Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 32 - 43)

Khép lại năm 2020, kinh tế - xã hội Việt Nam được đánh giá là phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhận một cú sốc lớn tới từ đại dịch Covid, khiến cho các cường quốc rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Mặc cho những khó khăn đến từ những tác động bên ngoài, tăng trưởng kinh tế năm Việt Nam năm 2020 đạt mức 2,91%%, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, đạt mục tiêu mà Quốc hội đề ra từ đầu năm. Ngành ngân hàng có tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 11,08%, thấp nhất trong vòng 5 năm qua, tuy nhiên vẫn là động lực chính trong việc phát triển GDP. Tỷ giá, thị trường ngoại hối được điều chỉnh một cách hợp lý. Nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3% theo mục tiêu đã đề ra.

Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập, sự ganh đua giữa các ngân hàng đang trở trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đẩy nhanh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Với mục tiêu “tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững”, Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Giảng Võ luôn luôn theo sát các biến động của thị trường, nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện xuất sắc các chỉ đạo, đường lối mà Hội sở đề ra. Từ đó, trong suốt thời gian kể từ thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt và nhận được sự đánh giá cao từ ban lãnh đạo ngân hàng. Dưới đây là những phân tích, đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động của MB Giảng Võ:

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống là các chi nhánh, phòng giao dịch. Chỉ số huy động vốn phải được đảm bảo giữ ở tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của chi nhánh, đồng thời phần nào đó giúp đánh giá được quy mô của từng đơn vị. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội, hoạt động huy động vốn được triển khai theo cơ chế quản lý tập trung và được áp dụng thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống. Lượng vốn huy động tại các chi nhánh sẽ được bán lại toàn bộ về phía Hội sở và được áp dụng mức lãi suất chênh lệch một phần so với lãi suất huy động từ khách hàng (hay còn được gọi với cái tên NIM huy động). Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn là hoạt động phản ánh một phần quan

trọng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần không nhỏ vào đánh giá cơ cấu thu nhập của đơn vị.

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Huy động theo Khối 2,037.87 100.0% 2441.39 100.0% 119.8% 2,899.41 100.0% 118.8% KHCN 1,128.87 55.4% 1,230.48 50.4% 109.0% 1,381.72 47.7% 112.3% SME 543.3 26.7% 806.88 33.1% 148.5% 1,101.58 38.0% 136.5% CIB 364.05 17.9% 396.19 16.2% 108.8% 406.99 14.0% 102.7% FI+Treasuary 1.66 0.1% 7.84 0.3% 472.3% 9.12 0.3% 116.3% Huy động theo kỳ hạn 2037.87 100.0% 2441.39 100.0% 119.8% 2,899.41 100.0% 118.8% Không kỳ hạn 677.72 33.3% 665.13 27.2% 98.1% 670.09 23.1% 100.7% Có kỳ hạn 1360.16 66.7% 1776.26 72.8% 130.6% 2,229.32 76.9% 125.5%

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại MB Giảng Võ

(Nguồn: MB Giảng Võ)

Trong hoàn cảnh thị trường tài chính đang dần chuyển dịch hoạt động huy động vốn sang các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ... cạnh tranh gắt gao cùng với hình thức huy động truyền thống của các tổ chức tín dụng; cùng với đó, ngay giữa các hệ thống ngân hàng, sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau (về mức độ phủ sóng địa bàn, mức độ hấp dẫn của các sản phẩm huy động...) đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

số lượng và chất lượng, thông qua đó đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Biểu đồ 1.1: Tổng Nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kết thúc năm 2020, huy động vốn của MB Giảng Võ đạt khoảng 2900 tỷ đồng, tăng 18.8% so với năm 2019. Trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều biến động, việc chi nhánh có thể giữ được mức tăng trưởng huy động vốn gần tương đương so với năm tài chính trước có thể được coi là một thành công. Đóng góp lớn nhất vào nguồn huy động vốn phải kể đến nguồn huy động từ các KHCN và các khách hàng DNNVV với tổng tỉ lệ đến hơn 80% duy trì đều qua các năm. Đặc biệt, thông qua bảng 1.1, ta có thể thấy chi nhánh đang chuyển dần cơ cấu từ huy động không kỳ hạn sang có kỳ hạn nhiều hơn. Điều này là tất yếu vì nó giúp cho ngân hàng có được lượng vốn cần thiết để thực hiện những hoạt động kinh doanh sinh lời lớn cho ngân hàng, cụ thể là hoạt động cho vay.

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Song hành với chỉ tiêu huy động vốn tác động trực tiếp tới quy mô tổng tài sản của một chi nhánh, quy mô dư nợ thể hiện năng lực hoạt động, ảnh hưởng lớn tới chỉ số lợi nhuận của ngân hàng. Với vị thế là một chi nhánh với tuổi đời trẻ, để gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng thì một trong những điều kiện quan trọng là cần phải đẩy mạnh được việc mở rộng, gia tăng quy mô dư nợ.

Thời điểm từ 2018 đến 2020 là giai đoạn gặp nhiều biến động lớn của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là với một lĩnh vực nhạy cảm như tài chính ngân hàng khi phải đối mặt với một loại các vấn đề như: tỷ giá, lãi suất chưa thực sự ổn định; nợ xấu tăng cao, nhiều tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng mất vốn; thị trường bất động sản sau một giai đoạn phát triển nóng đã có dấu hiệu xì hơi, khả năng thanh khoản ở mức thấp...

Trong bối cảnh đó, MB Giảng Võ đã thực hiện nhiều phương án kinh doanh mới để có thể mở rộng số lượng và chất lượng tệp khách hàng vay vốn, khai thác một cách hiệu quả nhất lợi thế ở nhánh khách hàng là những DN quân đội, khai thác triệt để hơn danh mục các khách hàng tiềm năng lớn, mở rộng hơn việc tiếp cận các khách hàng DNNVV, các KHCN. Nhờ đó, trong giai đoạn đầy thách thức này, hoạt động cho vay của đơn vị đã gặt hái được những kết quả thuận lợi, điển hình như:

Biểu đồ 1.2: Dư nợ cho vay tại MB Giảng Võ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Thông qua biểu đồ trên, có thể thấy trong giai đoạn ba năm từ 2018 đến 2020, quy mô dư nợ tại MB Giảng Võ có sự tăng trưởng khá lớn: từ mức 939.87 tỷ đồng (năm 2018) vươn lên 1575.16 tỷ đồng (năm 2020), với mức tăng trưởng tuyệt đối lên tới 635.29 tỷ đồng, đạt 168%. Với việc vượt mốc 1 nghìn tỷ đồng đối với quy mô dư nợ, chi nhánh Giảng Võ đã và đang hiện thực hoá mục tiêu lọt vào nhóm

Biểu đồ 1.3: Dư nợ cho vay theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền, dư nợ cho vay bằng VND vẫn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (USD) đã giảm từ mức 26% năm 2018 xuống mức 1% năm 2020. Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong thời kỳ. Theo đó, để góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam, hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó có việc thắt chặt điều kiện cho vay ngoại tệ đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn trả nợ

Trong các năm qua, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn khoảng 60% tổng dư nợ như hiện tại, Chi nhánh đang duy trì một cơ cấu dư nợ tương đối hợp lý theo kỳ hạn, việc tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giúp quy mô dư nợ của Chi nhánh đảm bảo tính ổn định, mạng lại một biên lãi suất tốt hơn.

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của đơn vị trong những năm qua không có sự biến động lớn. Theo đó, dư nợ của bộ phận khách hàng là các doanh nghiệp lớn (khách hàng CIB) với khoảng 40% dư nợ vẫn chiếm phần lớn trong quy mô dư nợ của chi nhánh, khoảng 40% dư nợ thuộc bộ phận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng SME), phần còn lại chiếm khoảng 20% thuộc về nhóm khách hàng cá nhân (KHCN). Quan sát một cách tổng quát, tỉ lệ dư nợ bộ phận khách hàng cá nhân tại chi nhánh có xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm nhưng có thể đánh giá là còn ở mức khá thấp. Để có thể đảm bảo được tính ổn định trong quy mô và tiến tới là gia tăng mạnh mẽ kết quả kinh doanh, trong gian đoạn tới đây, chi nhánh cần phải huy động mạnh hơn nguồn lực nhân sự để thúc đẩy việc phát triển số lượng cũng như chất lượng bộ phận khách hàng cá nhân, đảm bảo tỷ lệ dư của bộ phận khách hàng trên đạt ít nhất 30%.

2.1.3.3. Một số hoạt động khác

 Hoạt động bảo lãnh:

Ngoài các nghiệp vụ thông thường như huy động, cho vay; cung cấp các hợp đồng bảo lãnh hiện đang là một trong những nghiệp vụ tạo ra doanh thu rất lớn cho các TCTD trong những năm gần đây. Ngân hàng TMCP Quân đội với mục tiêu hàng đầu là đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính đối với các đơn vị quân đội làm hoạt động kinh tế. Bởi vậy, nghiệp vụ bảo lãnh đã được Ngân hàng Quân đội phát triển và triển khai tới các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Với lợi thế về kinh nghiệm hoạt động trong hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Quân đội đã xây dựng và hoàn thiện rất nhiều loại hình bảo lãnh để phục vụ cho số lượng đa dạng các đối tượng, thông qua đó dẫn đầu hoạt động bảo lãnh trong hệ thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Song hành với tầm hình của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội, đơn vị cũng chú trọng phát triển hoạt động bảo lãnh và gặt hái được những con số rất ấn tượng, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của chi nhánh trong thời gian qua.

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền (+/-) Số tiền (+/-) Dư bảo lãnh 539.04 1056.46 196% 1391.06 132% Thu phí bảo lãnh 9.87 14.98 152% 24.38 163%

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động bảo lãnh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Có thể thấy, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Giảng Võ trong những năm qua có sự tăng trưởng vượt bậc trong số dư, cùng với đó là số phí mà khách hàng chi trả cho chi nhánh, tổng thu phí bảo lãnh của đơn vị những năm qua đều tăng vượt mức 150%. Chính vì vậy, hoạt động bảo lãnh đã và đang đóng góp vai trò rất lớn trong nguồn thu của đơn vị.

 Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT):

Với tầm nhìn tái cơ cấu doanh thu, giảm bớt sự lệ thuộc nguồn thu vào các sản phẩm tín dụng, trong thời gian vừa qua ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung thực hiện nhiều điều chỉnh nhằm đa dạng hóa dịch vụ, quan tâm việc thúc đẩy triển khai các sản phẩm phi tín dụng. Theo đó, hoạt động tài trợ thương mại hứa hẹn sẽ là một trong những sản phẩm được ngân hàng chú trọng.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng rộng và sâu với thế giới, hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính của các doanh nghiệp cũng gia tăng đáng kể. Nắm bắt được xu thế của thị trường, những năm qua Chi nhánh đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp phát triển danh mục khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có thể kể đến các dịch vụ chủ đạo bao gồm: mua bán ngoại tệ, thanh toán TTR, L/C, D/P... Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền (+/-) Số tiền (+/-) Doanh thu từ hoạt động TTQT (triệu USD) 83.14 98.12 118% 107.44 109% Phí thu được từ hoạt động TTQT 2.73 3.31 121% 3.79 114%

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chi nhánh có mức tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế hàng năm đạt mức trên 10%, tuy nhiên so với hoạt động bảo lãnh, thanh toán quốc tế tại đơn vị có sự tăng trưởng chậm hơn. Với tổng số phí thu được là 3.79 tỷ đồng, tiền phí thu được nhờ hoạt động TTQT đang chiếm 13% tổng khối lượng phí dịch vụ; đối với lợi nhuận trước thuế là 7.5% vào thời điểm kết thúc năm 2020.

 Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Ngoài các sản phẩm truyền thống, trong giai đoạn vừa qua, MB Giảng Võ cũng tích cực đẩy mạnh nhiều sản phẩm hiện đại mới được hệ thống triển khai nhằm phục vụ một cách tốt nhất thị hiếu của khách hàng. Trong đó đặc biệt phải kể đến một số sản phẩm mang tính ứng dụng các thành tựu khoa học chất lượng cao như: Ứng dụng ngân hàng trực tuyến thuận tiện có thể sử dụng trong bất kì hoàn cảnh nào (Mobile Banking, Internet Banking,...) đã được MB Giảng Võ triển khai rộng khắp đối với mọi khách hàng bao gồm cả KHCN và KHDN.

Hiện tại, với định hướng phát triển bản thân trở thành đối tác trung gian triển khai đầy đủ các dich vụ hỗ trợ tài chính, MB Giảng Võ đã thử nghiệm và phát triển rất nhiều các sản phẩm có tính đột phá như: dịch vụ thu hộ các khoản như tiền điện, tiền nước, tiền các dịch vụ viễn thông, các khoản thuế, lệ phí liên quan đến các dịch vụ công... Những khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quân đội hiện nay đã có thể sử dụng đầy đủ các nhu cầu về tài chính cá nhân trong bất kì hoàn cảnh nào mà không cần thiết phải tới các quầy giao dịch của ngân hàng để thực hiện. Với những thế mạnh về sự tiện lợi cũng như nhanh chóng của mình, những sản phẩm này được định hướng sẽ trở thành những sản phẩm dịch vụ đóng góp lớn nhất vào nguồn lợi nhuận của đơn vị.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh CHỈ TIÊU NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) I. DOANH THU 72.98 101.70 139% 125.16 123% 1. Thu từ hoạt động tín dụng 54.26 70.32 130% 88.43 126%

1.1 Thu lãi tiền gửi 30.10 35.955 45.34

1.2 Thu lãi cho vay 24.34 36.10 43.655

1.3 Thu/chi khác (0.18) (1.74) (0.57)

2. Thu dịch vụ 20.44 30.62 150% 36.17 118%

3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác

(2.18) 0.54 -25% 0.26 48%

3.1 Thu về kinh doanh ngoại tệ (1.70) 0.56 0.39

3.2 Phái sinh (0.48) (0.03) (0.14)

4. Thu từ hoạt động khác 0.46 0.23 49% 0.305 136%

II. CHI DỰ PHÒNG (6.57) (10.73) 163% (21.02) 196%

III. DTT SAU RỦI RO 66.41 90.97 137% 104.14 114%

IV. CHI PHÍ 37.77 51.32 136% 58.24 113%

V. THU NHẬP TRƯỚC THUẾ

28.65 39.65 138% 45.90 116%

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số liệu cho thấy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng đối với doanh thu hàng năm cao hơn tốc độ gia tăng về chi phí, theo đó tác động đến đà tăng của thu nhập ở mức cao (lên đến trên 20%/năm). Trong đó, cơ cấu dòng tiền thu được của chi nhánh vẫn chịu tác động khá lớn từ các khoản thu lãi tiền gửi và lãi cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 32 - 43)