III.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền)
- Có thế thấy rõ lợi ích kinh tế của sáng kiến. Loài người bước sang thời đại mới-thời đại bùng nổ thông tin với cuộc cách mạng 4.0. Ngồi ở nhà học sinh hoàn toàn có thể chủ động với nguồn kiến thức trong một không gian lớp học hoàn toàn mở. Bất cứ lúc nào, ở đâu, học sinh hoàn toàn có thể chủ động về thời gian cho việc học tập của mình. Mô hình dạy học này không chỉ áp dụng cho môn Lịch sử mà còn nhiều môn học khác đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền)
a. Giá trị làm lợi cho môi trường
Tạo môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, thêm yêu môn Lịch sử góp phần hình thành những phẩm chất năng lực của con người Việt Nam cũng như công dân toàn cầu. Sự trao đổi, hỗ trợ giữa giáo viên và học sinh qua không gian mạng với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện như Facebook, Zalo… nhanh chóng, thuận tiện, đem lại hiệu quả cao. Sự tương tác diễn ra mọi lúc mọi nơi, không giới hạn không gian và thời gian.
b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động
Các vấn đề kiến thức được khai thác sâu, học sinh hiểu bản chất vấn đề chứ không đơn thuần là ghi nhớ một cách máy móc, hời hợt. Việc khai thác và sử dụng Internet hiệu quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên phát huy tính tích cực, hạn chế những tiêu cực do không gian mạng đem lại. Cách học và cách dạy hoàn toàn phù hợp với các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp được áp dụng trong năm học tới đây.
2. Kiến nghị
Thứ nhất, với nhà trường: Tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đảm bảo các trang thiết bị dạy học cần thiết.
Thứ hai, với các cấp, ban ngành: Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề để các giáo viên có điều kiện trao đổi chuyên môn, tổ chức giao lưu giữa các trường nhất là những trường trong huyện.