7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
2.1.3.3. Các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em
Các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em có thể được hiểu là: các cách thức cụ thể bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện những nghĩa vụ trách nhiệm nhất định để bảo đảm cho trẻ em được phát triển an toàn, ổn địnhĐể bảo vệ quyền trẻ em có rất nhiều biện pháp được đặt ra. Các biện pháp này có thể là ngắn hạn, có thể là dài hạn. Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, “các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính và các biện pháp thích hợp khác để thực hiện những quyền được thừa nhận trong Công ước này”36. Các biện pháp dưới đây được đánh giá là các biện pháp mang tính phổ biến và có hiệu quả trong công tác bảo vệ trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em trước hết được thể hiện qua việc ghi nhận đầy đủ, toàn diện, hệ thống các quyền của trẻ em trong hệ thống pháp luật. Trong các công cụ để điều chỉnh xã hội, Nhà nước luôn ưu tiên sử dụng công cụ hữu hiệu nhất đó là hệ thống pháp luật. Do đó, trong việc bảo vệ quyền trẻ em, biện pháp hữu hiệu nhất là xây dựng hệ thống pháp luật về trẻ em. Với nền tảng là Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em, Công ước về Quyền trẻ em là văn bản pháp luật quốc tế quan trọng, đánh dấu sự thay đổi nhận thức về địa vị của trẻ em, xác lập các nguyên tắc bảo vệ các quyền của trẻ em. Theo đó, mỗi quốc gia dù có sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa nhưng khi tham gia Công ước buộc phải ghi nhận và tôn trọng những quyền cơ bản của trẻ em trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn quy định nghĩa vụ của các chủ thể liên quan và tạo cơ chế cho việc thực hiện quyền trẻ em. Các nghĩa vụ của các chủ thể khác được xác lập tương ứng với các quyền, các cấp độ bảo vệ trẻ em đã quy định. Bảo vệ quyền trẻ em là vấn đề mang tính liên ngành bởi vậy, việc ghi nhận các quyền trẻ em và các biện pháp, hình thức bảo vệ quyền trẻ em có thể trong nhiều ngành luật củaquốc gia.
Bảo vệ quyền trẻ em bằng cơ chế bảo đảm thực hiện:
Trong khoa học pháp lý, “cơ chế điều chỉnh pháp luật” được hiểu là “hệ thống các phương tiện, cách thức pháp lý mà thông qua đó pháp luật thể hiện sự tác động lên hành vi, ý chí của chủ thể pháp luật (Từ điển Luật học, trang 194). Như vậy, có thể hiểu “cơ chế” là “phương thức vận động”, là “cách thức sắp xếp tổ chức”, là “hình thức và phương pháp điều chỉnh”, là “hệ thống các biện pháp tác động”.v.v. của sự vật
48
hay hiện tượng. Từ đó có thể hiểu, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền trẻ em là tổng thể các yếu tố có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành những phương thức, cách thức, biện pháp để bảo vệ quyền của trẻ em, nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và ổn định để phát triển toàn diện. Cơ chế bảo vệ quyền trẻ em bao gồm các yếu tố: Thể chế và phương thức thực hiện, trong đó thể chế là hệ thống các quy định pháp luật, hành lang pháp lý ghi nhận quyền của trẻ em, phương thức là những biện pháp, thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm quyền của trẻ em được thực hiện. Theo đó, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền trẻ em bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm việc tổ chức thực hiện các quyền của trẻ em.
Các quyền của trẻ em được ghi nhận bằng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi của các chủ thể thực hiện pháp luật. Các văn bản pháp lý này không chỉ là ghi nhận các quyền của trẻ, mà còn đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em trên thực tế. Việc quy định các biện pháp để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em có thể tự thực hiện các quyền của mình tốt nhất có thể. Ví dụ, quy định về trẻ em có quyền đi học thì các biện pháp đảm bảo quyền đi học của trẻ em như: hệ thống trường học được xây dựng đầy đủ, an toàn, thuận lợi cho trẻ em có thể tới trường, đồng thời các văn bản pháp luật quy định trẻ em trong độ tuổi đi học phải được đến trường...
Để đảm bảo các quyền của trẻ em, pháp luật cần quy định các chủ thể có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình để bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em. Ví dụ: để đảm bảo quyền sống còn của trẻ em thì cha, mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; để đảm bảo quyền học tập, phát triển năng khiếu của con thì cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình, phải tạo môi trường, điều kiện về vật chất và tinh thần để trẻ em được học tập, phát triển các năng khiếu cho trẻ em; ...
Trẻ em được sinh ra lớn lên trong môi trường gia đình nhưng có trưởng thành, phát triển toàn diện không cần trải qua các môi trường xã hội. Bởi vậy, các cơ quan có chức năng, tổ chức xã hội thực hiện và bảo vệ các quyền trẻ em trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đặc biệt là sự phối hợp với nhau có trách nhiệm tạo môi trường xã hội để trẻ em có thể học tập, trải nghiệm và trưởng thành từ môi trường đó. Các chủ thể trong xã hội cần tạo điều kiện thực hiện tốt nhất để đảm bảo các quyền của trẻ em được thực thi trong xã hội.
Thứ hai, bảo đảm cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật về trẻ em.
Cơ chế giám sát là sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em bằng các biện pháp tích cực để buộc và
49
hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo37. Để quy định về quyền của trẻ em thực thi có hiệu quả, hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về trẻ em đóng vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động giám sát có thể đánh giá việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, việc tổ chức thực hiện của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em.
Hoạt động giám sát tối cao cũng là cơ sở quan trọng để Quốc hội xem xét, đánh giá tính hợp lý và khả thi của các chính sách pháp luật về trẻ em, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật. Hoạt động giám sát tập trung vào các nội dung cơ bản như: giám sát việc tuân thủ pháp luật về trẻ em và pháp luật có liên quan; đánh giá hiệu quả của việc thực thi pháp luật về trẻ em; xem xét các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
Ngoài ra, cơ chế giám sát được thực hiện có hiệu quả là sự giám sát của người dân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em. Đây không phải giám sát tầm vĩ mô nhưng có ý nghĩa kịp thời để giải quyết những tình huống cụ thể, tạo được tính trách nhiệm cộng đồng đối với bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt trong những trường hợp trẻ em rơi vào cấp độ cần hỗ trợ.
Tùy theo cách thức tổ chức mà mỗi quốc gia có thể giao hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em cho một cơ quan nhất định. Sẽ rất hiệu quả nếu thành lập một cơ quan giám sát độc lập, được Nhà nước phân bổ nguồn lực và chịu trách nhiệm giải trình về cơ chế giám sát quyền trẻ em. Cơ chế này cũng hỗ trợ trẻ em tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng, tăng nhận thức về quyền trẻ em.
Thứ ba, bảo đảm bằng các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
Quyền và bổn phận của trẻ em ở mỗi quốc gia được bảo đảm thực hiện bằng thể chế chính trị, bằng sự ổn định chính trị, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị và sự lãnh đạo, điều hành của Nhà nước đó. Điều này là đúng với mọi thể chế chính trị. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo Đảng, việc bảo đảm các quyền và bổn phận của trẻ em cần có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đặc biệt vai trò của cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về trẻ em cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội để tập trung xây dựng cơ chế và nguồn lực để tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là bảo đảmvề chính trị trong việc thực hiện các quyền trẻ em. Với cơ chế này, Việt Nam luôn được coi là quốc gia có sự ổn định về chính trị, do vậy, các quyết sách dành cho trẻ em mang tính ổn định và phát triển bền vững.
37 Xem BộTư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), “Từđiển Luật học”, Nxb. Từđiển Bách khoa - Nxb. Tư
50
Bảo vệ quyền trẻ em bằng nền tài chính vững vàng và tiềm lực kinh tế. Hiện nay Nhà nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã và đang ngày càng dành những điều kiện kinh tế cần thiết để quyền trẻ em được thực hiện thông qua nhiều chính sách liên quan đến thực hiện quyền trẻ em. Với mục tiêu phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, trẻ em trong mỗi gia đình đều đã vàđang được hưởng thụ từ những chính sách thúc đẩy kinh tế, giảm chi phí cho việc học tập của trẻ em... Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước là đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể, điều này chính là tiền đề, điều kiện bảo đảm kinh tế phát triển là cơ sở để bảo vệ quyền trẻ em.
Bảo vệ quyền trẻ em bằng việc giữ vững tư tưởng và truyền thống văn hóa. Ở Việt Nam với quan điểm của Chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đạo đức và truyền thống dân tộc, con người Việt Nam, sự thống nhất của chính trị, tư tưởng và đạo đức, sự phát triển về trình độ văn hóa, xã hội là những bảo đảm về mặt tư tưởng cho việc thực hiện các quyền trẻ em hiện nay. Cùng với giao lưu văn hóa, Việt Nam đã xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Theo đó, đời sống tinh thần tốt đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có ý thức cộng đồng, có tấm lòng nhân ái, lối sống có văn hóa và thiết lập được mối quan hệ hài hòa với gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em khi được sống trong nền văn hóa đó, được tôn trọng bản sắc của mình, được giao lưu, được học hỏi nền văn hóa văn minh đó thì sẽ sớm hình thành tư chất có văn hóa. Nhà văn Pearl Buck (1892 - 1937), nữ nhà văn Mỹ đầu tiên được giải Nobel về văn chương, đã nói: “Sự văn minh của một xã hội được xác định ở chỗ: Xã hội đó quan tâm thế nào đến các thành viên yếu đuối của mình”38. Phát triển kinh tế nhưng gắn liền với việc đảm bảo an sinh xã hội, xóa bỏ, hạn chế khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt đối với trẻ em, người yếu thế...
Bảo vệ quyền trẻ em bằng việc xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm. Với tính chất của chế tài pháp luật, việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em là một trong các biện pháp để răn đe đối với chủ thể có hành vi vi phạm, đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Việc xây dựng các chế tài để buộc các chủ thể có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm quy định pháp luật là điều kiện quan trọng trong bảo vệ quyền trẻ em. Để bảo vệ quyền trẻ em được thực hiện hiệu quả bên cạnh việc ghi nhận các quyền trẻ em, việc xây dựng các cấp độ bảo vệ quyền nhằm xác định mức độ của của các hành vi vi phạm để xử lý cho phù hợp. Tùy vào các cấp độ bảo vệ, Nhà nước
38 Dusenko - Mantrekha (2001), Sựthông minh và sắc sảo của phụ nữ thế giới (Dịch giả: Hoàng Dương - Hoàng
51
buộc các chủ thể lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để thực hiện việc bảo vệ quyền trẻ em. Bởi vậy, pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu, phù hợp nhất trong mỗi quốc gia để bảo vệ quyền trẻ em.
Như vậy, có thể khẳng định việc xây dựng các thiết chế, biện pháp xử lý vi phạm quyền trẻ em chính là sựghi nhận và tôn trọngvà bảo vệquyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.