Giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 85)

hiện nay

Hiệu quả công tác thi hành án dân sự phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là ở mức độ hoàn thiện của pháp luật bao gồm pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các vấn đề đã được phân tích trên cho thấy hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất. Giữa pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan còn nhiều điểm "vênh" nên chưa tạo được sự tương hỗ lẫn nhau. Hệ quả là công tác thi hành án gặp nhiều vướng mắc trở ngại, và do đó, ở một khía cạnh khác, một số quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng chưa được thực thi, chưa phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội. Bên

cạnh đó, một số vấn đề chưa được điều chỉnh cụ thể trong luật thi hành án làm hạn chế sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan vào hoạt động thi hành án,.v.v… Những vấn đề bất cập đó cho thấy cơ chế pháp luật hiện hành điều chỉnh công tác thi hành án cần được nghiên cứu, rà soát và từng bước sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở phân tích những điểm bất cập nói trên, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan cụ thể:

- Thứ nhất: Tăng cường việc nghiên cứu, triển khai chủ trương của Đảng về xây dựng văn bản pháp luật chung điều chỉnh hoạt động Thi hành án và chủ trương thống nhất đầu mối quản lý công tác thi hành án

Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hóa đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu

lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự cũng vậy trong đó việc xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án là một đòi hỏi cấp bách, xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối; từng bước xã hội hóa hoạt động thi hành án.

- Thứ hai: Hoàn thiện việc thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Có thể nói rằng, qua thực tiễn triển khai Luật Thi hành án dân sự đã có khá nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập xuất phát từ quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ở khía cạnh đánh giá về Luật Thi hành án dân sự trong tổng thể các mối quan hệ với hệ thống pháp luật, một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cần được hoàn thiện theo hướng:

+ Luật THADS chưa xác định hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động tố tụng, là khâu cuối cùng của việc thực hiện quyền tư pháp, do đó, có sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động thi hành án. Vai trò, trách nhiệm của Tòa án đối với việc thi hành các bản án, quyết định của mình còn hạn chế, nhất là việc giải quyết những hệ quả, vướng mắc trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án hay Viện kiểm sát dẫn đến thay đổi nội dung các bản án đã có hiệu lực đang được thi hành hoặc đã thi hành xong. Trách nhiệm theo dõi, thống kê việc thi hành các bản án, quyết định cũng chưa được Tòa án quan tâm thực hiện; thẩm quyền kiểm sát, thanh tra đối với công tác thi hành án dân sự chưa rõ ràng.

+ Các quy định của Luật THADS về trình tự, thủ tục thi hành án còn bất cập, thiếu thống nhất, chưa đồng bộ với pháp luật có liên quan trong các

lĩnh vực đất đai, nhà ở, tài chính, ngân hàng, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính..., nhất là các quy định về kê biên, phong tỏa tài sản thi hành án, đấu giá tài sản thi hành án, xử lý tài sản thi hành án trong trường hợp là tài sản cầm cố, thế chấp; chưa có biện pháp, chế tài cần thiết, đủ sức mạnh để răn đe đối với người phải thi hành án, dẫn tới việc chấp hành pháp luật của người phải thi hành án chưa nghiêm, cố tình chây ỳ, không tự nguyện thi hành án nhằm kéo dài việc thi hành án.

Thứ ba: Tiến hành xã hội hóa công tác thi hành án dân sự. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì xã hội hóa lĩnh vực THADS là điều tất yếu và cần thiết.

Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự trước hết phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để không làm thay đổi bản chất của hoạt động thi hành án. Nghĩa là, dù tổ chức thi hành án theo mô hình nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. Xã hội hóa thi hành án dân sự phải gắn liền với sự quản lý, điều hành của Nhà nước; xã hội hóa không được đi ngược với lợi ích của nhân dân, phải thể hiện rõ được bản chất của Nhà nước ta, đồng thời thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào hoạt động thi hành án, qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân đối với hoạt động này. Cũng qua xã hội hóa công tác thi hành án dân sự sẽ tạo cho công dân có thể thực hiện được việc tự giác chấp hành việc thi hành án nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng xét xử của các cấp Tòa án. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án là thi hành các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân, góp phần giữ vững an ninh

chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, cơ quan Thi hành án dân sự đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo cho các bản án, quyết định của Toà án được thi hành trên thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)