2.3.3 Nhược điểm

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 39 - 41)

a. Mô hình có thể gặp khó khăn khi học sinh không tiếp cận được công nghệ nghệ

Một trong những vấn đề nổi bật nhất là nhu cầu sử dụng máy tính và Internet của học sinh để xem các bài giảng online. Điều này đặc biệt khó khăn đối với những học sinh có thu nhập thấp, bị hạn chế tiếp cận với tài nguyên.

Cũng có mối quan ngại rằng lớp học đảo ngược có vận hành hay không là phụ thuộc vào sự tham gia của học sinh. Thật không may, không đảm bảo được học sinh sẽ miễn cưỡng hay hợp tác với mô hình học tập này.

c. Sự chuẩn bị và nỗ lực của giáo viên

Việc vận hành lớp học đảo ngược sẽ làm tăng thêm lượng công việc cho giáo viên, bởi nó đòi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát triển. Các nhiệm vụ như ghi âm và đóng gói và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng chưa kể đến việc việc giáo viên giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để thúc đẩy học sinh tham gia và chuẩn bị trước khi học.

Cho dù giáo viên có thể vận dụng nhiều yếu tố của lớp học đảo ngược vào lớp học của họ nhưng họ vẫn phải cần thêm thời gian và cả sự nỗ lực.

d. Đôi khi nó không hiệu quả để phục vụ nhu cầu “học để thi”

Tốt xấu gì thì bạn vẫn phải hiểu rằng nói chung, lớp học đảo ngược không “dạy để thi”. Nó không tuân theo mô hình dạy học nhằm cải thiện và nâng cao điểm số . Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn phải dành thời gian chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra , điều đó làm gián đoạn quy trình của lớp học đảo ngược.

e. Thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn tiếp xúc với mọi người và địa điểm thực tế điểm thực tế

Có một số người tin rằng nếu mỗi giáo viên bắt đầu chuyển đổi mô hình lớp học theo lớp học đảo ngược, học sinh sẽ phải dành hàng giờ ngồi trước máy tính để xem các bài giảng. Người ta có thể lập luận rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của học sinh.

Kết luận

Mặc dù còn tồn tại những vấn đề trên, mô hình lớp học này vẫn là một cách tiếp cận hiệu quả, trực quan nhằm cải thiện thành tích của học sinh và thúc đẩy học sinh chủ động trong học tập.

34 - Giáo viên hướng dẫn

- Học sinh ghi chép

- Học sinh làm theo hướng dẫn - Giáo viên đánh giá

- Học sinh có bài tập về nhà

- Giáo viên hướng dẫn bài giảng tại nhà thông qua video, sách, trang wed

- Học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã tạo ra khi thảo luận tại lớp.

- Học sinh nhận được sự hỗ trợ cá nhân khi cần thiết.

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 39 - 41)