Nghĩa và vai trò của thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 28)

Thi hành án dân sự có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

- Thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử nhằm thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành án có mối quan hệ hữu cơ với cơ quan xét xử. Nếu mục đích của thi hành án không đạt được thì toàn bộ hoạt động tố tụng trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Nếu một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự, kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực nhà nước bị xem thường. Vì vậy, khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành là đảm bảo hiệu lực pháp luật, hiệu lực pháp lý của Nhà nước, góp phần giữ vững kỷ cương xã hội, nâng cao uy tín của Nhà nước trước nhân dân.

đó, bản án có thấu tình, đạt lý mới có thể dễ dàng thi hành án trên thực tế, trái lại việc xét xử ra một bản án có sai sót, sẽ khó thi hành án. Từ thực tiễn thi hành án mà Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân và cán bộ Tòa án đã tham gia quá trình xét xử có thể rút ra kinh nghiệm để khắc phục những khiếm khuyết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, Đồng thời cũng là cơ sở để Tòa án nhân dân tối cao tổng kết, đúc rút kinh nghiệm đưa ra đường lỗi xét xử chung, thống nhất trong toàn ngành.

- Thông qua thi hành án, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấm dứt các hành vi đó và thực hiện các quyền của mình theo quyết định của Tòa án. Qua thi hành án các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm được khôi phục vì thế bảo đảm thực hiện được mục đích giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ được lợi ích của nhà nước, bảo hộ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.

- Thi hành án không chỉ là hoạt động nghiệp vụ của riêng cơ quan thi hành án mà đó là sự kết hợp với vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; là sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan và mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua thi hành án dân sự ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ngày càng được nâng cao và vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được đảm bảo, niềm tim của nhân dân vào hệ thống pháp luật, vào bộ máy của Nhà nước ngày càng được vững chắc hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)