưởng ý thơ với các triết lý Phật giáo muốn chuyển tải… Tất cả cùng nằm trong sự thống nhất vận hành của từng triết lý Phật giáo với cái điều mà tác giả muốn thể hiện, và nghệ thuật liên tưởng tương duyên đã góp phần làm cho thơ ảnh hưởng bởi triết lý Phật thêm lung linh, bớt khô khan, dễ hiểu hơn so với triết lý thuần túy Phật học nhưng không phải là đơn giản, vì vậy mà thơ ám ảnh sâu sắc.