Tăng cường vai trò tư vấn, tạo lập mối quanhệ chặt chẽ giữa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SGD HỒ CHÍ MINH (Trang 133 - 141)

- Trung tAm Thanh tokn quốc té Phóng Thanh toán nội đ|a & Quy

Dư nọ’ cho vay theo

3.2.4. Tăng cường vai trò tư vấn, tạo lập mối quanhệ chặt chẽ giữa

- DNVVN và ngân hàng, hình thành bộ phận chuyên trách cho vay DNVVN

- Trong quan hệ với khách hàng, mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn luôn chủ

động tư

vấn cho khách hàng về các cách tiếp cận các dịch vụ, tiện ích ngân hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khả năng có thể thực hiện cung cấp được tín dụng một cách thông thoáng cho các DN hay không phụ thuộc rất lớn vào quan hệ bạn hàng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Điều quan trọng là ngân hàng phải đóng vai trò tư vấn để khách hàng sử dụng khoản vay có hiệu quả, đó cũng là cách tốt nhất đảm bảo người vay trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn.

- Bên cạnh đó đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có những tư vấn, bổ sung thêm với

khách hàng cả về tình hình thị trường, sản phẩm... cũng như cách thức sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu làm tốt việc này, không những uy tín của ngân hàng được đánh giá rất cao mà ngân hàng còn thực sự trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng. Trong quan hệ tín dụng, việc tạo lập được quanhệ lâu dài trên tinh thần tương hỗ lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng đối với cả hai phía, vừa thúc đẩy mở rộng đầu tư tín dụng một cách an toàn và hiệu quả của ngân hàng, vừa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

- Việc hình thành một bộ phận chuyên trách các vấn đề về DNVVN cũng là một

giải pháp có tính khả thi cao, trong khả năng có thể thực hiện của NH, nó có tác dụng giúp ngân hàng thuận tiện trong quan hệ tín dụng với các DNVVN, đồng thời tạo tính tập trung trong việc theo dõi quản lý các khoản vay của khối doanh nghiệp này.

3.2.5. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay

- Hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - SGD thành phố Hồ Chí Minh

đang áp dụng quy trình cho vay gồm 7 bước được coi là khá chặt chẽ và đã có nhiều sửa đổi trong những năm gần đây nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ khách hàng. Tuy nhiên trong quy trình tín dụng đó vẫn còn nhiều điểm nên rút gọn nhằm tiết kiệm thời gian và tiền của của ngân hàng và khách hàng. Như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay các khoản vay nhỏ, việc ngân hàng tái thẩm định, phân tích khả năng tài chính đối với các khách hàng truyền thống và có uy tín đôi khi là không cần thiết, làm tăng chi phí trong thẩm định của ngân hàng, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện dự án của khách hàng.

- Thủ tục đơn giản, rõ ràng sẽ là động lực thúc đẩy khách hàng mở rộng giao dịch

với ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên thường xuyên hướng dẫn các doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết để khách hàng có thể hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thẩm định

- Chất lượng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng

khoản vay, nó là yếu tố sống còn không những chỉ với ngân hàng mà còn cả đối với khách hàng. Bởi vì khoản vay được thẩm định tốt sẽ đem lại an toàn vốn vay cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó nó còn đảm bảo phương án

- sản xuất kinh doanh của khách hàng là đúng đắn và đem lại hiệu quả cho doanh

nghiệp.

- Để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao và đảm bảo đáp ứng được kịp thời

cơ hội kinh doanh của DN, kết hợp với công tác Marketing yêu cầu cán bộ ngân hàng phải tiếp cận với phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng ngay từ khi doanh nghiệp mới manh nha. Qua đó giúp cho cán bộ ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc tham khảo, nghiên cứu phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có được quyết định đầu tư đúng đắn cũng như qua đó hướng dẫn doanh nghiệp tạo lập hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và thuận lợi hơn.

- Do công tác thẩm định là hết sức cần thiết và ngân hàng cần nâng cao hoạt động

thẩm định, đặc biệt trong công tác thẩm định dự án đầu tư của khách hàng. - • về thẩm định khách hàng

- Mục đích của việc thẩm định là xác định xem khách hàng có nguyện vọng và khả

năng thanh toán nợ không.

- Kiểm tra hồ sơ khách hàng: NH cần kiểm tra về tư cách pháp lý của khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực SXKD mà khách hàng được phép hoạt động. - Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng: xem xét mục đích vay vốn của

khách hàng có phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp được phép hoạt động

không, và nếu khách hàng vay vốn ngoại tệ thì cần xem xét khoản vay đó để đảm

bảo việc cho vay phù hợp với quy định quản lý về ngoại hối.

- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng: thông qua báo cáo thường niên của đơn vị đi vay kết hợp với các tiêu chí

đánh giá của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đồng thời để xác định phương thức cho

vay cũng như hạn mức tín dụng có thể chấp nhận.

- Về tài sản thế chấp: Đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Do đó, đây là một nguồn quan trọng, tuy nhiên,

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thường khó có thể đáp ứng được yêu cầunày. Vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ngân

hàng cần

linh hoạt trong việc đòi hỏi tài sản thế chấp. - • về thẩm định dự án đầu tư

- Đây được xem là nội dung thẩm định mang tính quyết định đến khả năng được

vay vốn của khách hàng.

- Thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra của dự án, phải xem xét xem nguồn nguyên liệu đầu

vào có đảm bảo đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của dự án hay không, bởi nếu

không có nguyên vật liệu thì không thể tiến hành sản xuất được hoặc có

nguyên vật

liệu nhưng không đáp ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đến thời gian

và khối

lượng sản phẩm dự kiến tung ra thị trường làm giảm tính cạnh tranh và gây

tổn thất

cho doanh nghiệp. Do đó đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất là điều kiện

cần cho

thành công của dự án. Bên cạnh đó, đầu ra cũng là yếu tố không kém phần quan

trọng, nếu sản phẩm của dự án không được thị trường chấp nhận về chất

lượng, giá

cả hay hình thức thì DN sẽ không tiêu thụ được sản phẩm và do đó không thể

trả

nợ cho ngân hàng. Với tất cả những yếu tố quan trọng trên đây, ngân hàng cần quan

tâm tìm hiểu cả đầu vào và đầu ra của của dự án, hay còn gọi là đánh giá tính khả

thi của dự án.

- Về hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho NH chính là số tiền lãi của khoản vay nếu khoản vay được duyệt, tiền lãi phụ thuộc vào các yếu tố sau: khối lượng

món vay, thời hạn món vay, lãi suất của món vay. Một thực tế là thông thường mong muốn về số tiền lãi này giữa NH và DN có sự trái ngược nhau. Về DN thì

luôn mong muốn khoản vay có thời hạn dài, lãi suất thấp còn NH thì ngược

lại. Vì

vậy, để đảm bảo lợi ích cho cả NH và khách hàng thì cần có sự thỏa thuận

giữa hai

bên.

- Bên cạnh những lợi ích về kinh tế mà dự án trực tiếp mang lại cho ngân hàng, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến lợi ích về kinh tế mà dự án đem lại

cho xã hội, khuyến khích những dự án có tính chất xã hội hóa cao.

- - DN gặp khó khăn thì NH cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, vì thế trong quá

trình thẩm định, các cán bộ tín dụng có thể gợi ý hoặc yêu cầu các DN có một vài phương án dự phòng rủi ro, điều này có lợi cho cả hai bên, đặc biệt với các DNVVN trình độ quản lý còn nhiều hạn chế thì đây có thể coi là một cách làm an toàn.

3.2.7. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng

- Con người là nguồn lực quý báu nhất, là một nhân tố có tính chất quyết định đến

mọi kết quả hoạt động của DN. Đối với NH, đảm bảo vốn kinh doanh, vấn đề tiêu chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề quyết định đến chất lượng tín dụng cao hay thấy phụ thuộc khá nhiều vào các công việc, từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc thẩm định các dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn thu hồi nợ. Nói chung mọi đúng sai, thành bại của các dự án tín dụng ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể cho vay. Đương nhiên, trong đó có yếu tố chủ quan cố ý về mục đích tư lợi nhưng cũng có những yếu tố do trình độ, do khả năng không thể làm được.

- Trong điều kiện chúng ta đang hội nhập phát triển, hơn lúc nào hết phải chăm lo

phát triển nguồn lực con người vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, hiện đại hóa ngành Ngân hàng nói riêng, mà trong đó mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu.

- Để có được một đội ngũ cán bộ ngân hàng tiêu chuẩn, ngân hàng phải thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn về kiến thức chuyên môn, cơ chế của ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của thành phố. Trong quá trình đó phải gắn liền với lý luận thực tiễn, phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm đưa ra các tình huống cũng như các giải pháp để nâng cao kinh nghiệm, trình độ trong nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng tại ngân hàng là một việc lâu dài và liên tục,

không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, cần có những quy định và những bước đi cụ thể để đào tạo lại cán bộ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SGD HỒ CHÍ MINH (Trang 133 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w