1.3.56. Chất lượng thẩm định tín dụng là mức độ tin cậy của kết quả thẩm định, quy trình thẩm
định, nội dung thẩm định phù hợp trong điều kiện thời gian và chi phí thẩm định hợp lý. Ngoài ra, chất lượng thẩm định còn là sự phù hợp giữa các kết quả tính toán khi thẩm định với các kết quả tính toán khi thẩm định với các kết quả thực tế đạt được sau khi triển khai phương án sản xuất kinh doanh. Nó được đánh giá bới các chỉ tiêu sau:
1.3.57. Thứ nhất, là chỉ tiêu đánh giá tính khoa học hợp lý của quy trình thẩm định:
Nhóm
chỉ tiêu này đánh giá quy trình thẩm định của ngân hàng có được xây dựng một cách thống nhất, trong đó quy định cụ thể nội dung công việc, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các cá nhân, bộ phận tham gia vào quy trình hay không. Đây được xem như là kỹ thuật thẩm định của ngân hàng. Chỉ tiêu này quan trọng vì nó quyết định thời gian và chi phí thẩm định; kết quả thẩm định sẽ đạt chất lượng cao khi nó được sử dụng những kỹ thuật hiện đại, phù hợp với thực tế của từng ngân hàng; giúp cho quá trình thẩm định tín dụng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác, tiết kiệm chi phí.
1.3.58. Thứ hai, là thời gian và chi phí thẩm định: Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực
ra nó đòi hỏi người thẩm định phải có nhiều kinh nghiệm và nắm vững nghiệp vụ mới có thể thực hiện một cách hiệu quả; thời gian và chi phí thường có tương quan tỷ lệ thuận với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng. Điều này thể hiện ở chỗ:
• Thời gian ngắn và chi phí thấp: Thời gian ngắn sẽ tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng giúp tăng lợi nhuận kinh doanh. Mặt khác còn giúp cho khách hàng tranh thủ cơ hội nắm bắt các dự án đầu tư, nhận được nguồn vốn kịp thời để sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Nhưng điều này lại làm cho việc thẩm định diễn ra một cách qua loa, không đủ thời gian để đánh giá hết những rủi ro mà khách hàng cũng như ngân hàng có thể gặp phải, thời gian qua ngắn không tìm hiểu đủ thông tin cần thiết, bỏ qua một số bước của quy trình thẩm định từ đó đưa ra quyết định cho vay thiếu chính xác, rủi ro tín dụng có thể xảy ra là rất cao.
• Thời gian dài và chi phí cao: Thời gian thẩm định càng dài thì chi phí sẽ càng cao, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, khách hàng mất nhiều thời gian chờ đợi, không có nguồn vốn kịp thời để đầu tư. Song thời gian dài giúp cho CBTD có đủ thời gian để
• tìm hiểu đầy đủ thông tin của khách hàng, tiến hành thẩm định một
cách kỹ lưỡng, giúp
ngân hàng đưa ra quyết định cho vay chính xác, hạn chế rủi ro có thể gặp phải.
• Thứ ba, là sự tuân thủ của CBTD đối với nội dung và quy trình thẩm định: Bên cạnh việc xây dựng một quy trình thẩm định khoa học cũng còn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm túc về nội dung và quy trình thẩm định của CBTD. Một quy trình thẩm định đã được xây dựng chuẩn xác và hợp lý, tuy nhiên không được áp dụng thì nó sẽ trở nên vô nghĩa, không thể phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng, vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu chúng ta phải quan tâm khi tiến hành đánh giá chất lượng của công tác thẩm định tín dụng.
• Thứ tư, là mức độ chính xác của kết quả thẩm định tín dụng: Điều này được thể hiện khi khách hàng không sử dụng vốn sai mục đích, hoàn thành đúng phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra, hoàn trả đầy đủ vốn vay cho ngân hàng, làm cho tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất.