- Trung tAm Thanh tokn quốc té Phóng Thanh toán nội đ|a & Quy
Dư nọ’ cho vay theo
3.1. Định hướng cho vay đối với DNVVN tại Sacombank SGD TPHCM
3.1.1. Định hướng cho vay đối với DNVVN tại Việt Nam
- Trước mục tiêu đến năm 2015 sẽ thành lập mới 350.000 DNVVN theo Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Chính phủ, Bộ KH - ĐT đã đề ra 8 nhóm giải pháp cơ bản: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNVVN; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNVVN; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNVVN; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNVVN; Cung cấp thông tin hỗ trợ DN; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DN; Quản lý thực hiện kết hoạch phát triển DNVVN.
- Việc thành lập Quỹ Phát triển DNVVN là giải pháp cần thiết. Bên cạnh đó đẩy
mạnh triển khai thực hiện các chương trình đổi mới, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại...
- Vấn đề xây dựng các vườn ươm DN trong một số lĩnh vực ưu tiên sẽ được đẩy
mạnh hỗ trợ, trong đó tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển các sản phẩm có hàm lượng giá trị tăng, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường, liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
không chung chung. Các DNVVN cho rằng, khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN hiện nay vẫn là tiếp cận tài chính, dẫn đến tình trạng nhiều DNVVN thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của DN. Do đó, bên cạnh các giải pháp dài hạn, việc sớm thành lập Quỹ Phát triển DNVVN là giải pháp cần thiết nhằm hình thành một định chế tài chính nhànước với nguồn kinh phí tập trung dành riêng cho nhóm DNVVN là “phương thuốc” hữu hiệu nhất hiện nay.
- 3.Ì.Ì.Ì. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường nên các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chưa nắm vững tính chất cũng như chưa có kinh nghiệm về kinh tế thị trường, nhất là khi tham gia trên thương trường quốc tế. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải vươn lên bằng chính thực lực của mình để có thể đứng vững trên thương trường trong nước cũng như quốc tế, nhờ đó nền kinh tế sẽ hoạt động trở nên có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có trình độ công nghệ, thiết bị thấp hơn nhiều
so với các doanh nghiệp quy mô lớn, vì vậy khu vực này là nơi thu hút nhiều lao động phổ thông. Điều này là hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam hiện tại nói riêng. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần làm giảm sức ép về tình trạng thất nghiệp, nhất là đối với bộ phận lao động trong khu vực nông thôn, qua đó tăng thu nhập cho người lao động.
- 3.Ì.Ì.2. Phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và loại hình DN
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ để các DNVVN có cơ hội
tiếp cận nguồn vốn để bổ sung vốn kinh doanh, phát triển sản xuất có thể kể đến như:
hiện
theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, áp dụng lãi suất không quá 11% đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNVVN; cho vay để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, một số TCTD áp dụng các gói ưu đãi với lãi suất cho vay chỉ từ 8- 11% đối với khách hàng truyền thống, khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả.
- 3.Ì.Ì.3. Phát triển trên cơ sở đa dạng hóa về trình độ công nghệ, đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến
với
nhau, song mức độ chi phối, ràng buộc này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Trong thời kỳ cách mạng khoa học lần thứ nhất, kỹ thuật hiện đại thường chỉ áp dụng trong doanh nghiệp có quy mô lớn, thì cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay với những thành tựu kỹ thuật tin học, công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ vật liệu mo'i... kỹ thuật công nghệ hiện đại có thể áp dụng ngay cả trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các ngành điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp nhẹ.
- Vì vậy, DNVVN có thể áp dụng công nghệ với nhiều trình độ khác nhau, phù hợp với khả năng của DN, có chính sách khuyến khích các DN có đủ khả năng, điều kiện tranh thủ các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Theo hướng đó, mỗi DN phải luôn hướng tới việc đổi mới công nghệ với trình độ thích hợp, việc huy động và sử dụng vốn theo hướng đầu tư chiều sâu là chủ yếu, phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khoa học và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- 3.Ì.Ì.4. Tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Hiện nay, TP HCM đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp kết nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp với ngân hàng với lãi suất thấp và lãi suất phù hợp.
- Từ quý 4/2012, TP HCM đã triển khai hoạt động này và các ngân hàng đã đăng
ký gần 70.000 tỉ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đến nay, đã có 6 quận huyện trên địa bàn triển khai việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ gần 2.000 tỷ đồng. Trong tháng 5, tháng 6 năm 2013 sẽ có 4 quận, huyện nữa sẽ triển khai chương trình kết nối với số vốn vay dự kiến 1.000 tỉ đồng.
địa bàn như: 48 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn của thành phố đã thực hiện kết nối với 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn với số vốn đăng ký là trên
- 9.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi 6%/năm; ngân hàng Sacombank đăng ký chương trình
hỗ trợ vốn cho tiểu thương tại các chợ với gói tín dụng 2.000 tỉ đồng; chương trình kết nối doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp với ngân hàng cũng đang được triển khai... Việc làm này vừa giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay vừa giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng “thừa tiền”.
- Để giải quyết tình trạng “thừa tiền” trong thời gian qua, một số ngân hàng chọn
giải pháp tạm thời là mua trái phiếu Chính phủ để bù lỗ. Đa số các trái phiếu Chính phủ phát hành đều do các ngân hàng thương mại mua vào. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các ngân hàng nên hướng đến những người sản xuất vừa và nhỏ vì trên thực tế nợ xấu từ những khách hàng này rất thấp; tăng cường cho vay theo dạng tín chấp tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đồng thời, do sức mua đang thấp nên ngân hàng cũng cần khuyến khích cho vay tiêu dùng, kể cả tiêu dùng bất động sản vì nhu cầu vay vốn lãi suất thấp để mua nhà vẫn nhiều. Gói hỗ trợ 30.000 tỉ lãi suất 6%/năm của Chính phủ để hỗ trợ cho người dân mua nhà ở xã hội chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu hiện nay.
- Các ngân hàng cần thực hiện biện pháp ổn định lãi suất, tăng cường phát triển và
nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và mở rộng quan hệ khách hàng, tăng thu nhập và giảm áp lực từ hoạt động tín dụng. Đây là giải pháp trước mắt song cũng là giải pháp chiến lược của các TCTD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình tái cơ cấu hoạt động, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đồng thời, các TCTD cần mở rộng và tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả. Khi tín dụng tăng trưởng hiệu quả, doanh nghiệp phục hồi và hoạt động tốt trở lại sẽ đảm bảo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng và lan tỏa hiệu ứng đối với toàn nền kinh tế. Vấn đề này rất khó trong điều kiện hiện nay nhưng là giải pháp hữu hiệu cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế.
động của hệ thống,
không chỉ các TCTD yếu kém phải thực hiện tái cơ cấu hoạt động theo đề án và kế
hoạch đề ra, các TCTD khác cũng cần thiết phải tái cơ cấu hoạt động thông qua việc
SVTH: Hoàng Thúy Hiền 77 GVHD: ThS. Võ Tường Oanh
- đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đặc biệt hiện
nay, các TCTD cần quan tâm đến giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu mới.