Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 68 - 70)

Thứ nhất, ngân hàng cần linh hoạt hơn trong khâu huy động vốn

Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau trong cơ cấu hoạt động của NHTM. Lãi suất huy động ảnh hưởng rất nhiều tới lãi suất cho vay mà ngân hàng áp dụng. Hiện nay Ngân hàng Quân đội đang chưa thu hút được những nguồn huy động có giá thành phù hợp nên lãi suất vẫn còn khá cao, vô chình chung làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của đơn vị. Chính vì vậy, phía ngân hàng nên mở rộng, thu hút vốn từ nhiều thành phần kinh tế hơn, áp dụng chính sách ưu đài đối với các nguồn huy động cũ để có thể cải thiện chất lượng huy động vốn của ngân hàng.

Thứ hai, ngân hàng cần thay đổi chính sách tín dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Khối khách hàng DNNVV của Hội sở cần phải xây dựng những chính sách tín dụng với khuynh hướng tạo điều kiện tối đa cho các khách hàng. Để làm được điều này, trước hết ngân hàng cần phải đổi mới tư duy bán hàng, từ đó có những cơ chế, chính sách riêng biệt đối với từng nhóm khách hàng. Theo đánh giá khảo sát, ngân hàng cần tập trung:

- Áp dụng các biện pháp nhằm nới lỏng điều kiện cấp tín dụng đối với từng nhóm khách hàng khác nhau và theo từng thời điểm

- Thay đổi chính sách về lãi suất cố định, lãi suất lưu động dành riêng cho nhóm các khách hàng DNVVN.

Thứ ba, tiến hành đơn giản hóa các quy định về an toàn tín dụng

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề về rủi ro tín dụng luôn luôn hiện hữu. Bởi vậy, trong mỗi phương án xét duyệt tín dụng, ngân hàng luôn phải cân nhắc đưa ra những điều kiện, những quy trình hết sức chặt chẽ nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy đến với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định rằng việc bảo đảm an toàn tín dụng là biện pháp để phòng tránh các tổn thất phát sinh đối với ngân hàng trong trường hợp việc cấp tín dụng tiềm ẩn rủi ro, là phương án cuối cùng để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng. Đây không thể coi là một công cụ để hạn chế hay kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải đưa ra những hình thức đảm bảo giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro nhưng vẫn đồng thời tạo điều kiện để các DN có thể tiếp cận được với sản phẩm của mình, tránh gây tâm lý e ngại cho các DN.

Thứ tư, tiến hành công tác bổ sung nhân sự, cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến độ mở rộng kinh doanh của đơn vị

Như đã phân tích trước đó, việc thiếu nhân sự bán hàng có kinh nghiệm lâu năm đang là một trong những thách thức lớn đối với chi nhánh. Để hoàn thành những chỉ tiêu mới trong giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về nhân sự thông qua các chính sách tuyển dụng thông thoáng, chú trọng chất lượng đầu vào hơn. Cùng với đó, phía Hội sở cũng cần phải xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp hơn với giai đoạn hiện nay, chú trọng việc bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cho đội ngủ cán bộ nhân viên.

Song hành với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc bổ sung cơ sở vật chất, đặc biệt là nâng cấp hạ tầng công nghệ sẽ giúp cho đơn vị có thể rút ngắn thời gian xử lý thông tin, hồ sơ của khách hàng để thông qua đó cải thiện chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Giảng Võ (Trang 68 - 70)