Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 70 - 79)

a. Cải thiện hoạt động tổ chức quản lý của các cơ quan ban ngành đối với DNNVV

Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần phải liên tục ra soát, kiểm tra việc thực hiện ác quy định pháp luật về kinh tế để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình DN thực thi quyền và nghĩa vụ kinh tế của mình. Đặc biệt, cần phải đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi các chính sách giữa các loại hình DN khác nhau, tránh việc tạo ra những chính sách bất bình đẳng tạo sự không đồng thuận giữa các DN với nhau.

Đồng thời, cần xây dựng và triển khai các quy định về đảm bảo tính đầy đủ, trung thực của DN trong việc kê khai thông tin, đặc biệt là các DNNVV để đảm bảo việc quản lý diễn ra kịp thời và chính xác nhất.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường giám sát hoạt động của các DNVVN. Bởi, để xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp hiện nay tương đối đơn giản, dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp được thành lập vì các mục đích lừa đảo, buôn bán hóa

đơn, chuyển giá.... Điều này vô hình chung khiến nhiều DN làm ăn không trong sạch có thể lợi dụng sự lỏng lẻo trong khâu giám sát của các cơ quan quản lý mà tìm cách lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các TCTD dẫn đến việc các TCTD buộc phải đưa ra các điều kiện tín dụng vô cùng chặt chẽ đối với đối tượng DN này.

b. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với DNVVN.

Tính đến hết năm 2019, cả nước có hơn 650.000 DNNVV, chiếm 95% số lượng các doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Nhóm doanh nghiệp này hiện đang đóng góp tới 50% GDP, 33% vào các khoản thu ngân sách nhà nước và hơn 40% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Không những vậy, các DNNVV hàng năm còn đang giúp cho hàng triệu người lao động tránh khỏi cảnh thất nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng các DNNVV có năng lực thật sự còn chưa nhiều. Trong nhiều năm tới, khối DNNVV vẫn là động cơ phát triển nền kinh tế Việt Nam nên đòi hỏi chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này mạnh hơn nữa, trong đó, các các chính sách của Nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm:

Đối với chính sách đất đai: Do nguồn vốn hạn chế, trong khi để hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp bắt buộc phải có mặt bằng. Vì vậy, Nhà nước nên xem xét xây dựng các Khu/Cụm công nghiệp tập trung để cho DNNVV thuê lại với giá ưu đãi. Đi cùng với đó là chú trọng đến xây dựng và phát triển mạng lưới hạ tầng cơ sở tối ưu nhất để tạo môi trường thuận tiện cho DN. Đối với các DNNVV có tiềm lực tài chính, có khả năng tự đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần hỗ trợ tối đa trong công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu...

Đối với chính sách thuế: Các cơ quan quản lý hiện vẫn chưa ban hành bất cứ chính sách ưu đãi nào về thuế đối với nhóm DNNVV, điều này vô tình dẫn đến việc các DN mới thành lập chưa ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh những đã phải sử dụng một phần nguồn vốn của mình để chi trả các khoản thuế. Chính vì lí do đó dẫn đến việc rất nhiều DN tìm cách lách luật, trốn thuế bằng cách làm giả sổ sách để tiết kiệm chi phí. Cơ quan quản lý thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo hướng dẫn cho các DNNVV các quy định pháp luật về thuế để doanh nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó, việc miễn giảm một số loại thuế cũng sẽ tạo tiền đề phát triển thuận lợi cho các DN. Vậy nên điều các cơ quan quản lý cần làm ngay lúc này là phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đưa ra những quy định mới nhằm tạo điều kiện phát triển cho các DNNVV.

Đối với chính sách công nghệ: Những năm gần đây, cơn sóng công nghệ 4.0 đã và đang ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao năng suất lao động, giúp các DN nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ tốn một chi phí đầu vào rất lớn, là một yêu cầu khó khăn đối với các DNNVV với nguồn vốn hạn chế. Do đó Nhà nước cần nâng cao vai trò của các Hiệp hội, Viện nghiên cứu... , trong việc giúp DNVVN tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với chính sách đầu tư: Các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp còn khá hạn chế, vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các ngành nghề phục vụ đời sống. Vì vậy, trong thời gian tới, các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước cần tập trung vào khu vực trực tiếp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; ứng dụng công nghệ cao; và nông nghiệp, nông thôn, các địa bàn thuộc vùng khó khăn.

c. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác xử lý nợ

Trong những năm qua, tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng mạnh mẽ do hệ quả của một giai đoạn dài nền kinh tế phát triển nóng, công tác cho vay, quản trị rủi ro của các ngân hàng bị buông lỏng. Theo đó, nhiều tổ chức tín dụng gặp phải khó khăn, một số đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Việc nợ xấu tăng cao xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó, hành lang pháp lý cho công tác xử lý thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng chưa được quy định hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Pháp luật vẫn hướng về bảo vệ người dân, dẫn tới tình trạng chây ì, thiếu hợp tác. Qua đó dẫn tới tình trạng xử lý nợ của các ngân hàng kéo dài, tốn kém nguồn lực mà không đem lại hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiện toàn hệ thống pháp luật, đặc biệt pháp luật liên quan đến công tác xử lý tài sản đảm bảo, tăng cường hiệu quả của hoạt động thi hành án.

KẾT LUẬN

Kết thúc năm 2020, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng với những quyết sách phù hợp, Chính phủ đã đưa Việt Nam thoát ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc suy thoái kinh tế, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn kinh tế mới, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức với những hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, mở ra ngưỡng cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với các quốc gia và vũng lãnh thổ mới. Chính vì vậy, việc các ngân hàng cần làm bây giờ là phải đảm bảo sự phát triển bền vững, tích cực hỗ trợ các DN, đặc biệt là DNNVV để góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ra xa khu vực và thế giới thông qua những công cụ, chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.

Thông qua những nghiên cứu, lí luận cùng với những cơ sở thực tiễn về các DNNVV, đề tài đã khẳng định được những tác động to lớn của đối tượng này lên công cuộc phát triển đất nước; nêu ra được những khó khăn, vướng mắc mà các DN cần được giải đáp, hỗ trợ, đặc biệt là trong nguồn vốn và việc tiếp cận các sản phẩm tín dụng của các TCTD và làm rõ những nguyên nhân dẫn tới khó khăn đó.

Từ những đánh gia một cách khách quan về những hạn chế hiện hữu, tác giả đã tiến hành đề xuất các giải pháp nhàm phát triển hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân đội và những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam để tháo gỡ vướng mắc, giúp các DNNVV có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm tín dụng.

Mặc dù vậy, việc phát triển tín dụng đối với DNVVN là một vấn đề kinh tế lớn và cần có sự tham gia đóng góp của nhiều ban ngành để tạo ra các giải pháp thích hợp. Chính vì vậy, với đề tài khóa luận này, tác giả mới chỉ nêu ra được một phần nhỏ trong việc xây dựng các giải pháp để thúc đẩy tín dụng DNVVN. Với năng lực trình độ có hạn cùng với thời gian nghiên cứu chưa đạt đến độ sâu nhất định, đề tài này chắc chắn có thể tồn tại những thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, góp ý của quý vị để đề tài có thể được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng – TS Tô Ngọc Hưng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.

3. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter Rose, NXB Tài Chính.

4. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính – Frederic S.Mishkin, NXB Khoa học và kỹ thuật.

5. Một số bài báo và tạp chí chuyên ngành Ngân hàng.

6. Báo cáo thường niên các năm 2018,2019,2020 của Ngân hàng TMCP Quân Đội

7. Khóa luận tốt nghiệp các khóa

8. Luật các tổ chức tín dụng, luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung.

9. Nghị định 56/2009/ NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

10. Tổng cục thống kê (2007,2008,2009) – “Niên giám thống kê”, NXB Thống kê Hà Nội.

11. Tạp chí cộng sản số 64/2004 “Mở rộng tín dụng Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” – Mai Thị Trúc Ngân. 12. Luật Doanh Nghiệp năm 2020.

13. Chỉ thị về việc mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp – NHNN số 07/2001/CT- NHNN.

14. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam/QĐ 127/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN sửa đối, bổ xung quyết định1627/2001/QĐ-NHNN.

Các Website: - www.business.gov.vn - www.mfo.mquiz.ne - www.vietbao.vn - www.sggp.org.vn/daututaichinh - www.taichinhvietnam.net - www.vi.wikipedia.org - www.iss.gos.gov.vn - www.irv.moi.gov.vn - www.vbard.com - www.sbv.gov.vn - www.vinasme.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Kính thưa quý khách hàng!

Tôi là sinh viên năm cuối, Học viện Ngân hàng. Hiện tôi đang thực hiện đề tài đánh giá chất lượng sản phẩm cho vay tại Phòng KHDN thuộc MB Giảng Võ.

Với mục đích khảo sát ý kiến quý khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với khách hàng, nhằm giúp MB Giảng Võ có thể phục vụ quý khách hàng được tốt hơn trong tương lai. Rất mong quý khách hàng dành chút thời gian quý báu để trả lời bảng hỏi dưới đây. Ý kiến của khách hàng là nguồn thông tin quan trọng đối với tôi.

Tôi xin cam kết mọi thông tin của quý khách hàng sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Sản phẩm dịch vụ anh/ chị đang sử dụng ở MB Giảng Võ (có thể chọn nhiều)

 Tài khoản doanh nghiệp kèm app MB Biz  Xin cấp hạn mức

 Sản phẩm

khác………..

Câu 2: Anh/chị vui lòng cho biết yếu tố nào ảnh đến quyết định sử dụng sản phẩm cho vay của MB Giảng Võ

 Lãi suất, phí hấp dẫn

 Uy tín, thương hiệu của Quỹ  Giao dịch nhanh chóng

 Bạn bè, người thân giới thiệu

 Nhân viên thân thiện, chất lượng phục vụ tốt  Nhiều ưu đãi, khuyến mãi

 Khác

Câu 3: Anh/chị đánh giá như thế nào về mức lãi suất và phí sản phẩm cho vay tại MB Giảng Võ

 Cao so với các ngân hàng khác

 Hấp dẫn, cạnh tranh với các ngân hàng khác  Thấp so với các ngân hàng khác

Câu 4: Anh/chị vui lòng thể hiện sự đồng ý/không đồng ý của mình về các tiêu chi sau liên quan đến sản phẩm cho vay tại MB Giảng Võ bằng cách tích dấu ( X) vào ô trống: Lựa chọn Tiêu chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hạn mức cho vay cao

Thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu khách hàng

Tiến độ giải ngân nhanh Thủ tục đơn giản, xử lý hồ sơ nhanh chóng

Cơ sở vật chất hiện đại Nhân viên có chuyên môn, ân cần, lịch sự

Có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn

Câu 5: Anh/chị đánh giá như thế nào chất lượng sản phẩm cho vay tại MB Giảng Võ  Rất hài lòng  Hài lòng  Bình Thường  Không hài lòng  Rất không hài lòng

Câu 6: Anh/chị có sẵn sàng tìm đến MB Giảng Võ để giao dịch khi có nhu cầu trong thời gian tới không?

 Chắc chắn  Có thể

 Không muốn

Câu 7: Anh/chị sẽ giới thiệu dịch vụ của MB Giảng Võ cho đồng nghiệp, bạn bè hay người thân của mình không?

 Chắc chắn  Có thể  Không muốn Câu 8: Ý kiến góp ý khác ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Giảng viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 70 - 79)