VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN
2.5.2 Tình hình cho vay đối với SMEs
- Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
- (Đơn vị tính: tỷ đồng)
- Chỉ tiêu - Năm 2009 - Năm 2010
- 6 tháng đầu năm - 2011 - Ngắn hạn - 337.64 - 737.8 - 761.42 - Trung, dài hạn - 506.45 - 209.66 - 337.62 - Tổng cộng - 844.09 - 947.46 - 1099.04
- Nguồn: Báo cáo tông kêt năm 2009, 2010 & Quý I, II năm 2011, CNBình Tân.-
- Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay qua các năm đều tăng, năm 2009 tổng
dư nợ cho vay đạt 844.09 tỷ đồng, sang năm 2010 nền kinh tế dần phục hồi nhu cầu vốn tăng hơn so với năm 2009 nên tổng dư nợ cho vay đạt 947.46 tăng 12% so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2011, khi nền kinh tế đã dần dần đi vào ổn định nên tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1099.04 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2010.
- Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn qua các năm.
- Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu năm
2011
-
- ■ Ngắn hạn ■ Trung, dài hạn
- Nhìn chung, tình hình dư nợ ngắn hạn luôn tăng và chiếm tỷ trọng qua các năm.
Năm 2009, dư nợ ngắn hạn là 337.64 tỷ đồng, chiếm 40% trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh Bình Tân, trong khi đó cho vay trung và dài hạn chiếm 60% trong tổng dư nợ, đạt 506.45 tỷ đồng.
- Sang năm 2010, ban giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đưa ra chính sách hạn
chế tín dụng và phân tán rủi ro nên chi nhánh Bình Tân đã đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn. Vì thế năm 2010 dư nợ ngắn hạn chiếm 78% trong tổng dư nợ của chi nhánh đạt 737.80 tỷ đồng, tăng 119% so với năm 2009. Riêng cho vay dài hạn giảm xuống còn 22% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 209.66 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2009.
- Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế đã đi vào ổn định các doanh nghiệp bắt đầu khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh do đó nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Trong bối cảnh đó, chi nhánh Bình Tân cũng đẩy mạnh việc cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. Chỉ trong 2 quý đầu của năm 2011, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1099.04 tỷ đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 69% đạt 761.42 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010. Năm 2011, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư trung, dài hạn nên dư nợ cho vay trung, dài hạn của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể chiếm 31% trong tổng dư nợ đạt 337.62 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2010.
- Có thể nói rằng đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực to lớn của cán bộ công
nhân viên của NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh Bình Tân. Bên cạnh đó nước ta đang từng bước tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ tạo mọi điều kiện cho nền kinh tế phát triển bằng cách bỏ các rào cản như thuế, thủ tục hành chính, chính vì vậy nền kinh tế của đất nước cần có một lượng vốn khá lớn để hổ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án của mình, làm giàu thêm cho đất nước.
- Bảng 2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
- (Đơn vị tính: tỷ đồng)
- Chỉ tiêu - 2009Năm - 2010Năm
- 6 tháng đầu năm 2011 - Dư nợ SMEs - 300 - 582.1 7 - 681 - DN các thành phần kinh tế khác - 9544.0 - 9365.2 - 418.04 - Tổng - 844.0 9 - 6947.4 - 1099.04
- Nguôn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010 & Quý I, II năm 2011, CN Bình Tân.-
- Biểu đô 2.4: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm
-
- Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, cấu trúc cho vay trong tổng dư nợ của chi nhánh Bình Tân trong năm 2009 tập trung vào nhóm khách hàng là các thành phần kinh tế khác (chủ yếu là hộ sản xuất, các nhân), nhóm khách hàng này chiếm 64% trong tổng dư nợ cho vay đạt 544.09 tỷ đồng. Tiếp đến là các SMEs chiếm 36% trong tổng dư nợ, đạt 300 tỷ đồng.
- Sang năm 2010, tình hình dư nợ của các SMEs tăng mạnh chiếm 61% trong tổng
dư nợ đạt mức 582.17 tỷ đồng, tăng 94% so với năm 2009. Dư nợ các thành phần
Năm 2010 6 tháng đầu năm 2011
- kinh tế khác giảm đáng kể chỉ còn chiếm 39% trong tổng
dư nợ, đạt 365.29 tỷ đồng,
giảm 33% so với năm 2009.
- Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ trọng dư nợ của SMEs tiếp tục tăng chiếm
62%
trong tổng dư nợ, đạt 681 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế khác so với năm 2010 giảm xuống chỉ còn 38% trong tổng dư nợ nhưng giá trị cho vay lại đạt được 418.04 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 là 52.75 tỷ đồng.
- Là một ngân hàng với định hướng là phát triển nông nghiệp nông thôn, năm
2009 với nguồn vốn huy động của mình chi nhánh Bình Tân đã thực hiện tốt định hướng đề ra khi tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế khác (mà trong đó chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân) chiếm đến 64% trong tổng dư nợ. Trong các năm 2010 và 2011, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp thoát khỏi suy thoái kinh tế, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, chi nhánh Bình Tân đã tập trung nguồn dư nợ cho các SMEs vì đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trên địa bàn. Do đó, mức dư nợ của SMEs đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Nếu đem mức dư nợ của SMEs so với tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ lệ đạt được cũng rất khả quan.
-
- Biểu đồ 2.5: So sánh dư nợ của SMEs với tổng nguồn vốn huy động
- 1800 - 1600 - 1400 - 1200 - 1000 - 800 - 600 - 400 - 200 - 0
- Năm 2009 Năm 2010 ethángđầunăm - 2011
■ DưnợSMEs ■ Tổng nguồn vốn huy động
- Qua biểu đồ trên ta thấy, dư nợ của SMEs so với tổng nguồn vốn huy động
không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2009, mức dư nợ của SMEs chiếm 37% trong tổng nguồn vốn huy động thì sang năm 2010 tỉ lệ này tăng lên là 43%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ dư nợ của SMEs tiếp tục tăng lên là 47% trong tổng nguồn vốn huy động, đó là một sự thành công của chi nhánh Bình Tân.
- Tổng dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên, do có những chính sách phù hợp,
khuyến khích khách hàng vay vốn nên tốc độ tăng mức dư nợ trong năm 2010 là 12% so với năm 2009, 6 tháng đầu năm 2011 tốc độ tăng là 27% so với năm 2010. Tăng dư nợ tín dụng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro. Do vay, chi nhánh Bình Tân luôn chú trọng đến việc thành lập các quỹ dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hoạt động tín dụng.
- Bảng 2.4 Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm
- (Đơn vị tính: tỷ đồng)
- Chỉ tiêu - Năm 2009 - Năm 2010
- 6 tháng đầu năm - 2011 - Dư nợ quá hạn bình quân - 3 2.08 - .8% 3 - 3.163 - .5% 3 - 3.174 - .6% 3 - >T /s TV r r , Ắ 7 V /V/V/Vr'l'V/Vi/VOZ'V ' T TT ~ 'V/V77X~ĩVTTV'7r7-T''
- - Nguôn: Báo cáo tông kêt năm 2009, 2010 & Quý I, II năm 2011, CNBình Tân.
- Một thực tế không thể tránh khỏi đó là bất cứ ngân hàng nào cũng đều tồn tại một tỷ lệ dư nợ quá hạn trong tổng mức dư nợ cho vay của mình. NHNo & PTNT- chi nhánh Bình Tân luôn quan tâm đặc biệt và có những biện pháp thích hợp để luôn duy trì tỷ lệ dư nợ này trong mức cho phép. Nhìn bảng trên ta thấy mức dư nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống. Năm 2010, mức dư nợ này giảm xuống chỉ còn chiếm 3.5% so với năm 2008 là 3.8%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, mức dư nợ quá hạn có tăng nhẹ lên 3.6% so với năm 2010 nhưng so với năm 2009 vẫn còn thấp hơn và vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy được hiệu quả và sự an toàn của hoạt động tín dụng của chi nhánh Bình Tân. Đây chính là những nổ lực của chi nhánh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho NHNo & PTNT Việt Nam.
2.5.3Đánh giá chung về tình hình tín dụng đối với SMEs tại NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh Bình Tân
- Nhìn chung, tình hình cho vay đối với các SMEs trong những năm qua luôn tiến
triển tốt. Về mặt cơ cấu dư nợ, ngân hàng tiếp tục dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực SMEs, xem đây là hệ khách hàng chủ yếu và đầy tiềm năng. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng,
- Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng tạo ra nguồn dự trữ vốn ổn định hỗ trợ tích cực cho hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng luôn giám sát, chỉ đạo hoạt động tín dụng một cách kịp thời và thích hợp, tỷ lệ nợ xấu của
- ngân hàng không ngừng giảm xuống đồng thời tổng dư nợ cho
vay tăng lên đáng
kể.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng đối với các SMEs tại
chi nhánh Bình Tân còn một số mặt tồn tại như sau:
- Thứ nhất, tình trạng thông tin bất cân xứng: Ngân hàng chưa nắm bắt được hết
những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về các SMEs. Số lượng các SMEs tại TP.HCM hiện nay chiếm số lượng khá nhiều trong tổng số doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp này trong cả nước. Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm tra mức độ chính xác đối với những thông tin trong hồ sơ của khách hàng đến vay vốn là tương đối khó khăn. Điều này có thể tạo ra những khoản rủi ro lớn cho loại hình tín dụng đối với các SMEs của NHNo & PTNT Việt Nam- CN Bình Tân.
- Thứ hai, chi phí giao dịch cao: Hầu hết các khoản tín dụng của các SMEs thường có quy mô tương đối nhỏ. Nhưng ngược lại, số lượng các khoản vay lại tương đối nhiều từ các doanh nghiệp khác nhau. Ngân hàng vẫn phải tốn chi phí để thẩm định hồ sơ vay, thẩm định tài sản, chi phí kiểm tra, theo dõi.. .do đó đẩy chi phí lên cao.
- Thứ ba, chất lượng hoạt động của các SMEs còn khá yếu: Hầu hết các SMEs có
quy mô hoạt động tương đối nhỏ, các dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài và không rõ ràng gây khó khăn cho các CBTD trong việc phân tích, thẩm định hồ sơ vay, điều này có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong việc cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Thứ tư, vấn đề về nợ quá hạn và tài sản đảm bảo tiền vay: Nợ quá hạn của các SMEs chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của toàn chi nhánh.Trong 6 tháng đầu năm 2011,trong khi nợ quá hạn của toàn chi nhánh là 43.17 tỷ đồng thì trong đó nợ quá hạn của các SMEs là 26.7 tỷ chiếm 62% tổng dư nợ quá hạn của
toàn chi nhánh. (Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, & Quý I,II năm 2011,
CN Bình Tân). Việc thu hồi những khoản nợ này khá khó khăn do số lượng các SMEs quan hệ với ngân hàng tương đối lớn và hầu hết các doanh nghiệp này đều mới thành lập, hiệu quả hoạt động chưa cao, khả năng thanh khoản thấp. Hơn nữa,
- quá trình thu hồi nợ đối với những khoản vay của những
doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh bị thua lỗ chưa có sự hỗ trợ tích cực từ
các cơ quan có thẩm
quyền. Tài sản đảm bảo tiền vay của các SMEs hầu hết là giá
trị nhà xưởng, giá trị
quyền sử dụng đất nhưng việc đấu giá, thanh lý giá trị của
những tài sản này lại gặp
nhiều vướng mắc. Vấn đề này có thể ảnh hưởng không tốt đến mục
tiêu mở rộng
quan hệ tín dụng của chi nhánh với các SMEs.
- Thứ năm, Nếu như năm 2010 tổng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh Bình Tân là 183.70 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2011 là 160 tỷ đồng chiếm chỉ từ 10% đến 15% trong tổng nguồn vốn huy động ( Xem Bảng 2.1) thì dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 lên đến 209.66 và 337.62 tỷ đồng, chiếm từ 20% đến 30% trong tổng dư nợ của chi nhánh (Xem Bảng 2.2). Điều này cho thấy đã có sự mất cân đối giữa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ hoạt động tín dụng, ngân hàng nên quan tâm đến việc cân đối cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn với nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Trong phần trình bày ở trên ta thấy nhu cầu vay trung và dài hạn lại lớn hơn so với nguồn vốn huy động từ loại hình này. Do đó, ngân hàng cần chú trọng đến hoạt động cho vay nhiều hơn nữa, đặc biệt là mảng cho vay trung và dài hạn.
- Thứ sáu, giá trị tài sản đảm bảo của các SMEs thông thường thấp hơn nhiều so
với giá trị của khoản vay do các tài sản đảm bảo thường có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp hay các thành viên công ty.
- Thứ bảy, các dự án kinh doanh của các SMEs còn sơ sài, chưa chuyên nghiệp do quy mô các SMEs còn nhỏ, công tác tổ chức còn yếu.
- Thứ tám, sự cạnh tranh của các nguồn tài chính khác như : quỹ đầu tư cá nhân,
cá nhân cho vay, nguồn vốn từ gia đình bạn bè của chủ doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn.
- Bằng những thực trạng của chi nhánh Bình Tân, muốn nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng hơn nữa chi nhánh cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình. Qua quá trình thực tập và tìm hiều thực trang hoạt động tín dụng của chi nhánh như đã trình bày ở toàn bộ chương Hai, bản thân em có những kiến nghị nhằm đóng góp cho quá trình hoàn thiện của Agribank - Chi nhánh Bình Tân ở chương Ba.
- Chương 3