Tổng quan về thị trường thời trang nam tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM áo sơ MI CAO cấp SAN SCIARO của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN VIỆT TIẾN (Trang 26)

d. Giai đoạn suy thoái

1.3 Tổng quan về thị trường thời trang nam tại Việt Nam

1.3.1 Tiềm năng tăng trưởng

Theo một nghiên cứu của VinaResearch về mức chi tiêu cá nhân của người Việt Nam năm 2015:

Sơ đồ 1.1: Tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam năm 2015

(Nguồn VinaResearch)

Nhìn sơ đồ tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam, mua sắm may mặc mới chiếm 13,9%, đứng thứ 3 trong các khoản chi tiêu cá nhân của người Việt Nam. Ở thị trường nước ta, quy mô và tốc độ mua sắm hàng may mặc phải mất 5 - 7 năm nữa mới đạt mức bình quân trong khu vực, nhưng đã thể hiện rõ nét hướng tới hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, tức trong tổng các khoản tiêu dùng cá nhân, tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm sẽ giảm xuống, nhường ngôi cho sự đi lên của sản phẩm may mặc.

Những năm gần đây, hàng dệt may tiêu thụ nội địa tăng trung bình 10 - 15%/năm, quy mô thị trường năm 2010 đạt khoảng 44.000 tỷ đồng/năm và dự kiến sẽ tăng lên 88.000 tỷ đồng vào năm 2015, tính bình quân, mỗi năm người Việt bỏ ra 42,9 USD để mua sắm quần áo, chiếm gần 3,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015.

(Theo công ty nghiên cứu & tư vấn thương hiệu the Pathfinder)

Trong quy mô thị trường trên đây, thị trường trang phục nam giới có quy mô khá hấp dẫn với doanh số khoảng 14.210 tỷ, trong đó trang phục công sở đi làm chiếm gần 40%, đạt con số 5.684 tỷ năm 2015. Đó là lý do tại sao trong vài năm gần đây, hàng loạt các thương hiệu thời trang công sở cho nam giới liên tục xuất hiện trong các phân đoạn thị trường khác nhau.

Các phân khúc tiêu dùng không rõ rệt như trước nữa, mà có sự đan xen nhau. Khoảng 10 - 15 năm trước đây, thị trường trong nước hình thành 3 phân khúc rõ rệt. Ở phân khúc cao cấp, chiếm khoảng 30% thị phần là sự thống trị của các sản phẩm nhập khẩu thương hiệu Âu - Mỹ (Calvin Klein, Guess, Gucci, Mango, Uniqlo, Zara,..). 30% tiếp theo là phân khúc trung cấp chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có tên tuổi của Vinatex và một số hãng thời trang trẻ đang nỗ lực tạo dựng thương hiệu (NEM, Seven AM, NinoMaxx, PT2000,..) 40% còn lại dành cho phân khúc sản phẩm bình dân, phục vụ cho những người thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng lựa chọn hàng may mặc của Việt Nam, thay vì chuộng sử dụng hàng may sẵn xuất xứ từ Trung Quốc như trước. Bằng chất lượng sản phẩm, hàng may mặc Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau và dần chiếm lĩnh thị trường.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chủ động trong khâu thiết kế, phù hợp xu hướng và chinh phục được thị trường và dần khẳng định được thương hiệu của mình. Đồng thời các doanh nghiệp cũng có xu hướng nhận chuyển nhượng thương hiệu nước ngoài (Manhattan - Việt Tiến; Mattana - Nhà Bè; Pierre Cardin - An Phước;…) như một nhánh kinh doanh của mình hoặc thí điểm chuyển sang OBM (tự thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu và cung cấp hàng hoá với thương hiệu của riêng mình) hoặc thông qua công ty ở địa phương để tiếp cận người tiêu dùng… song khâu thể hiện cuối cùng ra sản phẩm vẫn phải là hướng tới đa dạng hóa chất liệu may mặc trên nền tảng thiết kế hợp thời trang. Các hãng thời trang trẻ hay các doanh nghiệp mỗi năm đều đưa ra một vài kiểu dáng mới, mỗi kiểu dáng ấy có nhiều loại chất liệu khác nhau để phù hợp với từng phân khúc tiêu dùng.

Với quy mô thị trường trên đây Việt Nam hiện được xem như một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực thời trang, mang đến cơ hội hấp dẫn cho cả các thương hiệu quốc tế và trong nội địa.

1.3.2 Thách thức

Người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ nhu cầu “mặc” sang nhu cầu “thời trang” trong thời kỳ dân số vàng do sự tăng nhanh thu nhập của tầng lớp trung lưu. Tháng 3 năm 2016, Viện Nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á (Hill Asean) công bố một tài liệu cho thấy, tính theo thu nhập thực tế có tới 50% người Việt thuộc tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 9 - 20 triệu đồng/tháng).

Số liệu cuộc khảo sát về thói quen tiêu dùng sản phẩm may mặc của người Việt Nam, do VinaResearch tiến hành cho thấy, trong 3 nhóm tiêu dùng sản phẩm may mặc chính, chỉ có 30% số người thuộc về nhóm “Chỉ mua sắm khi cần thiết”; trên 2/3 còn lại thuộc về 2 nhóm “Chạy theo xu hướng thời trang” và nhóm “Quan tâm đến thời trang”. Xu hướng này đã quyết định hành vi mua sắm quần áo của người tiêu dùng; trong đó 2 yếu tố hàng đầu (chiếm tới 67,7%) quyết định lựa chọn mua sắm quần áo là kiểu dáng/thiết kế và chất liệu vải.

Biểu đồ 1.2: Các yếu tố quyết định lựa chọn quần áo của người tiêu dùng năm 2016

(Nguồn VinaResearch)

Như vậy, vấn đề lớn nhất đối với nhà cung cấp là, làm thế nào để thu hút được nhiều phân khúc tiêu dùng, trong khi tất cả các nhóm tiêu dùng dệt may hiện nay đều đề cao đến kiểu dáng/thiết kế.

Tới đây, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt sản phẩm nhập ngoại được giảm thuế từ các FTA. Nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu hàng may mặc nguyên chiếc giảm từ 20% về 0% dự báo sẽ tiếp nối một giai đoạn khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa. Còn những thương hiệu hiện tập trung cho xuất khẩu nếu muốn quay lại chen chân ở thị trường nội địa e rằng đã không kịp.

Nếu trước đây, hàng thời trang nội địa phải cạnh tranh với hàng giá rẻ nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, thì nay lại phải tiếp tục đương đầu với những thương hiệu toàn cầu có lợi thế quy mô và thương hiệu, thậm chí cả về so sánh giá. Vì thế, bài toán phát triển ngành thời trang ngày càng nan giải. Một trong những khó khăn dễ thấy là gánh nặng chi phí, nhất là mặt bằng. Số liệu của CBRE Việt Nam quý II/2016 cho thấy giá thuê sàn bán lẻ tại TP.HCM ở khu vực trung tâm dao

động từ 100 USD/m2/tháng, ngoài trung tâm trên dưới 40 USD/m2/tháng. Theo chia sẻ của một doanh nghiệp, các cửa hàng thời trang Việt thường có quy mô trung bình từ 800-1.000 m2, chi phí đầu tư ban đầu từ 6-8 tỉ đồng. Ngoài tiền thuê mặt bằng tối thiểu 100.000 USD/năm nếu ở những vị trí đắc địa, cùng chi phí điện nước, nhân viên, ít nhà đầu tư có thể trụ vững.

Bên cạnh đó, dù là trung tâm gia công hàng may mặc của nhiều thương hiệu thời trang thế giới nhưng giá bán mà các thương hiệu thời trang trong nước đưa ra lại khó cạnh tranh được với hàng ngoại. Lấy ví dụ, một chiếc áo sơ-mi nam của Zara có giá từ 699.000 đồng, hoàn toàn tương đồng với phân khúc giá bán của 2 thương hiệu thời trang nam phổ biến hiện nay là Việt Tiến và An Phước.

1.3.3 Thị phần

Hiện nay các thương hiệu Việt đã có mặt khắp các phân khúc, cụ thể như: - Phân khúc cao cấp có các thương hiệu như San Sciaro, Manhattan,..

- Phân khúc trung cấp có Việt Tiến (bao gồm thương hiệu nhánh Viettien Smat Casual), Mattana (may Nhà bè), John Henry, Buss Figo, Unicol, An Phước, N&M và rất nhiều các thương hiệu khác có giá bán linh hoạt và trải rộng do chưa rõ định vị hơn như May 10, Khatoco, Legamex, Việt Thắng, Agtex 28…

- Phân khúc thu nhập hạn chế hơn có các thương hiệu mới xuất hiện như Việt Long (của TCT May Việt Tiến), Monda, Novelty (may Nhà Bè)..

Mặc dù một số ít giới tiêu dùng có thu nhập cao vẫn ưa chuộng hàng hiệu quốc tế có giá bán cao gấp 5 hay nhiều lần hơn hàng nội địa nhưng đa số giới công sở vẫn chọn lựa hàng hiệu trong nước do chất lượng, kiểu dáng ngày càng được các công ty trong nước đầu tư kỹ lưỡng và có giá cả hợp lý hơn. Đơn cử như Việt Tiến là thương hiệu liên tục dẫn đầu trong nhiều năm liền với thị phần trung bình chiếm hơn 60% thị trường công sở nam giới (số liệu của the Pathfinder, 2016) do uy tín về chất lượng vượt trội, tính chuẩn mực về sản phẩm và phong cách cũng như hệ thống phân phối trải rộng Việt Nam.

năm 2016

(Nguồn website: nhipcaudautu.vn)

Top 5 thị trường vẫn là Việt Tiến (647 cửa hàng), An Phước (118 cửa hàng), Blue Exchange (199 cửa hàng), Ninomaxx (58 cửa hàng) và PT2000 (24 cửa hàng).

Theo dự báo, cuộc cạnh tranh trong phân khúc thị trường thời trang cho nam giới sẽ tiếp tục gia tăng với sự xâm nhập sâu rộng hơn của các thương hiệu quốc tế qua nhiều phương thức khác nhau như: thiết lập hệ thống kinh doanh thông qua nhà phân phối hay đại lý; hình thức nhượng quyền thương mại (franchise), hợp tác sản xuất – kinh doanh…Chính áp lực cạnh tranh gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước liên tục đổi mới về sản phẩm, thiết kế, thương hiệu, phương thức truyền thông tiếp thị, thiết kế & trưng bày cửa hàng, kỹ năng nhân viên để có thể tiếp tục tồn tại & phát triển.

1.3.4 Một số thương hiệu áo sơ mi nam tại Việt Nam

An Phước

Thương hiệu An Phước của công ty TNHH May Thêu An Phước không chỉ ngừng lại ở việc sản xuất những sản phẩm may mặc mà còn mua bản quyền của hãng thời trang danh tiếng nước Pháp – Pirerre cardin. Do đó, phong cách thời trang áo sơ mi mà thương hiệu luôn hướng tới là sự sang trọng và lịch lãm song

hành cùng chất lượng cao của sản phẩm. Với kiểu dáng mang phong cách cổ điển nhưng vẫn bắt kịp xu hướng thời trang hiện đại, thương hiệu luôn cho ra đời những sản phẩm áo sơ mi đẳng cấp nhằm tôn vinh vẻ mạnh mẽ nhưng không kém phần tao nhã, sang trọng cho các quý ông.

Nhà Bè

Sản phẩm của công ty như: Vest, áo sơ mi, quần âu, quần jeans,… với những thương hiệu De Celso, Mattana, Novelty, Cavaldi, Style of Living, Navy Blue nổi tiếng.

Nét nổi bật trong phong cách sơ mi Nhà Bè là lịch lãm và quyến rũ tôn vinh những đường nét thân thiện trên cơ thể tạo cho nam giới sự cuốn hút riêng. Gam màu chủ đạo luôn nhẹ nhàng nhưng bắt mắt, đơn giản nhưng trẻ trung, hướng tới cái đẹp hoàn mỹ.

The Blues

Thương hiệu The Blues thuộc công ty Blue-Exchange, kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng thời trang đa dạng và nổi tiếng trong đó mặt hàng áo sơ mi nam cũng rất nổi bật.

The Blues có không gian mua sắm không những rộng rãi và dịch vụ hoàn hảo. Thương hiệu The Blues có mặt ở Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã tạo dựng được một chỗ đứng bền vững trong lĩnh vực thị trường thời trang của Việt Nam. Ban đầu, dòng sản phẩm của the Blues chủ yếu tập trung vào giới trẻ với các dòng sản phẩm như jeans, kaki, t-shirt, sơ mi…Thế nhưng, để theo kịp thị hiếu khách hàng, The Blues đã cho ra đời nhiều sản phẩm đa dạng với chất lượng cao không những về mẫu mã mà còn về cả chất liệu, được người tiêu dùng ưa thích và bình chọn là "hàng Việt Nam chất lượng cao".

PT2000

PT2000 luôn là một nhãn hiệu quen thuộc với thời trang công sở, luôn cập nhật xu hướng thời trang thế giới vào trong mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.

Có thể nói tất cả áo sơ mi nam của PT2000 luôn được thiết kế tỉ mỉ trong từng chi tiết dù rất nhỏ, chất liệu tốt, tạo phong cách sang trọng và lịch lãm cho người

mặc. PT2000 luôn làm hài lòng khách hàng bởi sự trẻ trung trong thiết kế lẫn màu sắc, tạo sự đa dạng và thoải mái cho người dùng chọn lựa.

1.4 Giới thiệu Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân công ty: là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ

công ty” - tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng: Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao

cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Nghiệp).

Tháng 5/1977: Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên

thành Xí nghiệp May Việt Tiến.

Ngày 13/11/1979: xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, được sự

trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp của toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Vào ngày 24/03/1993: công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập

doanh nghiệp số 214/CNN - TCLĐ.

Trước năm 1995: cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT

- XUẤT NHẬP KHẨU MAY.

Ngày 29/04/1995: TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN ra đời.

Ngày 01/01/2008: Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến.

Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION. Tên viết tắt : VTEC.

Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại : 84-8-38640800

Fax : 84-8-38645085-38654867 Email : vtec@hcm.vnn.vn.

Website: http://www.viettien.com.vn.

Ý nghĩa thương hiệu:

Thương hiệu “Việt Tiến” với ý nghĩa: Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên. Công ty sẽ cũng đất nước Việt Nam tiến lên trong thế kỷ mới.

1.4.2 Tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh:

Tầm nhìn chiến lược:

Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế xây dựng nề tài chính lành mạnh.

Sứ mạng kinh doanh

- Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội… góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng. Để các thương hiệu có chỗ đứng vững cahwcs trên thị trường, cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.

- Sản xuất quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng cồn sở và những đối tượng có thu nhập cao.

- Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.

- Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lực kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến.

- Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lời của mình mà còn quan tâm đến đội ngũ nhân viên, tạo môi trường làm việc năng động sáng tạo giúp tay nghề nhân viên ngày một được nâng cao hơn.

- Sản xuất, kinh doanh nguyên, phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, công cụ ngành dệt may và bao bì;

- Dịch vụ giặt, in, thêu và đào tạo cắt may công nghiệp;

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện lạnh dân dụng và công nghiệp, thiết bị điện, âm thanh và ánh sáng;

- Kinh doanh máy bơm gia dụng và công nghiệp;

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM áo sơ MI CAO cấp SAN SCIARO của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN VIỆT TIẾN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)