ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (Trang 87 - 92)

I. Các khoản phải thu dài hạn 565 0,19% 565 0,16% 565 0,18%

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU

1. Lợi nhuận sau thuế 24 14 17 (10) 43% 3 21% 2 Lợi nhuận kế toán

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠNGTY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu. Năm 2019, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn, đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm lãi suất cơ bản, giá dầu biến động... So với dự báo đầu năm 2019, hầu hết các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2019 giảm, chỉ ở mức 2,9%. Tăng trưởng thương mại quốc tế cũng chỉ đạt 2,5%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng cũng phải đối mặt khơng ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn ni gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

Xác định năm 2019 là năm “bứt phá” phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, ngày 01/01/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải

pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Ngày 01/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhiều Hội nghị chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của các ngành, các địa phương; đẩy mạnh triển khai thực hiện các hiệp định thương mại nhằm tìm kiếm thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, nỗ lực phấn đấu cao nhất để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bước sang năm 2020, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều nhân tố bất ổn, cả về kinh tế lẫn địa chính trị. Diễn biến của các vấn đề thế giới như tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Ðơng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, tiến trình Brexit... vẫn cịn là ẩn số. Đồng thời, sự phát triển không ổn định ở các nước phát triển, tình trạng suy thối ở các nước đang phát triển và mức nợ gia tăng ở khắp mọi nơi đang đè nặng lên kinh tế toàn cầu. Những điều này kết hợp với sự bất ổn ngày càng tăng của thị trường, một hệ thống đa phương bị rạn nứt, đang đặt ra nhiều thách thức về chính sách. Một số quốc gia mới nổi đã suy thoái và một số nền kinh tế phát triển, bao gồm cả Đức và Anh, cũng rất gần với suy thoái. Thương mại tồn cầu ổn định vào cuối năm 2019, nhưng chưa có dấu hiệu hồi phục vào năm 2020. Nhu cầu về nhiên liệu, năng lượng sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, có thể dự báo kinh tế thế giới năm 2020 sẽ tăng trưởng chậm lại, có nhiều bất định và hiệu quả của các chính sách kinh tế là khơng cao.

Về vấn đề tăng trưởng chậm lại, trên thực tế, tăng trưởng thương mại thường cao hơn tăng trưởng GDP, nhưng hai năm trở lại đây, tăng trưởng thương mại đã thấp hơn GDP. Để đối phó với tình hình đó, nhiều quốc gia đã phải thực

hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, kể cả Mỹ. Mặt trái của chính sách này cũng đã tác động tiêu cực không nhỏ đến kinh tế nhiều nước.

Bên cạnh đó, tính bất định của nền kinh tế thế giới được thể hiện rõ qua biến động giá cả của các mặt hàng quan trọng, như giá dầu thế giới trong hai năm gần đây. Có thể thấy ngay cả khi Iran bị cấm vận, nhưng cung về dầu trên thị trường thế giới vẫn cao. Một trong những nguyên nhân là do Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới.

Đối với các chính sách kinh tế, đến nay, các chính sách được triển khai ở một số nền kinh tế lớn đã hạn chế được sự suy giảm sâu. Tuy nhiên, hiệu quả của kích thích kinh tế vĩ mơ trong dài hạn là không chắc chắn. Sự gia tăng căng thẳng thương mại kéo dài và tính khơng chắc chắn trong các chính sách thương mại có thể sẽ gây thiệt hại cho kinh tế thế giới.

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thối kinh tế sâu, tồi tệ

nhất trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm[1], chuỗi cung

ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế tồn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mơ ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn.

Việc biến thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành phúc lợi cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực duy trì nền tảng kinh tế vĩ mơ ổn định, tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế và q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng hướng tới năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, có nghĩa là hướng tới một thể chế kinh tế dựa trên các nguyên tắc của thị trường cạnh tranh để thúc đẩy hiệu quả nhưng đồng thời cũng tạo ra thiết chế xã hội làm cho quá trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, q trình tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thành cơng cao nhất mà chi phí xã hội thấp nhất.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Trải qua hơn 20 năm hoạt động từ khi thành lập cho đến nay Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu ln có hướng phát triển tốt, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn phức tạp về nhiều mặt nhưng công ty vẫn ln phấn đấu hồn thành nhiệm vụ đề ra. Công ty thực hiện cung ứng ra thị trường các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Căn cứ kết quả SXKD năm 2019 và dự báo, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019 trên các yếu tố: Chi phí khấu hao, lãi vay, giá thép làm nguyên liệu chính để sản xuất, Cơng ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 như sau :

Doanh thu bán hàng: 1.265 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2019 Lợi nhuận trước thuế: 18 tỷ đồng, bằng 93% so với thực hiện năm 2019 Tiền lương bình quân:11 triệu đồng/người/tháng

Định hướng phát triển từng mặt công tác cụ thể:  Công tác sản xuất - kỹ thuật

Tập trung quản lý sản xuất, quản lý máy móc thiết bị và thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật. Quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sản xuất. Đảm bảo tuân thủ các quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu về công nghệ nhằm ổn định chất lượng và nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời tổ chức khai thác sử dụng hiệu quả nhà máy sản xuất vỏ thùng phuy đã đầu tư, tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến… tìm mọi biện pháp để khơng

ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực trình độ cán bộ và nâng cao tay nghề cho công nhân.

Công tác lao động tiền lương

Tập trung cơng tác cán bộ; tiếp tục rà sốt sắp xếp, củng cố đội ngũ cán bộ chủ chốt; đào tạo, tuyển dụng, bổ sung thay thế lao động cho các phòng, ban, xưởng… nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, có chính sách giữ được người có trình độ cao, tay nghề giỏi. Đảm bảo thu nhập và việc làm cho CBCNV Công ty.

Công tác thị trường

Tăng cường công tác tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, linh hoạt xử lý giá bán đối với từng khách hàng trên cơ sở chi phí bán hàng phát sinh theo đối tượng, tăng tính cạnh tranh, giữ được khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới.

Cơng tác Tài chính kế tốn

Củng cố nhân lực, hồn thiện phần mềm kế tốn đáp ứng và nâng cao yêu cầu quản lý tài chính, quản trị doanh nghiệp và hạch tốn báo cáo kế toán đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư, tăng cường quản lý cơng tác tài chính như kiểm sốt tốt cơng tác quản lý cơng nợ.

Hoạt động liên doanh

Phát huy kết quả đạt được trong năm 2019, hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động để Công ty PMS tiếp tục phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.  Cơng tác đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch năm 2020 duy trì ổn định sản xuất, đầu tư thiết bị thay thế với tổng giá trị đầu tư là 11,72tỷ đồng :

- Sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, xe tải, xưởng Phuy để duy trì sản xuất: 5,9 tỷ đồng;

MIG…);

- Chi phí chứng chỉ UN, cơng bố hợp quy, đánh giá lại ISO,…: 0,42 tỷ đồng;

- Chi đầu tư tại PMS là 3,4 tỷ đồng trong đó: Trang trí nhận diện thương hiệu cho các CH và đại lý 2,5 tỷ đồng, phí sửa chữa nhỏ tại PMS: 0,55 triệu đồng, hệ thống nhập kín 0,35 tỷ đồng.

Kế hoạch Tài chính năm 2020

- Tình hình tài chính năm 2020 dự báo có nhiều khó khăn do chi phí khấu hao tăng, chi phí lãi suất tiền vay tăng. Cơng ty sẽ tích cực tăng cường quản lý cơng tác tài chính như kiểm sốt tốt cơng tác quản lý cơng nợ, các biện pháp đảm bảo nợ, định mức số dư công nợ, theo dõi chặt chẽ và đôn đốc thu hồi kịp thời, giảm số dư công nợ phải thu, đàm phán nhà cung cấp kéo dài thời gian thanh toán, khách hàng ứng trước tiền hàng.

- Với những định hướng trên, trong năm 2020 Hội đồng quản trị sẽ tăng cường chỉ đạo các hoạt động SXKD của Công ty, tạo điều kiện cho hoạt động điều hành của Giám đốc Công ty bám sát các mục tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời sẽ chỉ đạo linh hoạt các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả và tạo ra bước phát triển mới cho Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý tài chính tại công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (Trang 87 - 92)