Đặc điểm bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 64 - 66)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

2.2.2. Đặc điểm bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình

Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ mang tính toàn diện, bao trùm

hầu hết các quyền của trẻ em.

Các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật ghi nhận gồm các nhóm quyền cơ bản theo Công ước quốc tế như quyền được sống, được bảo vệ, được phát triển... nhằm đảm bảo trẻ em được chăm sóc đặc biệt. Các chế định của luật HN&GĐ đều thể hiện việc bảo vệ một trong các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, mà chủ yếu là các quyền nhân thân bởi trẻem là chủ thểđặc biệt trong quan hệHN&GĐ. Với đặc điểm là mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, xuất phát từ đặc trưng của mối quan hệ mang yếu tố tình cảm trên cơ sở huyết thống nên khi cha mẹ có nghĩa vụ và quyền đồng thời là quyền và nghĩa vụ. chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong nhiều trường hợp thực hiện quyền của trẻ em đồng thời cũng là thực hiện quyền của cha mẹ, đơn cử như quyền được yêu thương, chăm sóc. Cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con vừa là nghĩa vụ cũng đồng thời là quyền riêng có của cha, mẹ. Các nghĩa vụ này không thể chuyển giao bởi gắn bó chặt chẽ với quyền của chủ thể đó trên cơ sở quan hệ nhân thân không thể tách rời của chủ thể thực hiện nghĩa vụ và quyền cụ thể đối với trẻ em. Trẻ em vốn là chủ thể vừa hưởng các

56

quyền đồng thời thực hiện các quyền của mình thông qua việc thành viên gia đình thực hiện các nghĩa vụ đó với trẻ em. Như vậy, về lý luận các quyền trẻ em trong quan hệ HN&GĐ được quy định bởi quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con nên các quy định này bao phủ đa số các quyền trẻ em.

Thứ hai: Bảo vệ quyền của trẻ em theo luật HN&GĐ chủ yếu thông qua việc quy định nghĩa vụ của các chủ thể là người thân thích của trẻ em.

Trong khoa học pháp lý, để bảo vệ các chủ thể trong các quan hệ pháp luật nói chung đều xác định các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp bảo vệ khác nhau. Trông quan hệ HN&GĐ, trẻ em là chủ thể đặc biệt, vốn non nớt, phụ thuộc và cha mẹ và người thân thích nên nhiều quyền của trẻ em không thể tự mình thực hiện. Vì không thể tự thực hiện để bảo vệ mình, pháp luật quy định các thành viên gia đình có nghĩa vụ thực hiện các quyền đó cho trẻ em. Các quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đoạn đầu phát triển trẻ em thụ động hưởng các quyền của mình, phụ thuộc hoàn toàn vào việc thực hiện nghĩa vụ của người lớn, tình yêu thương, chăm sóc của ông bà, cha mẹ... Bởi vậy, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định gia đình với ”ý nghĩa là tếbào xã

hội và môi trường tựnhiên cho sựphát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là

trẻ em,42... .”.Như vậy, để bảo vệ trẻ em trong quan hệ HN&GĐ, luật HN&GĐ đã quy định các nghĩa vụ của cha, mẹ, ông bà, cô, chú, cậu, dì, bác để bảo vệ các quyền của trẻ em. Trường hợp vi phạm các quyền trẻ em khi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của mình, các thành viên gia đình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ ba: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ được thể hiện trực tiếp hoặc gián

tiếp trong các chế định.

Để bảo vệcác quyền cơ bản của trẻem pháp luật đã ghi nhận các quyền trong Luật trẻ em 2016, Luật HN&GĐ hiện hành... trực tiếp và cụ thể. Tuy nhiên, trong Luật HN&GĐ năm 2014, nhiều quy định về bảo vệ quyền trẻ em được quy định tác động trực tiếp đến con chưa thành niên trong đó có trẻ em nhưng cũng có nhiều quy định thể hiện gián tiếp bảo vệ quyền trẻ em. Có các quy phạm pháp luật trực tiếp thể hiện việc bảo vệ trẻ em như trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục,... Có các quy phạm pháp luật gián tiếp thể hiện việc bảo vệ trẻ em như trong chế định kết hôn, quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng... Các quy định này mặc dù không áp dụng trực tiếp đối với chủ thể là trẻ em nhưng việc thực hiện tốt các quy định đó có tác động đến việc thực thi quyền trẻ em, bảo đảm cho việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Thứtư: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ vừa mang tính pháp lý vừa mang tính đạo lý.

Mối quan hệ giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình được xuất phát từ mối quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại những quy tắc xử sự chung. Các quy tắc này được

57

xác lập ban đầu từ các ứng xử mang tính đạo đức, luân thường, đạo lý giữa các thành viên trong gia đình với trẻ em. Nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, ông bà với cháu... được nâng lên từ các quy tắc đạo đức đã tồn tại thời gian dài trong gia đình, trong phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư, bởi vậy các quy định này vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là đạo lý, lẽ sống. Đạo lý có thể hiểu là nguyên lý của đạo đức, là cách thức ứng xử giữa người với người trên cơ sở điều hay, lẽ phải, rõ ràng, phân minh hợp lẽ thường tình. Luật HN&GĐ có các quy định xây dựng trên cơ sở các quy tắc chuẩn mực đạo đức trong quan hệ cha mẹ với con góp phần bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu.

Thứ năm: Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ thể hiện giá trị cốt lõi của gia đình trong việc bảo vệ trẻ em.

Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc,nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em. Trong gia đình cha mẹ và con luôn là những người gần gũi nhất, hiểu rõ nhất tâm tư, tình cảm, những thay đổi tâm sinh lý của các em ở những độ tuổi khác nhau. Việc

“mang nặng đẻ đau” tạo nên vị trí không thể thay thế của người mẹ tạo nên giá trị cốt lõi

trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là góp phần bảo đảm cho trẻ em được sống trong một môi trường gia đình có văn hóa, các giá trị đạo đức được giữ gìn thì các quyền về nhân thân của các em đang được bảo vệ tốt nhất. Khi đó không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền con người của trẻ em đã được pháp luật ghi nhận và có cơ chế thực thi mà còn có ý nghĩa đặc biệt hơn là bảo vệ những giá trị cốt lõi về văn hóa, chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Tuy nhiên, với văn hóa của gia đìnhngười Việt, quan trọng đến thứ bậc trong gia đình, vẫn còn tồn tại quan niệm về uy quyền của cha mẹđối với con đã ảnh hưởng lớn đến nguy cơ quyền của trẻ em bị xâm phạm trong chính gia đình. Luật HN&GĐ ngăn chặn những ảnh hưởng xấu này. Trước thực tế hiện nay còn tồn tại hiện tượng cha, mẹ người thân thích đã sử dụng quyền, vị trí là bề trên của mình để có các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em vậy, vì vậy bảo vệ trẻ em trong các quan hệ HN&GĐ là cốt lõi của sự thành công trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)