Khái niệm bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 62 - 64)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

2.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình

Gia đình với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. Gia đình với chức năng của mình thực hiện việc bảo vệ, giáo dục trẻ em trên cơ sở môi trường tự nhiên và các quy định pháp luật để đảm bảo sự ổn định và an toàn trong xã hội.

Luật HN&GĐ ra đời nhằm thiết lập và duy trì chế độ HN&GĐ Việt Nam. Qua thời gian, với sự vận động của xã hội cũng như những thay đổi của gia đình Việt Nam đã có nhiều văn bản, đạo luật HN&GĐ ra đời, thay thế cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội, lề lối và xu hướng của gia đình Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Mối quan hệ gia đình giữa các thành viên gia đình cũng vì thế thay đổi và được điều chỉnh theo theo hướng ngày càng bình đẳng, tôn trọng, quan tâm đến nhau hơn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trong quan hệ cha, mẹ và con ngày càng dân chủ bởi các thế hệ về sau được quan tâm, chăm sóc, học tập nên đã có những hiểu biết và tri thức rộng mở hơn. Sự vận động, tiếp cận những vấn đề mới, giá trị văn hóa, văn minh nhân loại đồng thời cải biến và áp dụng tại gia đình Việt Nam đang diễn ra có tác động nhất định đến việc thực hiện quyền trẻ em trong gia đình Việt Nam.

Từ khái niệm bảo vệ quyền trẻ em, việc ghi nhận các quyền của trẻ em, các biện pháp bảo đảm thực thi các quyền đó bằng các quy định pháp luật HN&GĐ là cần thiết để điều chỉnh mối quan hệ giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình. Mức độ ghi nhận các quyền trẻ em, quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em trên cơ sở xác định các nghĩa vụ của các thành viên gia đình, các biện pháp chế tài đối với việc vi phạm các nghĩa vụ đó trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ em.

54

Lịch sử pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ đều thể hiện việc bảo vệ trẻ em. Pháp luật thời kỳ phong kiến, trẻ em chủ yếu được xem xét với tư cách của thành viên trong gia đình. Theo Quốc triều hình luật, trẻ em với tư cách là con chính thức trong gia đình được bảo vệ quyền được sống, được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc và dạy dỗ, còn trường hợp đứa bé bịcha khước từ sẽ mang họ mẹ39.

Pháp luật thời kỳPháp thuộc đã quy định cụ thể về quyền của trẻem như: quyền được khai sinh; quyền được sống chung với cha mẹ và đảm bảo nơi cư trú; quyền được cha mẹ thừa nhận; quyền được nhận làm con nuôi; quyền thừa kế tài sản của gia đình cha mẹ đẻ và gia đình cha mẹ nuôi; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng và giáo dục; quyền được giám hộ40. Điều 208 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Cấm cha mẹ không được phép đem con cái đi cầm cố hoặc gán để trừ nợ. Phàm khế ước như thế, đối với pháp luật cho là phi luân lý và vô hiệu lực”.

Pháp luật từ Cách mạng Tháng Tám đến nay thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta về bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng (Điều 14). Trên cơ sở đó, ngay khi ban hành Sắc lệnh đầu tiên về HN&GĐ (Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950), Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã hướng tới mục tiêu xóa bỏ quyền tuyệt đối của cha mẹ với con“Cha mẹkhông có

quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi”, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa con trong giá thú với con ngoài giá thú “Người con hoang vô thừa nhận được phép truy

nhận cha mẹtrước tòa”41. Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của lịch sử, trên cơ sở các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 khẳng định về bảo vệ trẻ em, các đạo luật về HN&GĐ đã cụ thể hóa quan điểm của Nhà nước ta về bảo vệ trẻ em.

Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản, một trong các nguyên tắc đó là bảo vệ trẻ em. Với nguyên tắc đó, các chế định của luật HN&GĐ đều thể hiện rõ bảo vệ quyền của trẻ em. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ, trong đó có nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em (khoản 4 Điều 2).

Như vậy, hệ thống pháp luật HN&GĐ nước ta đã ghi nhận việc bảo vệ quyền trẻ em trong gia đình. Các quyền của trẻ em được dần thừa nhận và ngày càng mở rộng. Các nguyên tắc xuyên suốt hiện tư tưởng nhất quán trong việc bảo vệ quyền của trẻ em, theo hướng ngày càng đầy đủ và thể hiện rõ tính nhân đạo, nhân văn của Đảng và Nhà

39Vũ Văn Mẫu (1959), Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển 1 –Gia đình, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản.

40Điều 25, Điều 26, Điều 53, Điều 29, Điều 182, Điều 218, Điều 225 BộDân luật Bắc kỳnăm 1931.

41Điều 8 quy định: “Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi”; Điều 9 quy định:

55

nước ta trong việc bảo vệ trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước. Các quyền cơ bản của trẻ em được các đạo luật HN&GĐquy định khác nhau thể hiện mức độ ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước và mối quan hệ HN&GĐ. Luật HN&GĐ quy định các nghĩa vụ của các thành viên gia đình tương ứng với quyền được bảo vệ của trẻ em trên cơ sở các quyền, lợi ích của trẻ em được pháp luật HN&GĐ điều chỉnh. Việc quy định giới hạn hay mở rộng các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ sẽ đánh giá được mức độ bảo vệ các quyền trẻ em trong quan hệ HN&GĐ.

Bảo vệ quyền trẻ em gắn với bảo vệ trẻ em với vai trò là chủ thể đặc biệt trong pháp luật HN&GĐ. Thông qua hành lang pháp lý là các quy tắc ứng xử của cha, mẹ và thành viên khác trong gia đình với trẻ em, luật HN&GĐ đã xác định các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cha, mẹ và con chưa thành niên, đảm bảo tính bình đẳng về quyền giữa các chủ thể. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, các chế tài trong luật HN&GĐ được xây dựng để đảm bảo việc thực thi pháp luật HN&GĐ trong thực tế khi cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với con chưa thành niên.

Như vậy, Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ là tổng thể các quy định pháp luật ghi nhận các quyền của trẻ em, nghĩa vụ của thành viên gia đìnhcác biện pháp

xửlý hành vi xâm phạm quyền trẻ em nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em

để trẻem được phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)