.2 Phương hướng hoạt động năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 69 - 72)

9 100 11.578 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

3.1 .2 Phương hướng hoạt động năm

• Tiếp tục tận dụng ưu thế về mạng lưới để cấp tín dụng cho các cá nhân, tiểu thương, hộ nông nghiệp; đồng thời mở rộng cấp tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

• Đẩy mạnh nguồn thu dịch vụ thông qua phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế...

• Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý, các văn bản quy phạm nghiệp vụ và văn bản định chế để góp phần nâng cao hoạt động quản lý điều hành Ngân hàng.

Một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu của Sacombank năm 20 1 4 :

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Tăng so 2013 (%)

Tổng tài sản 183.000 +14

Vốn chủ sở hữu 19.000 +15

Vốn điều lệ 14.000 +13

Tổng nguồn vốn huy động 160.500 +14

Tổng cho vay Khách hàng 122.800 +14

Lợi nhuận trước thuế 3.000 +6

Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

3.1.3. Định hướng phát triển

Bám sát định hướng chung của Ngành và nhận diện được những điểm mạnh - yếu, khó khăn - thách thức; Sacombank tiếp tục định hướng phát triển theo mục tiêu Tăng trưởng an toàn - Hiệu quả bền vững.

Theo đó, NH thực hiện các chương trình trọng yếu, tập trung nâng cao hơn nữa về chất lượng hoạt động:

• Ôn định nguồn vốn bằng chiến lược huy động phân tán kết hợp với

chính sách KH, chương trình khuyến mãi và kích thích kinh doanh. Tận dụng ưu thếvề mạng lưới và xây dựng cơ chế, chính sách lãi suất phù hợp để phát triển công tác

huy động vốn, ưu tiên các nguồn vốn từ dân cư, kỳ hạn dài.

• Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ và có trọng điểm theo đặc thù từng vùng, miền để đạt cơ cấu tài sản tối ưu đảm bảo an toàn và khả năng sinh lợi cao.

• Tăng cường xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu và đẩy mạnh công tác ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Xác định cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm, có biện pháp chế tài đối với nợ quá hạn phát sinh song hành với các hình thức động viên trong công tác thu hồi nợ.

• Gia tăng hoạt động dịch vụ để tạo nền tảng thu nhập ổn định thông qua phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế ...

• Mở rộng quy mô thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập với các TCTD khác theo chủ trương của NHNN và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới.

• Đánh giá kế hoạch gắn liền với các chỉ tiêu về năng suất, hiệu suất hoạt động của các đơn vị và áp dụng cụ thể đến từng CBCNV thông qua hệ thống đánh giá kết quả công việc, lương kinh doanh (KPI) dành cho các chức danh kinh doanh trực tiếp và gián tiếp tại các CN, PGD.

• Nâng tầm quản lý và tăng cường vai trò chủ đạo của các đơn vị nghiệp vụ Hội sở, nhằm hỗ trợ các đơn vị triển khai kế hoạch một cách hiệu quả, phù hợp với quan điểm và chủ trương của NH.

3.2. Giải pháp

Qua những phân tích trên, ta thấy hoạt động tín dụng của Sacombank Lâm Đồng trong 3 năm 2011 - 2013 có nhiều chuyển biến theo xu hướng ngày càng tốt lên, nợ xấu nói chung giảm qua từng năm và nằm trong mức cho phép của NHNN chứng tỏ quản trị rủi ro của NH thực hiện khá tốt. Mặc dù tình hình kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dư nợ của NH vẫn tăng đều qua các năm, cho thấy được tinh thần làm việc tích cực và đầy nhiệt huyết của các CBTD trong việc tìm kiếm Khách hàng tốt để cho vay. Tuy nhiên, trong công tác

tín dụng tại Sacombank Lâm Đồng, việc tồn tại nợ quá hạn hoặc nợ xấu là vấn đề bất khả kháng. Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, NH

cũng đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trong việc áp dụng nhiều biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng là công việc rất quan trọng đối với nhà quản trị NH. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, trước hết cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu, từ đó có hướng xử lý sao cho phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là làm lành mạnh hóa tài chính cho NH nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận trong hoạt động tín dụng. Sau đây là một số giải pháp nhằm hạn chế và xử lý khi phát sinh nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 69 - 72)