Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Thực hiện: Nguời thẩm định.
a) Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, huớng dẫn khách hàng cung cấp giấy tờ sau: Bảng 2.7: Danh mục hồ sơ cho vay tiêu dùng của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Tên hồ sơ Loại chứng từ nhận A. Hồ sơ pháp lý khách hàng
Đối với cho vay tiêu dùng
1. Chứng minh nhân dân/hoặc hộ chiếu; Bản photo 2. Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/thẻ thuờng trú (Áp dụng cho hộ
gia đình cá nhân không có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi công tác trên Giấy đề nghị vay vốn);
Bản photo
3. Văn bản thỏa thuận ký giữa Agribank nơi cho vay và cơ quan quản lý trả luơng (nếu có); Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ (nếu có).
Bản chính
B. Hồ sơ kinh tế
Tùy theo từng khách hàng vay Agribank có thể đề nghị cung cấp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của năm
Bản photo
5 7
trước liền kề (áp dụng đối với hộ có đăng ký kinh doanh nhưng không bắt buộc), các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (Đối với các hộ gia đình, cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng).
C. Hồ sơ vay vốn
I/Hồ sơ khách hàng cung cấp
1. Giấy đề nghị vay vốn/Giấy đề nghị kiêm phương án vay
vốn phục vụ nhu cầu đời sống; Bản chính
2. Các hợp đồng kinh tế (nếu có), các chứng từ liên quan
đến sử dụng vốn vay; Bản chính hoặc bảnphoto
3. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án (trường hợp bảo đảm
bằng tài sản hình thành trong tương lai); Bản chính 4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp.
Bản chính
II/ Tài liệu do ngân hàng lập
1. Báo cáo thẩm định; Báo cáo tái thẩm định (nếu có); Bản chính
2. Thông tin CIC; Bản chính/ Photo
3. Báo cáo chấm điểm xếp hạng khách hàng (nếu có); Bản chính 4. Biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có); Bản chính 5. Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có); Bản chính 6. Thông báo phê duyệt khoản vay (nếu có); Bản chính 7. Báo cáo đề xuất giải ngân (Áp dụng giải ngân 2 lần trở
lên); Bản chính
8. Báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Bản chính 9. Thông báo tạm ngừng cho vay; xử lý thu hồi nợ; Bản chính
10. Thông báo chuyển nợ quá hạn. Bản chính
III/ Tài liệu do ngân hàng và khách hàng cùng lập
1. HĐTD/Phụ lục HĐTD (nếu có)/Sổ vay vốn; Bản chính 2. Giấy nhận nợ (Áp dụng giải ngân hai lần trở lên); Bản chính
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền
5 8
3. Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. Bản chính
D. Hồ sơ về đảm bảo tiền vay
1. Biên bản định giá tài sản; Bản chính
2. Các giấy tờ liên quan đến việc xác định giá trị tài sản; Photo 3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay và phụ lục Hợp đồng bảo
đảm tiền vay (nếu có); Bản chính
4. Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm; Đơn yêu cầu
đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm; Bản chính 5. Các giấy tờ liên quan đến việc mua bảo hiểm tài sản; Bản chính, chứng thực
hoặc bản photo 6. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản. Bản chính
Nguồn: phụ lục số 01A/danh mục hồ sơ - Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng).
b) Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank:
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay.
Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Thực hiện: Người thẩm định.
Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:
a) Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn.
b) Tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.
c) Thẩm định các điều kiện vay vốn:
Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện/người tham gia thực hiện dự án, phương án vay vốn, trường hợp người vay vốn không đồng thời là người thực hiện dự án, phương án vay vốn;
Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn;
5 9
Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;
Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án/phuơng án vay vốn; Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định TSBĐ tiền vay.
d) Lập Báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay (truờng hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do), ký nháy từng trang, ký và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định và trình Nguời kiểm soát khoản vay.
Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định
Thực hiện: Nguời kiểm soát khoản vay.
1. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn. 2. Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
3. Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đuợc giấy tờ xin vay vốn của khách hàng, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định.
Truờng hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do để trình nguời phê duyệt khoản vay. Truờng hợp đồng ý cho vay: trình nguời phê duyệt khoản vay.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Thực hiện: Nguời phê duyệt khoản vay.
Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. 1. Nếu từ chối cho vay: Thông báo từ chối cho vay bằng văn bản (Mẫu số 03/TBTC/HSX) gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
2. Nếu đồng ý cho vay:
a) Truờng hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Nguời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phòng Tín dụng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b) Truờng hợp khoản vay vuợt thẩm quyền: Nguời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng Tín dụng lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản vay vuợt thẩm quyền của Tổng giám đốc: Nguời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Ban Hộ sản xuất lập thủ tục trình Hội đồng thành viên phê duyệt.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền
6 0
Tờ trình đề nghị phê duyệt phải do Giám đốc ký, trường hợp Giám đốc ủy quyền, giấy ủy quyền được gửi kèm hồ sơ trình phê duyệt (Mau 04/TTVQ/HSX).
Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát và ký kết Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn, Hợp đồng bảo đảm tiền vay
1. Soạn thảo Hợp đồng
Thực hiện: Người quản lý khoản vay.
a) Soạn thảo HĐTD, nội dung soạn thảo phải phù hợp với quyết định phê duyệt cho
vay và các điều kiện giải ngân (nếu có).
Đối với khách hàng vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank nơi
cho vay có thể sử dụng Sổ vay vốn theo mẫu quy định của Agribank.
b) Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản): được soạn thảo theo hướng dẫn tại quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng của Agribank.
c) Phối hợp cùng khách hàng điền các thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm theo mẫu quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
2. Kiểm soát nội dung hợp đồng
Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay.
a) Kiểm soát nội dung HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với phê duyệt cho vay, quy định của pháp luật và của Agribank.
b) Ký nháy từng trang của hợp đồng và trình người có thẩm quyền. 3. Ký kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Thực hiện: Người có thẩm quyền (thực hiện theo quy định về ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật).
a) Xem xét các nội dung trên các HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Thực hiện ký kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
6 1
c) Yêu cầu nguời quản lý khoản vay phối hợp khách hàng thực hiện thủ tục chứng thực/công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật, quy định của Agribank.
Bước 6: Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống IPCAS
1. Khai báo thông tin
Thực hiện: Nguời quản lý khoản vay.
Căn cứ vào HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay và tài liệu có liên quan, thực hiện khai báo thông tin vào hệ thống IPCAS, gồm:
a) Thông tin khoản vay trên đơn xin vay vốn. b) Thông tin thẩm định đơn xin vay vốn.
c) Thông tin dự án đầu tu (Đối với cho vay theo dự án đầu tu). d) Thông tin về TSBĐ (Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). 2. Phê duyệt thông tin đã khai báo
Nguời kiểm soát khoản vay phê duyệt thông tin do nguời quản lý khoản vay khai báo trên hệ thống IPCAS đảm bảo khớp đúng với thông tin trên hồ sơ tín dụng (HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các tài liệu có liên quan).
Bước 7: Giải ngân khoản vay
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân:
Thực hiện: Nguời quản lý khoản vay.
a) Tiếp nhận hồ sơ giải ngân của khách hàng gồm: chứng từ hạch toán giải ngân (Giấy lĩnh tiền vay, Ủy nhiệm chi), chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Truờng hợp tại thời điểm giải ngân khách hàng chua có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay thì phải có văn bản cam kết bổ sung trong vòng 30 ngày).
b) Kiểm tra tính phù hợp giữa chứng từ hạch toán giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung HĐTD.
c) Lập báo cáo đề xuất giải ngân và cùng khách hàng lập giấy nhận nợ đối với truờng hợp giải ngân từ hai lần trở lên; ký tên và ghi các nội dung cần thiết vào HĐTD, phần theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ đối với giải ngân một lần.
d) Trình hồ sơ giải ngân cho nguời kiểm soát khoản vay. 2. Kiểm soát và phê duyệt hồ sơ giải ngân
a) Kiểm soát hồ sơ giải ngân
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền
6 2
Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay. Kiểm soát hồ sơ giải ngân.
Ký kiểm soát trên báo cáo đề xuất giải ngân, giấy nhận nợ và trình người có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phê duyệt hồ sơ giải ngân
Người phê duyệt khoản vay ký phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân, giấy nhận nợ và giao cho Phòng tín dụng để thực hiện các bước tiếp theo.
3. Bàn giao hồ sơ cho GDV, hạch toán TSBĐ và giải ngân vốn vay a) Bàn giao hồ sơ cho GDV:
Sau khi hồ sơ giải ngân được phê duyệt, người quản lý khoản vay lập danh mục hồ sơ và bàn giao toàn bộ hồ sơ khoản vay cho GDV.
b) Kiểm soát và giải ngân vốn vay
Thực hiện: GDV/Kiểm soát viên.
Tiếp nhận hồ sơ khoản vay từ người quản lý khoản vay, thực hiện kiểm tra và hạch toán theo quy định.
Bàn giao TSBĐ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng TSBĐ cho Thủ kho/Thủ quỹ để nhập kho TSBĐ theo quy định.
Kiểm tra hồ sơ chứng từ hạch toán giải ngân và thực hiện hạch toán giải ngân. Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát hồ sơ giải ngân, phiếu nhập kho tài sản, phê duyệt hạch toán giải ngân, hạch toán TSBĐ trên hệ thống IPCAS.
Bước 8: Phân kỳ hạn trả nợ
Thực hiện: Người quản lý khoản vay. 1. Trường hợp HĐTD giải ngân một lần
a) Người quản lý khoản vay căn cứ vào thời hạn cho vay thỏa thuận trong HĐTD và
ngày thực tế giải ngân để xác định và ghi kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi), phương thức thanh toán vào
phần theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ trên HĐTD.
b) Người quản lý khoản vay thực hiện đăng ký kỳ hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS. 2. Trường hợp HĐTD giải ngân từ hai lần trở lên
a) Nếu xác định được kỳ hạn trả nợ cho từng lần nhận nợ:
Người quản lý khoản vay cùng khách hàng xác định kỳ hạn trả nợ trên giấy nhận nợ.
6 3
Người quản lý khoản vay thực hiện đăng ký kỳ hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS. b) Nếu chưa xác định được kỳ hạn trả nợ cho từng lần nhận nợ:
Người quản lý khoản vay cùng khách hàng xác định kỳ hạn trả nợ trên giấy nhận nợ là ngày trả nợ cuối cùng theo HĐTD.
Người quản lý khoản vay tạm thời đăng ký trên hệ thống IPCAS ngày trả nợ cuối cùng theo giấy nhận nợ.
Sau khi kết thúc giải ngân người quản lý khoản vay và khách hàng xác định lại kỳ hạn trả nợ, chuyển người kiểm soát khoản vay kiểm soát và trình người có thẩm quyền cùng khách hàng ký phụ lục HĐTD về kế hoạch trả nợ; nội dung "Kỳ hạn trả nợ chính thức được xác định trên phụ lục HĐTD sau khi kết thúc giải ngân" phải được thỏa thuận trong HĐTD.
Người quản lý khoản vay căn cứ vào các kỳ hạn trả nợ đã được xác định trong Phụ lục HĐTD để định kỳ hạn trả nợ trên hệ thống IPCAS.
Bước 9: Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Thực hiện: Người quản lý khoản vay.
Thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, TSBĐ (nếu có), tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay của khách hàng:
1. Nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thoả thuận. b) Tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án vay vốn, dự án vay vốn. c) Tình hình trả nợ gốc, lãi và phí.
d) Tình hình TSBĐ (biến động, giảm giá, hư hỏng...). e) Chấm điểm, xếp hạng khách hàng nội bộ.
f) Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng (nếu có). g) Đề xuất biện pháp xử lý qua kiểm tra, giám sát.
2. Các trường hợp phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên: a) Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ quá hạn. b) Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ xấu.
3. Thời gian kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định hiện hành của Agribank. Việc kiểm tra sau khi cho vay phải được lập thành biên bản và lưu cùng hồ sơ cho vay.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền
6 4
Bước 10: Thu hồi nợ
1. Theo dõi, thông báo, đôn đốc thu hồi nợ
Thực hiện: Người quản lý khoản vay.
a) Thường xuyên theo dõi, chủ động nắm bắt những khoản nợ đến hạn, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
b) Thông báo nợ gốc, lãi đến hạn và phí (nếu có) cho khách hàng trước ít nhất 05 (năm) ngày làm việc để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ.
c) Đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro. d) Theo dõi, giám sát nguồn tiền của khách hàng để phối hợp với GDV trong quá trình thu nợ.
2. Trật tự thu nợ
a) Thu nợ nội bảng trước, thu nợ ngoại bảng sau. b) Thu nợ quá hạn trước, thu nợ đến hạn sau.