7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
2.3.2.2. Yếu tố phong tục, tập quán
Sự tác động của phong tục tập quán đến thực hiện, bảo vệ quyền trẻ em là rất lớn. Những phong tục, tập quán tiến bộ góp phần tích cực vào việc bảo đảm các quyền cơ bản của các em. Những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời chính là yếu tố ảnh hưởng xấu đến trẻ em và việc bảo đảm các quyền của trẻ em. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm, có những phong tục đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong đời sống của người dân, của gia đình và xã hội.
Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, có sức ảnh hưởng sâu, rộng đến tâm lý, cách nghĩ và cách giáo dục trẻ em. Chẳng hạn, phong tục thăm hỏi nhau trong các ngày lễ, ngày Tết tạo cơ hội để trẻ em được tham gia, học hỏi tích lũy kinh nghiệm sống, gắn bó, trân trọng tình cảm gia đình, đồng thời qua đây trẻ em được thể hiện thái độ, tình cảm cũng như bổn phận của mình đối với cha, mẹ, người thân trong gia đình.
Bên cạnh đó, có những tập quán làm ảnh hưởng đến quyền được phát triển của trẻ em như; tập quán du canh, du cư của một bộ phận dân cư đã dẫn đến tình trạng trẻ em không có nơi sinh sống ổn định, khó khăn trong việc đi học, chăm sóc sức khỏe cũng như thụ hưởng các thành quả phát triển của xã hội. Dân cư ven biển hoặc ven sông thường sống trên thuyền, trên bè nên trẻ em không được đi học vẫn tồn tại. Phong tục lấy vợ, lấy chồng ở tuổi mười ba, mười sáu (phong tục của thời kỳ phong kiến “nữ thập tam, nam thập lục”, phong tục kết hôn cận huyết thống... ) của các dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyền của trẻ em như: Cơ hội học tập bị mất, phải lao động sớm, gánh vác gia đình, các em gái mang thai, nuôi con nhỏ... ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất của trẻ em. Phong tục chữa bệnh bằng việc việc cúng lễ, phong tục người phụ nữ sinh con một mình ở một số dân tộc thiểu số vùng bắc Tây Nguyên đã vi phạm quyền được sống và chăm sóc sức khỏe của trẻ em51. Các yếu tố
63
này tác động không nhỏ nên pháp luật HN&GĐ, theo đó hiện nay, pháp luật đang vận động xóa bỏ một số tục lệ, tập quán như: Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo; Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ; Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái. Như vậy, các vấn đề này hiện nay vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong gia đình có thể theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện quyền của trẻ em. Việc xác định và tìm hiểu sự tác động của các yếu tố đó như thế nào đến sự phát triển của trẻ em cần được quan tâm đúng mức để chủ động ứng phó, đảm bảo cho trẻ em được phát triển.
https://thanhnien.vn/van-hoa/nhung-tap-tuc-ky-la-ky-8-muon-vuot-can-phai-vao-rung-366425.html
64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, Luận án đã nêu nên được những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ và các nội dung khác có liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em. Luận án đã làm rõ trẻ em là nhóm chủ thể đặc biệt trong xã hội, được phân biệt với các chủ thể khác trong xã hội bằng độ tuổi. Đây là cách phân biệt được thống nhất chung nhất trong nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học pháp lý. Việc phân định như vậy dựa trên cơ sở khoa học về sự phát triển tự nhiên của trẻ em trong quá trình phát triển của con người. Trẻ em có những đặc điểm về thể chất và tâm lý, nhận thức đặc trưng khác biệt, còn non nớt về thể chất và trí tuệ không thể tự bảo vệ được mình nên việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nghĩa vụ buộc người lớn phải thực hiện.
Luận án đã luận giải và xây dựng khái niệm về quyền trẻ em được bắt nguồn từ quyền con người đó là trẻ em sẽ được hưởng một cách bình đẳng nhất quyền con người. Tuy nhiên, với năng lực hành vi của trẻ còn chưa đầy đủ nên nhiều quyền của trẻ chưa được thực hiện hoặc được thực hiện bởi người lớn. Về lý luận và thực tế cuộc sống xã hội thì người lớn có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc, thực hiện các quyền cho trẻ chính là cha, mẹ người có quyền giám hộ, quyền và nghĩa vụ trực tiếp đối với trẻ em.
Luận án đã phân tích bảo vệ quyền trẻ em trên cơ sở bảo vệcác quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế được ghi nhận, bảo đảm thực thi và xem xét xử lý khi có hành vi vi phạm các quyền trẻ em.. Bảo vệ quyền trẻ em được xác định là bảo vệ các quyền con người của trẻ emđể xây dựng các yếu tố để đảm bảo thực hiện việc bảo vệ quyền trẻ em trên thực tế. Bằng các cơ chế hữu hiệu, các chủ thể bảo vệ các quyền trẻ em theo nhiều cấp độ, phụ thuộc vào sự phát triển tự nhiên của trẻ em. Khi các quyền trẻ em được thực hiện, tương ứng với nghĩa vụ, trách nhiệmcủa các chủ thể thực hiện.
Nội dung bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ đã được xây dựng và phát triển trên cơ sở lý luận về bảo vệ quyền trẻ em trong mối quan hệ HN&GĐ. Các phân tích xoay quanh việc ghi nhận, bảo đảm thực hiện và xử lý vi phạmtrên cơ sở bảo vệ quyền trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em theo luật HN&GĐ có những đặc điểm riêng, đặc trưng, phù hợp với mối quan hệ nhân thân của trẻ em với các thành viên gia đình. Gia đình có vai đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền trẻ em bởi đây là môi trường đầu tiên, quyết định phần lớn quá trình phát triển về thể chất và định hình tính cách của trẻ em.
Giống như nhiều ngành luật khác, pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong gia đình chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ chế độ chính trị, đường lối, quan điểm của Đảng cũng như các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán sâu sắc nhất là những tập tục của nhóm người trong cộng đồng dân cư bởi thói quen sinh hoạt của người dân.
65
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM