Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 81)

> Hạn mức cho vay:

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cho vay tối đa 75% giá trị TSBĐ tiền vay.

Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định mức cho vay.

Mức vốn tự có của khách hàng tham gia phục vụ nhu cầu đời sống dựa theo tình hình thực tế mà Giám đốc Chi nhánh quyết định, hiện nay vốn tự có tham gia vào khoản vay tối thiểu 25% nhu cầu vay vốn.

> Thời gian cho vay: Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn dựa vào:

Nguồn trả nợ của khách hàng.

Cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

> Loại tiền vay: VND.

> Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.

> Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

> Lãi suất:

Đối với có tài sản đảm bảo: Ngắn hạn: 9.5%/năm.

Trung hạn và dài hạn: 10.5%/năm. Đối với không có tài sản đảm bảo:

Ngắn hạn: 10.5%/năm.

6 9

Trung hạn và dài hạn: 11.5%/năm. ưu đãi lãi suất:

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn 3 tháng đầu: 7%/năm. Mức lãi suất cho vay trung hạn 6 tháng đầu: 8%/năm. Mức lãi suất cho vay dài hạn 6 tháng đầu: 9%/năm.

Sau thời hạn đuợc giảm lãi suất, khoản vay của khách hành đuợcáp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn theo quy định lãi suất cho vay thông thuờng hiện hành.

Lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.

> Bảo đảm tiền vay:

Thế chấp bằng tài sản là bất động sản. Thế chấp bằng tài sản là động sản.

2.2.2.2 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư

> Hạn mức cho vay: tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà.

> Loại tiền vay: VND.

> Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.

> Phương thức trả nợ: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

> Lãi suất:

Ngắn hạn: Có TSBĐ là 9.5%/năm, không có TSBĐ là 10.5%/năm.

Trung và dài hạn: Có TSBĐ là 10.5%/năm, không có TSBĐ là 11.5%/năm. Lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.

2.2.2.3 Cho vay mua phương tiện đi lại

> Mức cho vay:

Truờng hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: tài trợ tối đa 70% giá trị xe.

Truờng hợp bảo đảm bằng tài sản khác: tài trợ tối đa 80% giá trị xe nhung không vuợt quá 75% giá trị TSBĐ.

> Thời gian cho vay: tối đa không quá 5 năm.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền

7 0

> Loại tiền vay: VND.

> Lãi suất:

Ngắn hạn: Có TSBĐ là 9.5%/năm, không có TSBĐ là 10.5%/năm. Trung hạn: Có TSBĐ là 10.5%/năm, không có TSBĐ là 11.5%/năm. Lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.

> Giải ngân: một lần.

> Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

> Tài sản bảo đảm: Là chính chiếc xe mua bằng vốn vay của ngân hàng hoặc được đảm bảo bằng một tài sản khác (do ngân hàng và người vay thỏa thuận).

(Theo Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, 22/01/2014).

Nhận xét:

Qua 3 sản phẩm CVTD tại Chi nhánh thì loại hình cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo mua nhà ở đối với dân cư là chủ yếu và phổ biến nhất. Như đã giới thiệu thì mức lãi suất cho vay của 3 loại sản phẩm mua nhà, mua sắm hàng tiêu dùng và mua xe là như nhau nên việc trả lãi không phải là yếu tố quyết định sản phẩm nào được vay nhiều nhất. Mà chúng chỉ khác nhau về hạn mức cho vay, thời gian được vay, số lần giải ngân và quan trọng nhất là nhu cầu vay vốn của khách hàng là để làm gì. Sỡ dĩ loại hình cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo mua nhà ở đối với dân cư được ưa chuộng là do nhu cầu về nhà ở của người dân tăng cao, đặc biệt là đối với khu vực nội thành, gần trung tâm thành phố như quận 7 thì nhu cầu có một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp là điều thiết yếu. Bên cạnh đó sản phẩm CVTD để mua nhà hay sửa chữa nhà có thời gian cho vay tối đa cao nhất đến 15 năm giúp khách hàng có thể chi trả những khoản tiền nhỏ để trả nợ ngân hàng bằng hình thức trả góp hay trả theo quý, năm; hạn mức cho vay lên đến 85% tổng nhu cầu vay giúp khách hàng rất nhiều trong việc có nguồn tiền sử dụng cho mục đích mua nhà hay sửa nhà của mình; giải ngân linh hoạt có thể một lần hay nhiều lần tùy theo nhu cầu và thời gian xây dựng, sửa chữa nhà của khách hàng. Đặc biệt, Agribank còn là một trong những ngân hàng tiên phong được NHNN giao cho gói 30000 tỷ để hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp mua xây dựng hoặc sữa chữa nhà ở xã hội theo quyết định số 591/QĐ-HĐTV-KHDN về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 32/2014/TT-NHNN

7 1

ngày 18/11/2014 bổ sung cho Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, trong đó mức lãi suất cho vay của Chi nhánh áp dụng từ năm 2013 là 6%/năm. Mức lãi suất cho năm tiếp theo được NHNN xác định và công bố lại và không vượt quá 6%/năm. Thời gian cho vay tối đa 15 năm đối với đối tượng là khách hàng cá nhân vay vốn. Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn sẽ hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng khách hàng sau: cá nhân có nhu cầu vay vốn mua, thuê nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2

thì thời gian kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đến chấp thuận cho vay hoặc từ chối cho vay tối đa không quá 5 ngày làm việc; cá nhân mua nhà ở thương mại tại dựán phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng; cá

nhân tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch và đang gặp khó khăn về nhà ở nhưng chưa được nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà; hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư, cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để bán, cho thuê.

(Quang Tùng (2013), “Agribank triển khai Quy định cho vay mua nhà ở xã hội”,

http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/agribank-trien-

khai-quy-dinh-cho-vay-mua-nha-o-xa-hoi--02-6-2013-.aspx,2/6/2013).

Chính vì những lí do trên mà loại hình cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, mua nhà ở đối với dân cư ở Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn được ưa chuộng và chiếm ưu thế nhất trong số các sản phẩm của Chi nhánh.

2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Nam Sài Gòn

Bảng 2.8: So sánh dư nợ cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 (1) 2012 (2) 2013 (3) 2012/2011 2013/2012 Số tiền (2)-(1) % [(2)-(1)]/(1) Số tiền (3)-(2) % [(3)-(2)]/(2) Tổng dư 2,642,980 2,337,379 1,603,265 -305,601 -11.56% - 734,114 -31.41%

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền

7 2

nợ cho vay (5) Tổng dư nợ CVTD (4) 281,09 8 257,072 305,359 -24,026 -8.55% 48,287 18,78% Tỷ trọng (4)/(5) 10.64% (6) 11% (7) 19.05% (8) 0.36% (7)-(6) 8.05% (8)-(7)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng

của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nam Sài Gòn

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 tổng dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn có xu hướng giảm mạnh. Năm 2011, dư nợ cho vay của ngân hàng là 2,642,980 triệu đồng, nhưng đến năm 2012, con số này chỉ còn 2,337,379 triệu đồng, giảm 305,601 triệu đồng so với 2011 tương đương với tỷ lệ giảm 11.56% so với 2011. Đáng chú ý hơn, dư nợ cho vay của ngân hàng lại tiếp tục trượt dốc và giảm mạnh vào năm 2013, giảm xuống còn 1,603,265 triệu đồng, giảm 734,114 triệu đồng tương ứng với giảm 31.41% so với năm 2012. Trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định thì bước sang năm 2012, nền kinh tế tài chính của Việt Nam lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu

3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 2011 2012 2013 H Tổng dư nợ cho vay Năm u Tổng dư nợ CVTD 7 3

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời

sống của dân cư trong

nước. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp

sản xuất, dừng

hoạt động hoặc giải thể. Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến sự khó khăn

trong tăng

trưởng tín dụng của Chi nhánh giai đoạn vừa qua dù mặt bằng lãi suất

cho vay của ngân

hàng giảm là về phía doanh nghiệp do có hàng tồn kho cao, thiếu dự án

đầu tư hiệu quả

và còn nợ các TCTD khác nhiều. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng

cao, mà giá bán

ra nếu thấp thì không thể bù đắp chi phí và không tạo ra lợi nhuận,

còn ngược lại với giá

cao thì lại khó tiêu thụ, và hơn hết là hiện nay các loại mặt hàng rất

đa dạng, cạnh tranh

gay gắt về giá và chất lượng nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

Nhu cầu mua sắm

của người tiêu dùng thì theo chu kỳ và cũng chi tiêu hợp lý nên hàng

tồn kho của doanh

nghiệp ngày càng cao. Hệ quả là các doanh nghiệp nợ nần chồng chéo,

không thể thanh

toán, không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn và nhiều khoản vay đã trở

thành nợ xấu. Đồng

thời, lòng tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng đã giảm thấp do nợ

xấu tăng cao là

nguyên nhân thắt chặt hơn các tiêu chí cho vay. Tình trạng phổ biến là

những doanh

nghiệp đủ điều kiện vay vốn thì không muốn vay do tổng cầu suy giảm,

trong khi những

doanh nghiệp cần vay vốn để đảo nợ lại không đủ điều kiện được vay.

Chi nhánh

Agribank đã thận trọng hơn trong việc cho vay các dự án đầu tư, chỉ

những doanh nghiệp

có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng tài chính tốt,

chứng minh được

nguồn tiền có được để trả nợ khi đến hạn thì sẽ cho vay để tập trung

xử lý và ngăn chặn

nợ xấu tăng cao.

Trong khi dư nợ cho vay của Chi nhánh giảm mạnh thì dư nợ từ CVTD lại có xu hướng tăng nhẹ từ 2011 đến 2013. Năm 2012 dư nợ CVTD của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn chỉ đạt 257,072 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 24,026 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8.55%, tuy nhiên con số này không đáng kể. Có sự suy giảm trong CVTD này là do Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn cũng như các TCTD khác đều chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà ngành ngân hàng là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Do cuộc khủng hoảng này, người dân hầu như có xu hướng tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng nên nhu cầu vay tiêu dùng đã giảm xuống. Nhưng sang năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn do vậy mà nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, dư nợ CVTD của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn năm 2013 là 305,359 triệu đồng, tăng 18.78% so với 2012. Tình hình kinh tế khó khăn sẽ kéo dài

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền

7 4

7 5

2.2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian vay tại Agribank Nam Sài Gòn Bảng 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian vay tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn (1) 67,261 23.93% (1)/(3) 64,134 24.95% (1)/(3) 71,203 23.32% (1)/(3) Trung và dài hạn (2) 213,837 76.07% (2)/(3) 192,938 75.05% (2)/(3) 234,156 76.68% (2)/(3) Tổng dư nợ CVTD (3) 281,098 100% 257,072 100% 305,359 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nam Sài Gòn

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian vay của Agribank

Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nam Sài Gòn

Nếu xét cơ cấu dư nợ CVTD theo thời gian vay của ngân hàng ta có dư nợ CVTD ngắn hạn, trung và dài hạn. Năm 2011 dư nợ CVTD ngắn hạn là 67,261 triệu đồng, dư nợ CVTD trung và dài hạn là 213,837 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ CVTD cả ngắn hạn, trung và dài hạn đều giảm, cụ thể dư nợ CVTD ngắn hạn còn 64,134 triệu đồng, dư nợ CVTD trung và dài hạn là 192,938 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Điệp Kiều Ngân Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Huyền

7 6

kinh tế gặp khó khăn, người dân hạn chế việc vay tiêu dùng, đặc biệt là vay trung và dài hạn vì phải gánh nặng trả nợ trong thời gian dài, thay vào đó họ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng nhiều hơn vì đây là kênh đầu tư an toàn ở thời điểm hiện tại. Qua đến năm 2013 thì dư nợ CVTD cả ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên, cụ thể dư nợ CVTD ngắn hạn tăng lên đạt 71,203 triệu đồng, dư nợ CVTD trung và dài hạn ở mức 234,156 triệu đồng, điều này cho thấy ở năm 2013 nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và an cư lạc nghiệp của người dân ngày càng được nâng cao.

Nhận xét: Như vậy nếu xét theo thời gian vay thì cơ cấu dư nợ CVTD của Chi nhánh có sự chênh lệch khá lớn giữa cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn. Trong đó, dư nợ CVTD trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn. Nguyên nhân khách hàng thường tham gia các khoản vay có thời gian dài với mục đích vay mua nhà, sửa chữa nhà hoặc vay mua phương tiện đi lại. Do sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao nên nhu cầu mua nhà đất, phương tiện đi lại là một thị trường đầy tiềm năng phát triển với lợi thế là Chi nhánh cấp I nên ngân hàng đang tập trung vào thị trường này nên tỷ lệ CVTD trung và dài hạn tương đối cao.

2.2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo tại Agribank Nam Sài Gòn Bảng 2.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo tại Agribank Nam Sài Gòn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (1) Tỷ trọng (%) Số tiền (2) Tỷ trọng (%) Số tiền (3) Tỷ trọng (%) Số tiền (2)-(1) % [(2)-(1)]/(1) Số tiền (3)- (2) % [(3)-(2)]/(2) CVTD TSBĐ 260,087 92.5 (4)/ (6) 240,120 93.4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w