9 100 11.578 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
2.2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 —
Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 — 2013
2.2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Khách hàng
• Sử dụng vốn vay sai mục đích khiến cho việc trả nợ trở nên khó khăn. Khi Khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn trở nên khó khăn, dẫn đến gây ra rủi ro tín dụng.
• Việc lập báo cáo tài chính chưa thể hiện đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của Khách hàng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh của Khách hàng còn yếu kém, không nắm bắt thông tin kịp thời, chưa thích nghi với sự canh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy khi dự án vay vốn gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Khách hàng, rủi ro tín dụng là điều tất yếu xảy ra.
• Tài sản đảm bảo thường là bất động sản, khi Khách hàng không thể trả được nợ vay thì NH cũng gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản.
• Thị trường có nhiều biến động về giá cả, hàng hóa khiến cho Khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao, khiến cho doanh thu sụt giảm, Khách hàng không có khả năng trả lãi và nợ gốc cho NH, dẫn đến NH gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.
2.2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
• Hạn chế trong việc nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể làm ăn hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại thời điểm này nhưng trong tương lai có thể gặp rủi ro trong việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tồn kho tăng cao, hoàn trả vốn vay gặp khó khăn ..., NH gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ vay.
• Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng.
• Trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa tương xứng với công việc, có thể đồng ý cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị Khách hàng lừa gạt.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 67 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
• Việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn Khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với khoản vay giảm xuống, đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu rõ về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chức năng, lĩnh vực hoạt động; sơ đồ tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh; thực trạng công tác huy động vốn và hoạt động tín dụng của Sacombank CN Lâm Đồng cùng những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH.
Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không thể lường trước được. Qua phân tích thực trạng rủi ro
tín dụng tại Sacombank CN Lâm Đồng, đưa ra các đánh giá, nhận xét về những kết
quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến
nghị để giải quyết những vấn đề khó khăn còn tồn tại của Ngân hàng nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng theo hướng an toàn và hiệu quả hơn.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 68 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ