5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, định hướng phát triển của ngân hàng: là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu về cho vay tiêu dùng cũng sẽ không được quan tâm.
Thứ hai, quy mô vốn huy động của ngân hàng: đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Thật vậy, cũng như những doanh nghiệp sản xuất, vốn huy động đối với ngân hàng chính là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Nếu như không có vốn huy động thì ngân hàng không thể thực hiện được hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Bên cạnh đó, quy mô nguồn vốn huy động lớn hay nhỏ cũng là một nhân tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ ngân hàng..., từ đó tạo tiềm lực lớn cho ngân hàng.
Thứ ba, chính sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt, phù hợp với các quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay KHCN nói riêng.Việc có một chính sách tín dụng hợp lý vừa giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro, đồng thời tạo điều kiện thực hiện các mục đề ra. Tuỳ từng giai đoạn, tùy thời kỳ, ngân hàng có thể đề ra các chính sách nhằm thắt chặt hay nới lỏng tín dụng.
Thứ tư, chất lượng cán bộ tín dụng trong ngân hàng: số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, các cán bộ tín dụng có mối quan hệ rộng trong xã hội cũng có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Và một ngân hàng phải có số lượng cán bộ tín dụng hợp lý, phân công công việc cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triển không chỉ mình hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khác nữa.
Thứ năm, quy trình tín dụng: là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng. Quy trình cho vay KHCN không
chặt chẽ có ảnh hưởng tới quá trình thẩm định và quyết định
cho vay. Vì vậy, cần
xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ hợp lý, một mặt giảm thời
gian thẩm định
giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được với nguồn vốn, mặt khác
góp phần
giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng giúp nâng cao chất lượng cho vay KHCN.
Thứ sáu, chất lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng cần có những thông tin chính xác về khách hàng đó. Ngân hàng nắm rõ về thu nhập cả khách hàng, mục đích cho vay của khách hàng, tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ ngân hàng... thông tin đòi hỏi phải chính xác để có thể giảm được tối đa rủi ro trong quá trình cho vay.
Thứ bảy, khả năng kiểm soát, tổ chức quản lý hoạt động của ngân hàng: là công việc rất quan trọng và không thể coi nhẹ. Nó giúp ngân hàng phát hiện ra những dấu hiệu sai trái, những hoạt động không đúng trong quá trình sử dụng vốn. Cũng nhờ đó, ngân hàng có một cái nhìn toàn diện về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Thứ tám, mạng lưới chi nhánh và cơ sở vật chất thiết bị của NHTM: số lượng và sự phân bố chi nhánh của ngân hàng cũng tác động tới khả năng nâng cao chất lượng chovay KHCN. Khách hàng thường giao dịch với NH có vị trí địa lý gần địa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thời gian và phương tiện đi lại. Vì thế, việc nâng cao chất lượng cho vay KHCN sẽ đạt hiệu quả hơn nếu như NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phòng giao dịch khang trang và lịch sự...