2.2.2.1. Dư nợ cho vay DNNVV
Tại MB Giảng Võ, khách hàng DNNVV là tệp khách hàng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn trong kết quả kinh doanh của đơn vị kể từ khi thành lập đến nay. Đối với nhóm khách hàng này, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiềm năng nhất phải kể đến hoạt động cho vay. Thực tế, những năm gần đây, MB Giảng Võ đã thúc đẩy việc mở rộng và tìm kiếm các khách hàng mới, thúc đẩy hoạt động cho vay đối với phân khúc này.
Thông qua biểu đồ, có thể thấy khối lượng dư nợ của bộ phận khách hàng DNNVV của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Từ mốc 404.34 tỷ đồng năm 2018, dư nợ DNNVV đã tăng tới 562.51 tỷ đồng trong năm 2020 (tổng giá trị đạt 139%). Mặc dù đạt được mức tăng trưởng dư nợ DNNVV rất đáng kể, vượt qua mức tăng 136% của hệ thống các chi nhánh, nhưng có thể nói, so với mức tăng trưởng dư nợ chung của chi nhánh là 168% thì đây vẫn là mức tăng khá thấp.
2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ: theo quy mô, ngành nghề, kỳ hạn
Xét theo nhóm ngành
Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Giảng Võ hoạt động chủ yếu trong khu vực quận Hai Bà Trưng, nơi tập trung một lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã thực hiện chiến lược bám sát, khai thác tiềm năng của địa bàn cũng như tận dụng những lợi thế của mình để mở rộng và phát triển danh mục khách hàng DNNVV. Kết quả là dư nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV của MB Giảng Võ đang tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ DNNVV Trong đó: 404.34 100% 502.31 100% 562.51 100% Xây dựng 170.26 42.1% 187.36 37.3% 199.42 35.5%
Thương mại công nghiệp nặng
31.24 7.7% 79.36 15.8% 91.71 16.3%
Phân phối hàng tiêu dùng
57.34 14.2% 71.33 14.2% 85.92 15.3%
Dược phẩm, TBYT 38.22 9.5% 42.69 8.5% 47.78 8.5%
Sản xuất công nghiệp
31.27 7.7% 34.66 6.9% 37.63 6.7%
Vận tải, kho bãi 13.46 3.3% 17.58 3.5% 22.61 4.0%
Khác 30.84 7.6% 33.66 6.7% 36.48 6.5%
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ nhóm DNVVN theo từng lĩnh vực kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, phần lớn dư nợ cho vay dành cho DNNVV của MB Giảng Võ đang thuộc lĩnh vực Xây dựng đang chiếm tới 35% tổng dư nợ của nhóm, đạt 199.42 tỷ đồng. Việc dư nợ tập trung nhiều vào lĩnh vực này vừa là lợi thế, cũng vừa là hạn chế đối với đơn vị. Lí do vì nhóm các DN quân đội hoạt động trong lĩnh vực xây lắp của MB Giảng Võ đều là những doanh nghiệp có năng lực thi công tốt, có lợi thế nhất định trong việc xúc tiến, dự thầu các dự án, công trình thuộc các cơ quan quốc phòng, an ninh. Mặc dù vậy, với những đặc điểm cơ bản của ngành nghề này là thời hạn để hoàn thành dự án kéo dài, các rủi ro về quản lý vốn, khả năng trượt giá của khoản vay... khiến cho ngân hàng phải đảm bảo đội ngũ chăm sóc khách hàng doanh nghiệp phải có kinh nghiệm đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và các khoản vay mà mình quản lý.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV của MB Giảng Võ được phân bổ khá đồng đều vào các lĩnh vực được các nhà kinh tế đánh giá là sẽ phát triền mạnh mẽ như: dược phẩm, thiết bị y tế (TBYT); viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT); thương mại, phân phối... Thông qua hoạt động tiếp cận đa dạng các ngành nghề, chi nhánh có thể phân tán mức độ rủi ro, thúc đẩy khả năng tiếp cận khách hàng, bồi dưỡng những kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro đối với từng loại ngành nghề cho đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng.
Xét theo kỳ hạn vay vốn
Song hành cùng với cơ cấu về lĩnh vực kinh doanh, việc phân chia dư nợ theo từng kỳ hạn cho vay tại MB Giảng Võ cũng góp phần tác động tương đối đến chất lượng nợ và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với tính chất của các DN nói chung, DNVVN nói riêng, nhu cầu về nguồn vốn có thời hạn sử dụng ngắn
cho nhu cầu trung hạn hay dài hạn. Chính vì lí do đó tỷ trọng dư nợ cao nhất hiện nay tại đơn vị đang là nợ ngắn hạn. Tính đến năm 2018, dư nợ ngắn hạn dành cho DNNVV đạt 284.9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70.5% trong tổng dư nợ cho vay đối với phân khúc này. Kết thúc năm 2020, dư nợ cho vay ngắn hạn là 368.38 tỷ đồng, giảm tỷ trọng xuống còn 65.5%. Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020, do những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới trong điều kiện dịch bệnh bùng phát, các doanh nghiệp hầu như không có hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa khiến cho dư nợ ngắn hạn của MB Giảng Võ liên tục giảm qua các năm. Song với mức độ suy giảm nhẹ, MB Giảng Võ vẫn là một trong những chi nhánh có cơ cấu dư nợ tốt nhất toàn hệ thống.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ 404.34 100.0% 502.31 100.0% 562.51 100.0% Ngắn hạn 284.9 70.5% 341.07 67.9% 368.38 65.5% Trung hạn 78.79 19.5% 103.51 20.6% 127.29 22.6% Dài hạn 40.65 10.1% 57.73 11.5% 66.84 11.9%
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay đối với khách hàng DNNVV
Đơn vị tính: tỷ đồng
Với cơ cấu dư nợ duy trì ở mức 70% đối với dư nợ ngắn hạn và 30% đối với dư nợ trung dài hạn thì cơ cấu dư nợ của MB Giảng Võ được đánh giá là tương đối hợp lý. Việc duy trì cơ cấu dư nợ như vậy giúp đơn vị đảm bảo được quy mô dư nợ ổn định, đồng thời bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro liên quan đến kỳ hạn cũng như duy trì sự hiệu quả trong hoạt động.
Xét theo các bậc quy mô DNNVV
Căn cứ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Quân đội, nhóm DNNVV được xếp loại theo ba phân khúc nhỏ hơn: thứ nhất là DNVVN có quy mô vừa, nhóm khách hàng này thường đạt mức doanh thu lớn hơn 100 tỷ đồng; thứ hai
là DNVVN có doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng được xếp vào nhóm DN nhỏ và cuối cùng là nhóm DDVVN đạt mức doanh thu từ 20 tỷ đồng trở xuống được xếp vào nhóm các DN siêu nhỏ. Bằng cách phân loại các DNVVN theo tổng mức doanh thu, chi nhánh có thể xây dựng kế hoạch chiến lược hợp lý, áp dụng các gói sản phẩm, chính sách ưu đãi phù hợp qua đó đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNNVV quy mô vừa 249.74 61.8% 280.79 55.9% 302.46 53.8%
DNNVV quy mô nhỏ 145.04 35.9% 207.95 41.4% 243.57 43.3%
DNNVV quy mô siêu nhỏ
9.56 2.4% 13.57 2.7% 16.48 2.9%
Tổng dư nợ DNNVV 404.34 100.0% 502.31 100.0% 562.51 100.0%
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tính trên quy mô của nhóm DNVVN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Với việc chủ yếu hợp tác với các doanh nghiệp là các đơn vị quân đội đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, dư nợ của nhóm DN thuộc nhóm quy mô vừa đang chiếm đến 53.8% tổng dư nợ DNNVV mà MB Giảng Võ đang quản lý. Có tỷ trọng lớn không kém chính là nhóm DN có quy mô nhỏ cũng rơi vào khoảng 43%, còn lại là khối lượng dư nợ khá khiêm tốn thuộc nhóm các DN siêu nhỏ với tỷ trọng khoảng 3%. Mặc dù số lượng DN thuộc quy mô nhỏ là rất lớn nhưng với đặc thù của phân khúc này là thời gian hoạt động còn ngắn, năng lực quản lý điều hành còn yếu kém khiến cho năng suất lao động và sản xuất tại các DN này còn ở mức rất thấp khiến cho đơn vị chưa thực sự quan tâm phát triển trong giai đoạn vừa qua.
2.2.2.3. Doanh thu từ hoạt động cho vay của Chi nhánh
Với việc các DNNVV đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, việc bộ phận khách hàng này trở thành một tệp khách hàng tiểm năng, được các TCTD chú ý, triển khai các chương trình để khai thác tiềm năng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, bộ phận khách hàng này đang được MB Giảng Võ đặt rất nhiều sự quan tâm và đã trở thành một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng của đơn vị trong thời gian vừa qua.
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 1.7: Doanh thu từ hoạt động cho vay của MB Giảng Võ với khách hàng DNVVN
Thông qua biểu đồ, có thể thấy tổng dư nợ nhóm khách hàng DNVVN của chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn vừa qua, doanh thu cũng thông qua đó được đảm bảo giữ vững đà tăng trưởng. Cụ thể doanh thu từ hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh tăng 143% tương đương giá trị 5.87 tỷ đồng sau 2 năm.
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/ nợ xấu cho vay DNNVV
Với việc dư nợ nhóm các DNNVV chiếm đến 35% tỷ trọng dư nợ của MB Giảng Võ, đây là một trong những yếu tố có tác động rất lớn tới chất lượng nợ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Với việc kinh thế thị trường đang rơi vào khoảng thời gian chịu nhiều biến động, các DNNVV cũng chịu tác động rất lớn
tới việc sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt phải kể đến các DN được xếp vào quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Biểu đồ 1.8: Chất lượng nợ khách hàng DNNVV
Thông qua những thông tin được thể hiện trên biểu đồ, có thể thấy chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 được đảm bảo ở tình trạng an toàn. Trong ba năm vừa qua, MB Giảng Võ đã tiến hành các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất với tỷ lệ 1.3%, giảm tới gần 3% so với thời điểm kết thúc năm 2018. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu cũng được ngân hàng đảm bảo ở dưới mức 1% theo chi đạo của hội sở. Con số này an toàn hơn rất nhiều với con số của toàn ngành ngân hàng. Để đạt được tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ có rủi ro của khách hàng, đặc biệt là những khoản nợ lớn đã phát sinh từ rất lâu và gây thiệt hại rất lớn đối với đơn vị trong thời gian qua.