Kiến nghị đối với cấp quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẺN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN (Trang 70 - 72)

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.4 Kiến nghị đối với cấp quản lý vĩ mô

3.2.4.1 Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Sự phát triển của nền kinh tế có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với hoạt động tín

dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng mạnh thì sẽ giúp cho nền kinh tế có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư và phát triển. Khi nền kinh tế phát triển thì khả năng hấp thụ vốn càng tăng lên và hoạt động tín dụng ngân hàng cũng theo đó mà phát triển. Một nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng vững mạnh.

- Là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nước ta nói chung

và ngành ngân hàng nói riêng luôn quan tâm và có chính sách hỗ trợ hoặc ưu đãi cho SMEs trong từng thời kỳ, phù hợp với tính chất và đặc thù của lĩnh vực sản xuất.

- Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết giải thể các doanh nghiệp làm

ăn kém hiệu quả. Có chính sách đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy người có vốn đưa vào đầu tư, có chính sách thuế phù hợp hơn

- Các chính sách của Nhà nước cần phải ổn định, việc chính sách thay đổi liên tục

- nhưng thực chất là các chiến lược dài hạn của các công

ty bị phá sản không dám đầu

tư dài hạn.

- Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan ban ngành trong các văn bản

chỉ thị cũng như việc hoạt động. Bảo hiểm mua hàng trước hết cho các vùng thường bị thiên tai là giải pháp khả thi, giúp giải quyết hợp lý hơn hậu quả thiên tai, xóa bỏ cái vòng lẩn quẩn nợ chồng chất đeo bám, gây áp lực nặng nề đến đời sống tinh thần của người dân.

3.2.4.2 Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng

- Cần có những văn bản như Thông tư, Nghị định và những văn bản hướng dẫn

thi hành cụ thể, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hoạt động tín dụng kể cả nội tệ và ngoại tệ, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh và thanh toán... Từ đó, các NHTM chủ động cạnh tranh với nhau tìm kiếm khách hàng có tín nhiệm, tìm kiếm dự án có hiệu quả để đầu tư, tham gia cho vay vốn các dự án kích cầu, xây dựng cơ sở hạ tầng của các tỉnh, thành phố. NHNN cần kiểm tra về quy định lãi suất của các NHTM, các chi phí dịch vụ, các khoản phí thu cho vay, bảo lãnh. Ngăn chặn kịp thời việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

- Các ngân hàng cần có kiến nghị với NHTW về các chính sách thẩm định giá

trị

nhà đất, sao cho phù hợp với giá trị nhất định trong tương quan so sánh với giá trị thị trường. Khung giá mà nhà nước cung cấp nên được linh hoạt trong điều chỉnh cho phù hợp với thị trường.

3.2.4.3 Nâng cao vai trò của hiệp hội ngân hàng

- Trong việc cải cách hành chính, Chính phủ và NHTW rút bớt sự can thiệp quá

sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp ngân hàng thì cần thiết phải có vai trò của hiệp hội. Các ngân hàng hội viên có thể cùng nhau thỏa thuận xử lý những công việc mà không cần đến Chính phủ và NHTW. Các cơ quan chính phủ thông qua hiệp hội là người đại diện cho hội viên NHTM để tiếp nhận ý kiến đề xuất về luật pháp, chính sách khi cần thiết. Hiệp hội ngân hàng làm cầu nối hai chiều giữa ngân hàng hội viện với cơ quan chính phủ. Giúp đỡ hội viên phát triển nghiệp vụ ứng

- dụng công nghệ mới, thông tin thị trường, đào tạo cán bộ

và bảo vệ quyền lợi hội

viên trong khuôn khổ luật pháp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIẺN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w