Bảo vệ nhóm quyền được sống, được khai sinh và có quốc tịch, được biết cha

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 25 - 26)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

1.2.2.1. Bảo vệ nhóm quyền được sống, được khai sinh và có quốc tịch, được biết cha

Quyền được sống là quyền cố hữu, thiêng liêng của bất cứ con người nào. Tuy nhiên, quyền được sống của trẻ em được bảo đảm bởi cha mẹ, những người thân thích khi họ thực hiện nghĩa vụ của mình với trẻ em. Qua nghiên cứu nhận thấy, các công trình nghiên cứu đã trình bày chủ yếu về thực hiện pháp luật HN&GĐ liên quan đến các vướng mắc trong áp dụng pháp luật về bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm thân thể, tính mạng qua các sự việc nổi cộm, có sức hút đối với đời sống xã hội. Các công trình ít đề cập tới nội dung các quyền như: quyền được khai sinh, có quốc tịch, được chăm sóc sức khỏe, được sống... Về lý luận, các quyền này được đảm bảo thực hiện thì mới có cơ sở đảm bảo mới có điều kiện sống để trẻ em được bảo vệ các quyền khác. Quyền khai sinh của trẻ em là quyền nhân thân cơ bản nhưng trẻ em không tự mình thực hiện được mà được thực hiện bằng hành vi của người khác theo quy định BLDS, Luật Hộ tịch và các luật khác có liên quan. Nội dung này, nghiên cứu sinh sẽ phân tích, đánh giá thực trạng để làm rõ trách nhiệm của cha, mẹ trong việc thực hiện quyền được khai sinh, có quốc tịch của trẻ em.

Bảo vệ quyền được biết cha mẹ mình, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc xác định cha, mẹ cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với sự phát triển bình thường của trẻ bởi liên quan đến huyết thống của trẻ em. Trên thực tế, quyền này đang bị hạn chế trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu.

17

Quyền trẻ em được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng đã được nghiên cứu đề cập trong nhiều công trình. Nghĩa vụ của cha mẹ dành thời gian, công sức, tiền bạc và tình yêu thương của mình để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng, đời sống tinh thần để trẻ em được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ.

Như vậy, các công trình liên quan đến quyền được sống còn của trẻ em nhưng chưa phân tích được Luật HN&GĐ năm 2014 cần quy định như thế nào để bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại. Trách nhiệm trông nom, chăm sóc, quán xuyến, “để mắt” của cha mẹ và những người thân thích với trẻ em như thế nào để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho trẻ em. Các hành vi xâm hại đến trẻ từ phía bên ngoài có những chế tài rõ ràng, vậy nếu các hành vi cố ý xâm hại trẻ em từ cha, mẹ những người thân yêu nhất của trẻ phải bị các chế tài nghiêm khắc hơn không? Câu hỏi này, luận án sẽ luận giải theo hướng áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn đối với những người có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương trẻ lại cố ý hành hạ trẻ em gây hậu quả, thương tích nặng nề để tước đi mạng sống của trẻ em.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)