- Trung tAm Thanh tokn quốc té Phóng Thanh toán nội đ|a & Quy
Dư nọ’ cho vay theo
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ liên ngành
- Hoạt động tín dụng của NHTM cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ hay bất kỳ
một hoạt động kinh tế nào đều chịu sự tác động của các cơ chế chính sách Nhà nước. Qua phân tích và đánh giá trên, để tạo điều kiện cho DNVVN cũng như tạo thuận lợi cho các DN này tiếp cận với vốn vay NH, Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cần có các chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa, nhất là chính sách tín dụng. Sau đây là một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan:
- Từ thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng DNVVN để đáp ứng nhu cầu đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô
SX, Nhà
nước cần có các chính sách cụ thể để hỗ trợ như: Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng
cho DNVVN, có các chính sách hỗ trợ thích hợp về vốn, lãi suất, điều kiện vay
vốn,...
- Nhà nước cần cụ thể hóa chương trình phát triển DNVVN bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể về tài chính, ngân hàng, thuế, lao động,... đi kèm với sự
đồng bộ,
cụ thể, kịp thời của các văn bản hướng dẫn. Khẩn trương hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức
và đưa vào hoạt động Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương. - Nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt
động ngân hàng. Triển khai thực hiện tốt thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo,
cập
nhật đầy đủ, kịp thời và cung cấp các thông tin về giao dịch đảm bảo một cách
thuận tiện nhất. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng
trong việc hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản, vay vốn ngân hàng cũng như xử
lý tài
sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng.
- Các cấp, các ngành cần nhanh chóng hoàn thiện nhanh đề án quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân,
các tổ
chức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thế chấp ngân hàng.
- Bên cạnh việc tạo điều kiện giúp đỡ các DNVVN, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp này. Nhà nước cần có những
chính sách phù hợp để vừa có tính chất hỗ trợ, vừa quản lý DNVVN hoạt
động theo
đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Cần nghiên cứu để đưa ra chế độ kế
toán phù hợp với thực tế DNVVN và phù hợp với luật kế toán hiện hành.
Tổng cục
Thuế cần có biện pháp cương quyết và hữu hiệu hơn trong công tác quản lý tài
chính, hóa đơn cũng như việc chấp hành luật thuế của DNVVN.
3.3.2. Kiến nghị với Sacombank
- Hiện nay, Sacombank đã có định hướng rõ ràng về việc mở rộng cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Do đó xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Sacombank cần có chính sách cụ thể để áp dụng với đối tượng khách hàng là DNVVN và quy định rõ những ưu đãi đối với loại hình doanh nghiệp này. - Để công tác mở rộng cho vay DNVVN có hiệu quả đảm bảo an toàn thì trong
thời gian tới cần sớm ban hành “Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
- Công tác cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, do đó Sacombank nên có chế độ định biên phù hợp với các chi nhánh có điều
kiện và
định hướng phát triển công tác này.
- Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng và DNVVN tiếp cận nhau, đề nghị Sacombank mở rộng mạng lưới hoạt động ra các vùng kinh tế trọng điểm. - Sacombank nên nhanh chóng kiện toàn bộ máy, kiểm tra nội bộ tại các đơn
vị thành viên, xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên,
định kỳ của từng đơn vị thành viên và của toàn hệ thống. Trong từng nghiệp
vụ cụ
thể phải thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, kịp thời đưa ra những báo cáo sai phạm, phòng ngừa từ khi còn tiềm ẩn nhằm đem lại kết quả cao cho ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Qua phân tích ta đã thấy rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc tiếp cận vốn
vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ có phần do chính các doanh nghiệpnày gây lên. Để ngân hàng có thể tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính doanh nghiệp cũng phải có những cố gắng và thay đổi cơ bản.
- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn rất quan trọng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguồn vốn này ổn định và có lãi suất tương đối thấp, nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải hoàn thiện, nâng cao năng lực kinh doanh, lập các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nâng cao uy tín trước ngân hàng.
- - Tăng cường nội lực và kỹ năng quản lý
- Trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì khả năng quản lý tốt của chủ doanh nghiệp luôn là lợi thế lớn của mỗi doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nâng cao uy tín người chủ doanh nghiệp với ngân hàng đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần liên tục bổ sung và trang bị cho mình những kiến thức kinh doanh cần thiết. Kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp cần tích cực tham gia các khóa đào tạo, các hiệp hội, câu lạc bộ để có thể bổ sung những kiến thức cơ bản và nâng cao về quản lý kinh tế, kinh nghiệm về thị trường, sản xuất kinh doanh...
- Trong công tác quản lý doanh nghiệp, một khâu không thể thiếu được là công tác
kế toán. Muốn giúp cho doanh nghiệp phát triển, người chủ doanh nghiệp phải nắm bắt được đầy đủ, chính xác doanh nghiệp của mình và tạo sự tin cậy cho ngân hàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của mình. Công tác kế toán phải được chuyên môn hóa, phải do người có trình độ nghiệp vụ đảm nhận và phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác cũng như độ tin cậy của báo cáo tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng thường xuyên công tác kiểm toán báo cáo tài chính.
- Để tạo thuận lợi cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ động, ổn định, có hiệu quả, không bị bất ngờ trước thay đổi của thị trường và cũng là một điều kiện không thể thiếu được nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng đó là chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh của mình phù hợp với khả năng và thực tế thị trường.
- Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài thì yếu tố không thể thiếu được
và cũng là nhân tố làm tăng thêm khả năng ủng hộ từ bên ngoài đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là tự mình nâng cao nội lực bản thân. Điểm yếu của các doanh nghiệp này là nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé và thường lại không đủ theo như đăng ký kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng tài chính của mình bằng cách mời gọi các đối tác đầu tư, thu hút các nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài...
- Dù ngân hàng có sự cởi mở thế nào thì trước khi muốn có quan hệ tín dụng, tối
thiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải có ít nhất một phần tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này thì việc thế chấp chính là cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, đó là phương án hữu hiệu và thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để công việc này thuận tiện, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ động sớm hoàn thiện các giấy tờ về quyền sử dụng cũng như sở hữu tài sản.
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, mở rộng mối quan hệ:
- Để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, vấn đề hết sức quan trọng là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường của mình, nhất là trong xu thế phát triển hội nhập như hiện nay.
- Bên cạnh đó, để tạo được vị trí ổn định cũng như đảm bảo an toàn cho sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chiến lược tiếp cận và biến mình trở thành vệ tinh không thể thiếu được của một số doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu làm được việc này thì không những tạo sự ổn định cho doanh nghiệp mà còn là cơ sở khá tốt để ngân hàng xem xét quyết định cho vay đầu tư vào các phương án sản xuất kinh doanh.
- Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của CP, địa phương và các cơ quan chức năng:
- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có định hướng khá rõ ràng nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ đã có nhiều văn bản quan trọng đề ra rất nhiều các chính sách và giải pháp hỗ trợ, ưu đãi để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt và tận dụng các ưu đãi cũng như tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chínhphủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương. Đặc biệt cần tham gia và quan tâm
đến các hiệp hội, các quỹ của Chính phủ thành lập ra để hỗ trợ DNVVN. - - Chủ động tiếp cận và tìm hiểu về ngân hàng:
- Một trong những khó khăn của DNVVN là luôn có ý quan ngại khi tiếp cận với
NH, lo lắng về các thủ tục cũng như những yêu cầu mà NH đặt ra... Tất cả những trở ngại này đều do sự hiểu biết về NH của DNVVN còn hạn chế, nhất là hiểu biết về trình độ tự thực hiện các quy trình nghiệp vụ và những thủ tục cần thiết khi vay vốn ngân hàng. Để khắc phục hạn chế này giúp cho DN nắm bắt được các trình tự thủ tục vay vốn, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho ngân hàng, kịp thời xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn và tiết kiệm chi phí cho DN. DNVVN cần chủ động thực hiện:
- + Tìm hiểu về các NH. Hiện nay, các NH đều công khai các sản phẩm DV cũng
như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc khi DN đến với NH. Qua quá trình tìm hiểu này, ngoài việc nắm bắt được các sản phẩm DV cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc của NH, DNVVN có thêm thông tin để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả và chính xác, xem NH nào có thể phục vụ và đem lại lợi ích cho DN nhất.
- + Một điểm rất quan trọng nhưng không phải DN nào cũng biết và cũng đủ tin
tưởng để làm đó là đối với NH nên xác định đây là đối tác tin cậy cao nhất của mình và không nên giấu diếm điều gì, kể cả khi DN đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thực tế nhiều bài học xương máu đã được chứng minh, nếu DN còn
ngại ngần và giấu diếm NH sẽ dẫn đến độ tin tưởng của NH với DN bị hạn chế, ngân hàng sẽ không nắm bắt kịp thời tình hình về doanh nghiệp để có thể đưa ra những tư vấn thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt khi DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, NH không biết và không dám cùng DN tháo gỡ khó khăn ấy, nhiều khi đã vô tình đẩy doanh nghiệp bước vào đường cùng.