Quy trình cho vay tại Sacombank — SGD TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SGD HỒ CHÍ MINH (Trang 82 - 99)

- Trung tAm Thanh tokn quốc té Phóng Thanh toán nội đ|a & Quy

so với ngành

2.2.3. Quy trình cho vay tại Sacombank — SGD TP.Hồ Chí Minh

- Bước 1: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu: Tại bước này, Sacombank thực hiện tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn tất

duyệt khoản vay được thực hiện ngay tại bước này.

- Bước 2: Thẩm định: Tại bước này, Sacombank thực hiện xác minh và thẩm định hồ sơ khách hàng làm cơ sở tham mưu cho cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Bước 3: Phê duyệt: Sacombank phân định hạn mức phê duyệt cấp tín dụng theo từng cá nhân, tập thể tùy thuộc vào đặc điểm của từng khoản cấp tín dụng cụ thể.

- Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết: Sacombank phải đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng và thực hiện các thủ tục khác để triển khai khoản cấp tín dụng theo đúng nội dung phán quyết của cấp phê duyệt.

khoản vay thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo khoản vay luôn trong tình trạng nợ

tốt.

- Bước 6: Tất toán: Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh, Sacombank tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng.

- Bước 7: Lưu hồ sơ: Sacombank tiến hành lưu hồ sơ theo đúng quy định. Các bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ TSĐB của khách hàng được thực hiện theo Quy trình quản lý hồ sơ TSĐB hiện hành. Bộ phận quản lý tín dụng lưu bộ hồ sơ tất toán tại chi nhánh trong một năm sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu.

- Sacombank sử dụng mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng để đảm bảo tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng, đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng và để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam. Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được Sacombank thực hiện khi khách hàng đến giao dịch tín dụng lần đầu và được xem xét lại theo định kỳ. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Sacombank được xây dựng nhằm tính toán các chỉ số rủi ro dựa trên các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm:

- EL (Expected Loss) nghĩa là “Khoản lỗ dự kiến” của một khoản vay để làm cơ sở xác định mức độ rủi ro của khoản vay đó và là một yếu tố cộng thêm vào giá thành sản phẩm.

- PD (Propability of Default) nghĩa là “Xác suất vỡ nợ” của khách hàng. - EAD (Exposure At Default) là “Dự nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ”. - LGD (Loss Given Default) nghĩa là “ Tỷ lệ lỗ khi tiến hành thanh lý TSĐB”. - EL = EAD * PD * LGD

- với một số đặc điểm chính. Các hạng tín dụng như AAA, AA, A, BBB, BB, B,

CCC, CC, C, D.

2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay các DNVVN tại SGD TP.HCM

- Theo báo cáo của VCCI, nếu như năm 2002 Việt Nam mới có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay, tổng số đã có trên 694.000 doanh nghiệp thành lập. Tuy nhiên, tính đến ngày 31-12-2012, Việt Nam chỉ còn 312,6 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

- Đáng bàn là trong giai đoạn 2002-2011, báo cáo của VCCI nêu xu hướng tỉ trọng

doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngày càng tăng và Việt Nam đang đứng trước thực tế thiếu hụt doanh nghiệp có quy mô vừa khi loại hình này chỉ chiếm 2,1% trong tổng lao động toàn quốc.

- Để đánh giá khả năng “lớn lên” của doanh nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu

đã theo dõi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ từ năm 2002 và nhận thấy thực trạng đáng buồn: 2/3 số doanh nghiệp không thể lớn lên nổi. Trong đó, có 44,7% giữ nguyên quy mô nhỏ trong suốt 10 năm được theo dõi. 1/3 doanh nghiệp còn lại có thay đổi quy mô thì thực chất VCCI cho biết có tới 18,2% đã... quay trở lại quy mô siêu nhỏ, tức thụt lùi. Chỉ có 8,74% doanh nghiệp nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa và chỉ 6,55% thành quy mô lớn.

- Doanh nghiệp quy mô vừa cũng trong tình cảnh có xu hướng nhỏ đi. Cụ thể, VCCI cho biết có đến 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và 5,12% thậm chí bị chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Chỉ có khoảng 27% doanh nghiệp vừa năm 2002 lớn lên thành doanh nghiệp quy mô lớn năm 2011. Như vậy, cũng có tới 2/3 doanh nghiệp vừa giữ nguyên quy mô, nhỏ đi và chỉ có gần 1/3 là lớn lên.

- Báo cáo của VCCI cũng chỉ rõ quy mô bình quân của doanh

là 74 người/doanh nghiệp

năm 2002 đã giảm chỉ còn 34 lao động năm 2011. Đặc biệt, VCCI nêu chi tiết đã có

sự bất đối xứng khi quy mô bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước đang từ 31

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 52 GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

- lao động/doanh nghiệp đã giảm chỉ còn 22 lao động năm 2011. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước lại tăng từ 421 lao động/doanh nghiệp năm 2002 lên tới 490 lao động/doanh nghiệp năm 2011. Trong khi đó, quy mô lao động của khối FDI vẫn khoảng 300 lao động/doanh nghiệp. Thực tế khảo sát, VCCI cho biết có tới 94,3% doanh nghiệp quy mô nhỏ là ở khu vực ngoài nhà nước

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, do đó hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, hiện TP có khoảng 184.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập, trong đó số DN nhỏ và vừa chiếm khoảng 96%. (2012)

- Biểu đồ 2.4. Số lượng DNVVN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 2010 - 2012

-

-

- (Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Ta thấy số lượng DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh qua các năm tăng rất nhanh, tính đến hết 25/12/2012, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 116.761 doanh nghiệp, trong đó có 23.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp ngưng, nghỉ hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2011 là 21.746 doanh nghiệp, bằng 96,2% số doanh nghiệp mới được cấp mã số thuế.

- Sacombank đang hướng tới việc trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, vì thế việc khai thác thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều tất yếu. Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có nhiều triển vọng với hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký hoạt động, do đó có thể khẳng định rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là những trụ cột của nền kinh tế. Hơn nữa, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phát triển và bành trướng thị trường hoạt động. Với các giải pháp tài chính trọn gói và tối ưu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank luôn triển khai những chính sách ưu đãi về lãi suất, cho vay, phí dịch vụ và ưu tiên giải quyết cho các doanh nghiệp để họ nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh trong thời gian nhanh nhất. Mục tiêu cuối cùng của Sacombank chính là góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Trong những năm qua, SGD thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác cho vay DNVVN, đến nay đã đạt được một số thành tựu như sau:

- 2.2.4.I. Doanh số cho vay

- Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, SGD TP.Hồ Chí Minh luôn mở rộng cho vay với nhiều hình thức khác nhau để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.

- Bảng 2.5. Doanh số cho vay của SGD TP. Hồ Chí Minh 2010 - 2012

- ĐVT: tỷ đồng - Chỉ tiêu - 201 0 1 - 201 - 2012 - Tổng doanh số - 5.89 3 - 23 6.0 - 6.335 - Doanh số DNVVN - 4.64 5 - 5.0 29 - 5.705 - Doanh số DNVVN/Tổng doanh số - 78,8 % - 83, 5% - 90,01 %

- (Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank - SGD TPHCM)

-

- Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng đều qua các năm.

- Năm 2011, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 5.029 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,27% so với năm 2010.

- Năm 2012, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 5.705 tỷ đồng, tăng 13,44% so với năm 2011.

- Sở dĩ đạt được kết quả này là do SGD thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần thành ngân hàng bán lẻ, từ đó dần dần chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng gia tăng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.4.2. Doanh số thu nợ

- Doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được hiểu là số tiền mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trả cho ngân hàng trong kỳ từ các khoản vay. Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ luôn được SGD đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả thì phải chú trọng đến chất lượng món vay, quan tâm đến công tác thu nợ,.. làm sao để cho đồng vốn bỏ ra được khách hàng đầu tư có hiệu quả, NH thì thu hồi nợ nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

- Nhìn chung cùng với sự tăng trưởng nhanh của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của SGD cũng tăng tương ứng.

- Bảng 2.6. Doanh số thu nợ của SGD TP. Hồ Chí Minh 2010 - 2012

- ĐVT: tỷ đồng - Chỉ tiêu - 2 010 - 2 011 - 2012 - Chênh lệch - 11/10 - 12/11 - S ố tiền - % - S ố tiền - % - Tổng doanh số thu nợ - 3 .988 - 4 .270 - 4.45 - 2 82 - 7,07 - 1 80 - 4,2 - Doanh số thu nợ DNVVN - 2 .114 - 2 .327 - 2.57 7 - 2 13 - 10,08 - 2 50 - 10,74 - nghiệp

- Tổng doanh số thu nợ/Doanh số thu nợ của DNVVN - 5 3,02% - 5 4,5% - 57,9 % - - - - -

- (Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank - SGD TPHCM)

- Tình hình thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của SGD khá tốt. Năm 2011, doanh số thu nợ là 2.327 tỷ đồng, tăng 10,08% so với năm 2010.

- Năm 2012, doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 2577 tỷ đồng, tăng 10,74% so với năm 2011, chiếm 57,9% trên tổng doanh số thu nợ. Đây là một dấu hiệu rất khả quan của Sở giao dịch.

- Để đạt được kết quả này, cán bộ ngân hàng đã rất tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Thêm vào đó, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng rất kỹ lưỡng đã giúp cán bộ tín dụng nắm bắt được khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng trước khi cho vay, thực hiện tốt đảm bảo tiền vay là kênh thu hồi nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ, kiểm tra giám sát các khoản vay đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và có những biện pháp xử lý kịp thời khi người vay dùng không đúng cam kết. Ngoài ra, SGD còn có chính sách cho phép trả nợ dần để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.

- Năm 2012, Sacombank dành 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi áp dụng cho các khoản vay mới đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm đưa dòng vốn giá rẻ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với lãi suất 13%/năm. Bên cạnh đó, Sacombank cũng triển khai gói 50 triệu USD cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với lãi suất áp dụng cho các khoản vay chỉ từ 4,5%/năm. Riêng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh còn được ưu đãi gói 1.000 tỷ đồng với lãi suất từ 13% - 14%/năm và thời hạn vay tối đa 6 tháng. Những hoạt động này của Sacombank nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong công việc tiếp cận các nguồn vốn có giá thành hợp lý để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho và phát triển ổn định trong giai đoạn kinh tế còn nhiều thách thức. Ngoài các gói tín dụngưu đãi, Sacombank cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trên khắp mọi miền đất nước.

- Do đó, với những chính sách ưu đãi đổi mới của mình, tốc độ tăng doanh số cho vay tăng lên, nhờ vậy kéo tốc độ thu nợ tăng lên.

2.2.4.3. Dư nợ cho vay và cơ cấu dư nợ

- Dư nợ cho vay phản ánh lượng tiền vay của khách hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh việc mở rộng cho vay bởi vì khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng cho vay thì thường tại bất cứ thời điểm nào dư nợ cho vay cũng đạt mức cao.

- Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN tại SGD TP. Hồ Chí Minh

- ĐVT: tỷ đồng - Chỉ tiêu -201 0 - 2011 - 012 2 - Chênh lệch - 11/10 - 12/11 - S ố tiền - % - S ố tiền - % - Tổng dư nợ cho vay - 3.47 8 - 3.78 5 - 3 .972 - 073 - 8,8 3 - 1 87 - 4,9 4 - Dư nợ cho vay DNVVN - 1.85 0 - 2.10 8 - 2 .502 - 2 58 - 13,9 5 - 3 94 - 18,69 nghiệp

- Dư nợ cho vay DNVVN/Tổng dư nợ cho vay - 53,2 % - 55,7 % - 6 2,98% - - - -

- (Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank - SGD TPHCM)

-

- Đi cùng với sự tăng lên của doanh số vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của SGD qua các năm cũng tăng lên.

- Năm 2011, dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55,7% tổng dư nợ cho vay, tăng 13,95% so với năm 2010, đạt 2.108 tỷ đồng.

- Năm 2012, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là 62,98%, tăng 18,69% so với năm 2011, đạt 2.502 tỷ đồng.

- Một điểm dễ nhận thấy là dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay của SGD, chứng tỏ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ rất được ngân hàng quan tâm và chú trọng. Tỷ trọng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 53,2%, 55,7%, 62,98%. Có được kết quả như vậy là do trong những năm qua, SGD đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, tạo lập được mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp cũ, mở rộng đầu tư kịp thời cho các đơn vị mới có điều kiện vay vốn. Ngoài ra, SGD còn chủ động áp dụng lãi suất ưu đãi với các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả, có uy tín tốt và thực hiện chính sách khoán đối với từng cán bộ tín dụng tại SGD.

- Vì dư nợ cho vay là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ta sẽ phân tích kỹ hơn chỉ tiêu này qua một số tiêu chí phân loại dưới đây:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SGD HỒ CHÍ MINH (Trang 82 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w