Bảng 2.6. xếp hạng khách hàng.
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro
AAA: Loại tối ưu
Tình hình tài chính mạnh.
Hoạt động hiệu quả cao, triển vọng phát triểu lâu dài. Đạo đức tín dụng cao.
AA: Loại
ưu Khả năng sinh lời tốt.Hoạt động hiệu quả và ổn định.
Quản trị tốt, triển vọng phát triển lâu dài. Đạo đức tín dụng tốt Thấp A: Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.
Quản trị tốt, triển vọng phát triển tốt. Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BBB: Loại khá
Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn
do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn
Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và nền kinh tế
Trung bình, khả năng trả nợ gốc trong tương lai ít được đảm bảo
B: Loại trung bình
Khả năng tài chính thấp, dòng tiền biến động.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao,
chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn,
dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh
tế nhỏ
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về
lâu dài sẽ khó khă nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách
hàng không được cải thiện
CCC: Loại dưới trung bình
Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động.
Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một
hay một số năm tài chính gần đây và hiện
Cao, là mưc cao nhất có thể chấp nhận, xác suất vi phạm HĐTD cao, nếu không có những
Môi trường pháp lý, các chủ trương, chính sách của Nhà Nước có nhiều thay đổi làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm đầu ra có nhiều biến động, các thay đổi trong chính sách bảo vệ môi trường, nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Sản phẩm kinh doanh không được thị trường chấp nhận, do chất lượng không tốt hay có nhiều sản phẩm cạnh tranh trong giai đoạn bán ra gây thua lỗ, không có lợi nhuận.
Rủi ro trong nội bộ của doanh nghiệp, quản lý yếu kém, nhân viên không có nhiều kinh nghiệm làm việc làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án.
> Đối với Ngân hàng:
Tại thời điểm giải ngân, Ngân hàng không có đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, cũng như độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Trong một số trường hợp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình Ngân hàng phải chịu tổn thất không nhỏ.
Trong bối cảnh tình hình hoạt động của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ngân hàng nào cũng muốn nâng cao hình ảnh, thương hiệu để thu hút khách hàng, các sản phẩm, dịch vụ được đa dạng hóa và nâng cao, đã tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, rủi ro còn tiềm ẩn ngay trong chính nội bộ Ngân hàng khi một số nhân viên làm việc chưa tận tâm, còn mang thái độ quan liêu, bao cấp, gây ra nhiều sai sót đáng tiết.
Do Ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước, nên khi Chính phủ thay đổi chủ trương, chính sách quy hoạch, thu hồi đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng.
2.3.3. Những rủi ro phát sinh trong quá trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng: nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng:
2.3.3.I. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn:
Khâu kiểm tra hồ sơ là khâu đầu tiên CBTD tín dụng làm để nắm những thông tin cơ bản của khách hàng. Đối với KHCN thì CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những giấy tờ phải cung cấp; đối với KHDN thì có Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề,... Một số vấn đề mà các CBTD hay gặp phải là tính không hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong bộ hồ sơ vay vốn như tên hay số chứng minh trong CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ đất không khớp nhau hoặc số hợp đồng không đúng trong hồ sơ dự án. Rất nhiều trường hợp vì muốn được vay vốn nên khách hàng đã cố tình làm giấy tờ giả nhằm tạo được lòng tin cho Ngân hàng.
Các CBTD cần kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn, xem mục đích vay vốn của phương án kinh doanh có phù hợp với nhu cầu vay vốn. Riêng với những khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn có đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành hay không. Trong rất nhiều trường hợp khách hàng thường không thực hiện đúng mục đích vay vốn như vay tiền ngân hàng để đầu tư dự án nhưng lại đem tiền để trả tiền hàng hoặc thanh toán các khoản nợ bên ngoài.
Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn cần kiểm tra một cách cẩn thận, không những phải xem kỹ về hình thức của giấy tờ mà còn phải tiến hành tìm hiểu thông tin những giấy tờ liên quan. Ngoài việc kiểm tra, xem xét, thẩm định qua hồ sơ xin cấp tín dụng do khách hàng cung cấp, CBTD phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin khác về khách hàng để việc đánh giá và phân tích được toàn diện.
2.3.3.2. Rủi ro trong thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng bộ hồ sơ, CBTD cần thẩm định đến năng lực pháp lý của họ. Một trong những điều kiện quan trọng để khách hàng được vay vốn đó là phải đảm bảo đầy đủ năng lực pháp lý của mình, cụ thể là:
• Khách hàng phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Kiểm tra những thông tin chính về cá nhân như năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự, Hộ khẩu thường trú, chứng minh thư, tuổi, địa chỉ thường trú,..., đảm bảo người vay đang trong tình trạng sức khoẻ tốt không mắc các bệnh về tâm thần hay thiểu năng trí tuệ.
• Đối với KHDN xin cấp tín dụng phải đảm bảo là pháp nhân, CBTD cần kiểm tra tính pháp lý của người đại diện pháp nhân theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của loại hình cấp tín dụng, phải xem khách hàng có thoả mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp hay không.
Một số rủi ro thường gặp phải khi thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng là không nắm bắt được hết thông tin của người vay. CBTD không hiểu rõ các quy định của pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật dân sự, Luật đầu tư, v.v... nên làm sai quy định. Không thường xuyên cập nhật thông tin của doanh nghiệp nên không thể xác định được sự thành thật, mức độ tin cậy của các thông tin mà khách hàng cung cấp. Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra CBTD cần thường xuyên tìm hiểu thêm các kiến thức về pháp luật, đẩy mạnh công tác thu thập thông tin của khách hàng để hỗ trợ cho công việc diễn ra thuận lợi.
2.3.3.3. Rủi ro trong thẩm định đánh giá năng lực tài chính của khách hàng:
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng, việc thẩm định hồ sơ, năng lựu pháp lý, mục đích vay vốn hay phương án sản xuất kinh doanh tuy quan trọng nhưng nó chỉ được xem như là điều kiện cần để đảm bảo khoản vay ít rủi ro; nhưng năng lực tài chính chính là điều kiện cần, quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Tiềm lực tài chính vững mạnh giúp khách hàng có nguồn trả nợ ổn định, hạn chế rủi ro, giảm thiểu khả năng mất vốn cho ngân hàng.
Vì đây là bước quan trọng trong quy trình thẩm định tín dụng nên cũng tồn tại không ít rủi ro như:
• Đối với nhóm khách hàng cá nhân việc kiểm tra năng lực tài chính của họ là không dễ dàng vì mức thu nhập của khách hàng là do họ cung cấp, đối với những người làm công chức hoặc trong các tổ chức doanh nghiệp có bảng lương cụ thể tạo thuận lợi cho việc kiểm tra của ngân hàng, nhưng nếu là những người lao động tự do như nông dân, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, lao động chân tay thì việc kiểm tra mức thu nhập rất khó khăn.
• Đối với khách hàng doanh nghiệp, việc thẩm định, phân tích đánh giá thường dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng nộp lên, nhưng những báo cáo tài chính này có độ tin cậy không cao. Nguyên nhân là do trước khi nộp cho ngân hàng, những bảng báo cáo tài chính này đã được chỉnh sửa để hợp lý hơn, chứng minh được tình hình tài chính của công ty rất ổn định, làm ăn có lãi, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.
• Khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn, thường một CBTD sẽ phụ trách nó từ đầu đến cuối, nên việc phân tích đánh giá sẽ do người này làm hết, chưa có sự phân công CBTD chịu trách nhiệm từng nhóm khách hàng khác nhau nên việc đánh giá thường xảy ra không chính xác.
• Việc thu thập thông tin từ CIC thường chỉ diễn ra đối với khách hàng quan hệ lần đầu hay khách hàng có dư nợ lớn, còn đối với khách hàng truyền thống việc này thường được bỏ qua cũng gây ra không ít rủi ro do không nắm bắt kịp thời thông tin tín dụng của khách hàng đối với các TCTD khác.
• Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thường dựa vào phân tích các nhóm tỷ số tài chính, so sánh sự biến động tài chính qua ba năm gần nhất, so sánh với bình quân ngành, từ đó quyết định có cho vay hay không. Song điều này thường chứa đựng rủi ro vì kỹ năng phân tích các tỷ số không phải CBTD nào cũng giỏi, bên cạnh đó việc
• xác định bình quân ngành là điều rất khó khắn nên việc đánh giá
thường không chính
xác, chỉ dựa trên kinh nghiệm của người thẩm định nên mang tính chủ quan rất cao.
2.3.3.4. Rủi ro trong thẩm định phương án sản xuất kinh doanh:
• Mặt dù khách hàng chính của Agribank là khách hàng sản xuất nông nghiệp nhưng trên thực tế khách hàng làm hồ sơ xin vay vốn tại ngân hàng rất đa dạng trong lĩnh vực sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực riêng nên có những dự án kinh doanh khác nhau đòi hỏi các CBTD phải xem xét từng đặc điểm, quy mô của mỗi phương án hay dự án đầu tư để phân tích và thẩm định cho phù hợp.
• Các CBTD thường được đào tạo chuyên ngành kinh tế nên kiến thức cũng như kinh nghiệm về các ngành kỹ thuật, điện tử hay nông nghiệp còn hạn chế, việc đánh giá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc ra quyết định.
• Để đánh giá phương án sản xuất kinh doanh các CBTD phải thẩm định tính khả thi của dự án như tìm hiểu sự biến động, giá cả của thị trường nguyên vật liện, thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng; đều đòi hỏi CBTD phải có nền tảng kiến thức kinh tế - xã hội phong phú thì mới có khả năng nhận định và đánh giá một cách chính xác tính khả thi của dự án.
• CBTD chủ yếu tập trung thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất trước khi cho vay, song việc đánh giá trong và sau khi cho vay thường được tiến hành qua loa nên ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như không dùng vốn vay đầu tư cho dự án mà dùng để mua hàng hay trả các khoản nợ vay ở bên ngoài.
2.3.3.5. Rủi ro trong thẩm định tài sản đảm bảo:
• Thẩm định tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện đủ để quyết định cho vay, nó đảm bảo cho ngân hàng không bị mất vôn khi khách hàng không có khả năng trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng.
• Tài sản đảm bảo phải có giấy tờ hợp lệ, không xảy ra bất kì tranh chấp nào. Tất cả đều mang tính chất ràng buộc nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của bên xin cấp tín dụng.
• Mục tiêu của việc thẩm định tài sản đảm bảo là đánh giá một cách chính xác khả năng thanh lý các tài sản khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Điều này phụ thuộc rấy nhiều vào giá trị pháp lý và khả năng thanh khoản tài sản trên thị trường.
• • Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo: CBTD cần kiểm tra kỹ tính xác thực của các tài sản có đăng ký quyền sỡ hữu như nhà máy, phân xưởng, máy móc, thiết bị,
• phương tiện vận tải, nhà cửa, đất đai,..., việc làm giả các giấy tờ
chứng minh quyền sở
hữu rất hay xẩy ra, gây rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện kịp thời.
• Việc thẩm định giá trị pháp lý đối với các tài sản không có giấy đăng ký quyền sở hữu như hàng hóa, vàng bạc, ngoại tệ thì quá trình thẩm định sẽ diễn ra phức tạp hơn và tồn tại nhiều rủi ro hơn, do có ít thông tin đáng tin cậy chứng minh quyền sở hữu của nó, gây khó khăn trong việc xem xét quyền sỡ hữu, lợi ích hợp pháp của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra.
• Thẩm định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo: chú trọng việc đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản đảm bảo để đảm bảo khách hàng có thể hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là khách hàng mất khả năng thanh toán. Đồng thời, ước lượng mức độ rủi ro để từ đó quyết định lãi suất chiết khấu cho phù hợp.
• Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo đòi hỏi các CBTD phải có kinh nghiệm để đưa ra nhận định chính xác, đáng tin cậy giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, rút ngắn được thời gian phê duyệt khoản vay và giảm chi phí xử lý nợ khi có rủi ro.
2.3.4. Ví dụ thực tế quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng: triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng:
• Ngày 08 tháng 08 năm 2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng nhận được hồ sơ xin vay vốn của CÔNG TY TNHH BẢO NGUYÊN.
A. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ HỒ SƠ VAY VỐN:
• Hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định của Ngân hàng.
B. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG Lực HÀNH VI DÂN Sự CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN:
• ❖ Giới thiệu về khách hàng vay vốn: (Phụ lục 1)
• Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH BẢO NGUYÊN.
• Loại hình tổ chức: Công ty trách nhiệm hữu hạn
• Ngành nghề kinh doanh:
1) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rau, hoa các loai. 2) Đầu tư khu du lịch sinh thái, dã ngoại.
3) Đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản.
❖ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: (Phụ lục 1)
• Giấy chứng nhận ĐKDN/Giấy chứng nhận ĐKKD
• Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, biên bản thành lập
• Điều lệ doanh nghiệp