Giọng điệu trong tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tản văn việt nam từ 1986 đến nay (vietnamese prose from 1986 to present) (Trang 139 - 140)

6. Bố cục của luận án

4.3. Giọng điệu trong tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay

Trong văn học, giọng điệu không phải được thể hiện ở chỗ nói cái gì (nội dung nói) mà ở chỗ nói như thế nào (hình thức nói). Cũng giống như giọng nói của con người, giọng điệu của tác phẩm văn học mang tính tổng hợp và độc đáo, là yếu tố có độ tin cậy cao để nhận ra người nói cũng như tác giả của một tác phẩm nào đó. Giọng điệu không chỉ thể hiện nhận thức, thái độ, tình cảm, nội lực của nhà văn mà còn là nét riêng mang giá trị thẩm mĩ. Sê-khốp khẳng định: “Muốn đánh giá một nhà văn mới vào nghề hãy xem ngôn ngữ của anh ta. Nếu anh ta không có cái giọng riêng, anh ta khó lòng trở thành một nhà văn thực thụ”. Tuốc-ghê-nhép có lí khi cho rằng: “Cái quan trọng của tài năng văn học…, vâng, vả lại tôi nghĩ rằng, cũng có thể trong bất kì một tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là giọng nói của mình”. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, giọng điệu là lối nói biểu thị một thái độ nhất định.

Trong các tác phẩm văn chương, giọng điệu là yếu tố góp phần xác định phong cách, tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, nó có tác dụng truyền cảm hứng tới người đọc. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo đều cố gắng đều xác lập cho mình giọng điệu riêng, một giọng “trời phú” mang nội dung khái quát

nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Khảo sát giọng điệu của tản văn Việt Nam từ sau 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy có các kiểu giọng điệu tiêu biểu như: giọng điệu trữ tình, giọng điệu suy tư, triết luận; giọng điệu hài hước, giễu nhại; kết hợp và chuyển đổi giọng điệu linh hoạt.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tản văn việt nam từ 1986 đến nay (vietnamese prose from 1986 to present) (Trang 139 - 140)