Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 72 - 74)

9 100 11.578 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

3.2.1. Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro

> Cơ sở của giải pháp: Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả an toàn của nguồn vốn sau cho vay, hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của NH.

> Nội dung: Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của KH, đồng thời giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư vốn.. Xây dựng và lựa chọn kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với đặc thù của từng khoản vay, chất lượng từng KH. Nghiêm túc thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro để chủ động xử lý các rủi ro có nguy cơ xảy ra. Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của KH để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích.

> Biện pháp thực hiện:

• Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt để có thể dễ dàng kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của KH.

• Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn và kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay. Phân tích, đánh giá chất lượng của các khoản vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

• Nếu có dấu hiệu bất thường nào của KH ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

• Yêu cầu KH chuyển các giao dịch về tài khoản tại Sacombank để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của KH có thay đổi bất thường không.

• Khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc bàn giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể về trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao.

• Tổ chức kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, thành lập bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên về những khoản vay lớn, áp dụng những biện pháp cụ thể để xử lý những khoản nợ có vấn đề.

> Dự kiến kết quả đạt được:

• Nguồn vốn tín dụng được quản lý chặt chẽ và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của NH.

• Nắm bắt rõ tình hình nguồn thu của KH để đánh giá khả năng khả nợ của KH, đề phòng nợ quá hạn phát sinh.

3.2.2. Củng cố và tăng cường sử dụng CNTT vào hoạt động của NH

> Cơ sở của giải pháp: Nhằm giúp cho hoạt động trao đổi thông tin của NH diễn ra nhanh hơn, tiện lợi và dễ dàng hơn, giúp các giao dịch được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi cho KH, nhân viên sử dụng; nâng cao tính an toàn và bảo mật của hệ thống.

> Nội dung: Với các nước tiên tiến trên thế giới thì hệ thống công nghệ thông tin trong NH phát triển rất mạnh, nên việc liên kết và hợp tác với các NH nước ngoài để đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong NH là điều tất yếu. Để hoạt động NH giảm bớt rủi ro thì công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các cán bộ NH. Lựa chọn đúng công nghệ để áp dụng cho hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh sẽ góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của NH.

> Biện pháp thực hiện:

• Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo tính chính xác và kịp thời giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng.

• Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các chi nhánh, các NHTM để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin KH vay một cách toàn diện.

• Tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để được hỗ trợ tốt hơn về mặt công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của hệ thống NH điện tử.

> Dự kiến kết quả đạt được:

• Việc lưu trữ, thu thập thông tin của KH, thông tin thị trường, xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH ... được nhanh chóng, tiện lợi, chính xác hơn.

• Nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống, đảm bảo hệ thống phục vụ xuyên suốt, giảm thiểu các lỗi phát sinh; tính an toàn bảo mật, chống xâm nhập, tấn công từ bên ngoài hay bên trong nội bộ, bảo đảm an toàn dữ liệu và tài sản.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w