GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTN T CHI NHÁNH BÌNH TÂN 1 Sơ lược về NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Tân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẺN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN (Trang 31 - 35)

VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN

2.2 GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTN T CHI NHÁNH BÌNH TÂN 1 Sơ lược về NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Tân

2.2.1 Sơ lược về NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Tân

72. NHNo & PTNT Việt Nam- chi nhánh Bình Chánh tiền thân là chi nhánh của

Ngân Hàng Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về thành lập các ngân hàng chuyên doanh, hình thành ngân hàng 2 cấp: NHNN - làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, các ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đến ngày 14/11/1990, theo quyết định 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam ra đời thay tên Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam, do đó Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Bình Chánh đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Bình Chánh. Tiếp đó ngày 15/10/1996, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định 280/QĐ- NHNN, đổi tên Ngân Hàng Nông Nghiệp Viêt Nam thành Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bình Chánh cũng được lấy tên từ đó.

73. Ngày 02/06/1998 trên cơ sở quyết định số 198/1998/QĐ- NHNN5 của Thống

đốc NHNN, chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam CN-Bình Chánh là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của NHNo & PTNT Việt Nam

74. Ngày 21/05/2004 theo quyết định số 200/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ Tịch Hội

Đồng Quản Trị Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam CN-Bình Chánh được đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam- chi nhánh Bình Tân.

75. NHNo & PTNT Việt Nam- chi nhánh Bình Tân là ngân hàng chi nhánh cấp I

trụ sở chính tại 676 Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

76. Ngày nay hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam CN-Bình Tân là

ngân hàng có phạm vi hoạt động trên phạm vi toàn TP.HCM, ngoài hội sở trung tâm, chi nhánh còn có 4 phòng giao dịch:

Phòng giao dịch An Lạc:

77. 326 Kinh Dương Vương- Phường An Lạc A-Q. Bình Tân

Phòng giao dịch Bình Trị Đông:

78. 706 Tỉnh Lộ 10 Phường Bình Trị Đông- Q. Bình Tân

Phòng giao dịch Bình Hưng Hòa:

79. 116 Nguyễ n Thị Tú- Phường Bình Hưng Hòa- Q. Bình Tân

Phòng giao dịch Ngã Tư 4 Xã:

80. 142 Lê Văn Quới - Phường Bình Hưng Hòa A- Q. Bình Tân

81. 2.2.2 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT - CN Bình Tân

82.

83.

85. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không không chỉ

nhờ vào

chiến lược kinh doanh mà còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân, nhân viên ngân hàng. Chính vì vậy nhiệm vụ và quyền của từng cá nhân, bộ phận trong kết cấu tổ chức của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển.

• Ban giám đốc gồm 3 người: giám đốc chi nhánh, phó giám đốc phụ trách kế

toán và phó giám đốc phụ trách tín dụng.

86. Giám đốc chi nhánh: đại diện pháp nhân theo ủy quyền, chịu trách

nhiệm trước

Tổng giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh doanh tại chi nhánh theo thẩm quyền. Giám đốc trực tiếp điều hành công tác tổ chức đào tạo, kế hoạch tổng hợp, hành chánh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và các công tác đối nội, đối ngoại với báo chí, pháp luật và với các cơ quan ngoài ngành.

87. Phó giám đốc phụ trách kế toán: thực hiện công việc theo ủy quyền của giám

đốc và phân công phụ trách các công việc như: kế toán ngân quỹ, bộ phận tin học, tổ nghiệp vụ thẻ, thi đua, công tác bảo vệ, xây dựng cơ bản, công tác hành chánh văn phòng và trực tiếp điều hành các phòng giao dịch cùng với phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng.

88. Phó giám đốc phụ trách tín dụng: phụ trách phòng kế hoạch - kinh doanh,

phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, tổ tiếp thị, trực tiếp điều hành các mặt công tác: tiếp thị, huy động vốn và cho vay ( nội, ngoại tệ ); thẩm định tài sản thế chấp và ký hồ sơ thế chấp tài sản; bảo lãnh tài sản theo mức ủy quyền phán quyết của giám đốc; điều hành các phòng giao dịch cùng với phó giám đốc phụ trách kế toán; xây dựng chiến lược kinh doanh để tăng trưởng nguồn vốn huy động; nghiên cứu mở rộng cho vay; nghiên cứu mở rộng thực hiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

• Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây

dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của chi nhánh trong từng giai đoạn cụ thể. Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng: cho vay ngắn hạn; cho vay trung, dài hạn; các nghiệp vụ bảo lãnh; nghiệp vụ

• chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá; trung tâm

thông tin tín dụng cho toàn hệ

thống; tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng cho ban tổng giám

đốc; giúp việc và

tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh trong việc soạn thảo các

qui chế, qui trình

liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng. Tiếp xúc và làm việc với các

đối tác khách hàng

(các chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp

tác, liên kết để mở

rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này

cho toàn hệ thống thực

hiện.

• Phòng thanh toán quốc tế: là đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh

toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng; thực hiện mối quan hệ quốc tế với các ngân hàng đại lý; thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác; dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho ngân hàng và khách hàng.

• Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh

sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ ngân hàng; kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn chi nhánh trên cơ sở các văn bản, chế độ của ngân hàng nhà nước và các quy trình, quy chế của ngân hàng.

• Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng

và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực của chi nhánh; tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.

• Phòng kế toán - ngân quỹ: gồm 2 bộ phận: bộ phận kế toán và bộ phận ngân

quỹ.

• - Bộ phận kế toán: tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hoạch toán kế toán của toàn chi nhánh:

• + Kế toán tài chính: phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quý,

năm)

• + Kế toán quản trị: phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về

kinh

tế, tài chính.

• Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho tổng giám đốc

các

• thực hiện hoạch toán kế toán tổng hợp; lưu trữ, báo cáo,

cung cấp thông tin số liệu

kế toán theo quy định.

- Bộ phận ngân quỹ: triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng SJC và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của NHNN và của NHNo & PTNT Việt Nam; nghiên cứu soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn chi nhánh; kết hợp với các phòng, các bộ phận tại chi nhánh để thực hiện tốt nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng có liên quan.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẺN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w