Nhìn chung phần kết quả hồi quy tuyến tính đa biến nhận thấy rằng yếu tố ảnh hưởng tới “Thói quen chơi game” chính là “Hành vi chơi game” với mức độ ảnh hưởng là 0,301. Các yếu tố ảnh hưởng tới “Hành vi chơi game” bao gồm “Giá trị nội dung”, “Giá trị cảm xúc, “Giá trị lợi ích và xã hội”.
Mô hình xây dựng ban đầu gồm 4 yếu tố tác động tới “Hành vi chơi game”, sau khi phân tích dữ liệu nhóm tác giả thấy rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng tới “Hành vi chơi game”, trong đó yếu tố “Giá trị lợi ích và xã hội” là yếu tố tác động mạnh nhất với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,274 và yếu tố “Giá trị nội dung” có tác động yếu nhất với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,155.
Qua kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố xem xét tới là thuận chiều với nhau và thuận chiều tới hành vi chơi game, nếu tăng bất kỳ giá trị của yếu tố nào thì đều làm tăng hành vi chơi game. Đồng thời khi tăng giá trị của hành vi chơi game sẽ làm tăng thói quen chơi game của người chơi. Do đó để mang lại hiệu quả cao khi phát hành game các nhà phát triển có thể dựa trên các yếu tố trên để thúc đẩy và đẩy mạnh trò chơi của mình tiếp cận nhiều người hơn.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra bối cảnh đại dịch Covid 19 không có sự ảnh hưởng tới thói quen chơi game của sinh viên trên địa bàn Hà Nội như giả thiết đặt ra ban đầu. Vì thế những nhà phát triển không cần quan tâm tới yếu tố này khi phát hành game. Những yếu tố thuộc về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi được phân tích trong nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt. Tuy nhiên khi phân tích về tần suất chơi game cho thấy những người chơi game với tần suất cao thường có thói quen chơi lại một game cao hơn (ở mức thường xuyên) và đa phần mọi người đều chơi game dưới 2 tiếng một ngày có thói quen chơi game ở mức thấp nhất so với đối tượng còn lại. Những người đã từng chơi game dưới 1 năm có hành vi chơi game thấp hơn hẳn nhóm đối tượng khác.
67