1.5.3 Việc sử dụng các trang mạng xã hội trong học sinh THPT và giáo viên

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 28 - 32)

viên

Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet và mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Công nghệ thông tin, trong đó có mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam đã có hơn 60 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn 60% dân số, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet và có khoảng 55 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm nước có lượng người dùng lớn nhất thế giới”.

Số lượng người dùng internet ở Việt Nam 2020 là 68,17 triệu người. Tăng 6,2 triệu người so với năm 2019, tăng đến 10%. Trong đó có hơn 145 triệu thiết bị di động được kết nối với internet. Bình quân mỗi người dùng 2,1 thiết bị di động.

Thống kê người dùng internet ở Việt Nam 2020

Số lượng người sử dụng mạng xã hội (MXH) trên toàn thế giới đã chạm tới con số 3.5 tỷ người, chiếm khoảng 46% tổng dân số trên thế giới. Đứng đầu là Facebook với hơn 2,5 tỷ người. Và các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới được liệt kê dưới đây. (Nguồn: https://datareportal.com/reports/digital-2020-vietnam)

22

Số người dùng internet tại Việt Nam tăng 6,2 triệu (+ 10,0%) từ năm 2019 đến 2020.

Sự thâm nhập Internet ở Việt Nam đứng ở mức 70% vào tháng 1 năm 2020. Người dùng phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam

Có 65,00 triệu người dùng phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020.

Số người dùng phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam tăng 5,7 triệu (+ 9,6%) trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020.

Sự thâm nhập truyền thông xã hội ở Việt Nam đứng ở mức 67% vào tháng 1 năm 2020.

Thống kê số lượng di động kết nối internet tại Việt Nam

Có 145,8 triệu kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020.

Số lượng kết nối di động tại Việt Nam tăng 2,7 triệu (+ 1,9%) trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020.

Số lượng kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020 tương đương với 150% tổng dân số.

Mạng xã hội Việt Nam 2020 – Thống kê người dùng mạng xã hội tại Việt Nam 2020

Hết quý 1/2020, thống kế người dùng các mạng xã hội tại Việt Nam, số lượng người dùng số lượng rất lớn, lần lượt từ cao đến thấp như sau:

Facebook – youtube – Zalo – FB Mesenger – Instagram – Tiktok – Twiter – Skype – Viber – Printest – Line – Linkedin – Wechat – Whatapp – Twitch – Snapchat

Dựa trên số liệu thống kê, Facebook là nền tảng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện tại.

Facebook có 2,45 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Facebook, 2019). … Thống kê Facebook có hơn 80 triệu doanh nghiệp nhỏ trên toàn thế giới sử dụng

Trang Facebook (Facebook, 2018). Và trong đó 65% người dùng Facebook dưới 35 tuổi (Theo Statista.com, 2019)

Thống kê người dùng Facebook ở Việt Nam 2020

Hiện nay, tính đến tháng 06/2020. Tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook. Chiếm 2/3 dân số Việt Nam (96,2 triệu người – số liệu năm 2019, Theo gso.gov.vn). Trong đó người dùng Facebook Việt Nam có đến 50,7% là nam giới, còn lại 49,3% là nữ giới và giới tính khác.

Song song đó, người dùng các mạng xã hội khác tại Việt Nam tương ứng là: Messenger tại Việt Nam đạt : 63.230.000 người dùng

24

Linkedin tại Việt Nam đạt: 3.629.100 người dùng.

Việt Nam đứng thứ 7 Thế giới về số lượng người dùng Facebook 2020 – theo Statista.com

Và hiện nay, Việt Nam có số lượng người dùng Facebook thứ 7 thế giới, lần lược sau các nước: Ấn độ – Mỹ – Indonesia – Brazil – Mexico – Philippine.

Như vậy việc sử dụng các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội trong tổ chức dạy học theo mô hinh lớp học đảo ngược sẽ đem lại những hiệu quả lớn.

II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến II. 2.1. Thế hệ Z

Thế hệ Z là những bạn trẻ sinh sau năm 1996, còn được gọi là những công dân đám mây. Z là thế hệ số hóa thực sự, là thế hệ đầu tiên lớn lên trong kết nối mạng, kết nối với lượng thông tin khổng lồ toàn cầu và ngay lập tức kết nối cộng đồng xã hội. Thế hệ Z chưa bao giờ biết đến một thế giới mà họ không thể ngay lập tức kết nối và tìm kiếm câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào nảy sinh trong đầu. Họ tự tìm hiểu mọi thứ trên mạng từ rất sớm nên rất giỏi trong việc tự nhận thức về bản thân, độc lập, thích đổi mới và định hướng mục tiêu.

Đặc điểm người học thế hệ Z Phương pháp tiếp cận giảng dạy

1. Thích công nghệ cao (tech savvy) Cho phép học trên nền tảng smartphone hoặc PC kết nối mạng

2. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (used social media)

Kết nối cộng đồng học tập trên mạng xã hội

3. Thích hình ảnh trực quan (prefer visual)

Sử dụng video, hình ảnh minh họa trực tuyến

4. Thích kết nối trực tuyến (highly connected)

Cho phép học online bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu

5. Tiếp thu kiến thức nhanh (fast acquisition of knowledge)

Tập trung lý giải các thuật ngữ chính 6. Nhu cầu giải trí cao (want to be

entertained)

7. Thời gian tập trung ngắn (low attention time)

Chia bài giảng thành các cấu phần nhỏ, tạo các video ngắn.

8. Yêu cầu phản hồi nhanh (demand fast response)

Thảo luận nhóm online, giải đáp trực tuyến

8 đặc điểm chính của người học thế hệ Z và phương pháp tiếp cận giảng dạy tương ứng của giảng viên (Nguồn: Wahab và các cộng sự, 2018) dạy tương ứng của giảng viên (Nguồn: Wahab và các cộng sự, 2018)

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)