2.3.1 Khái niệm lớp học đảo ngượ c Flipped Classroom

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 34 - 39)

Công nghệ phát triển và đi vào lớp học, một mô hình học tập mới nảy sinh, thay thế dần cho mô hình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và trở thành môi trường học tập cộng tác, lấy học sinh làm trung tâm, đó là mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom).

Lớp học đảo ngược ra đời xuất phát từ quan sát của hai nhà giáo dục học Jonathan Bergman và Aaron Sams rằng sinh viên thường cần giáo viên giải đáp những thắc mắc trong một bài tập về nhà khó nhằn thay vì dành thời gian giải thích những khái niệm trong sách.

28

Mục tiêu chính của mô hình này là tăng cường học tập và thành tích của học sinh bằng cách đảo ngược mô hình truyền thống của lớp học, dành thời gian cho học sinh hiểu chứ không chỉ thuyết giảng để học sinh nghe. Để thực hiện điều này, giáo viên phải đăng video bài học ngắn để học sinh tiếp cận trước buổi học. Mô hình này cho phép học sinh mở rộng và làm chủ tài liệu thông qua các bài tập, dự án và thảo luận học tập cộng tác. Về cơ bản, bài tập thường cho về nhà thì giờ đây được thực hiện tại lớp và trái lại, các bài giảng được xem ở nhà.

Định nghĩa đơn giản, phương pháp này đảo ngược trình tự học tập truyền thống; người học lắng nghe bài giảng khi ở nhà còn bài tập về nhà sẽ được thực hiện trên lớp. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người học có thể tiếp cận với video bài giảng trực tuyến bằng nhiều phương tiện như máy tính bảng, điện thoại di động, laptop và chủ động việc học ở mọi không gian thời gian.

Thời gian trên lớp được sử dụng cho những hoạt động tương tác và mở rộng từ nội dung cơ bản. Khi lên lớp, giảng viên không tốn thời gian giảng giải lại những nội dung trên video và tập trung vào những hoạt động như tìm hiểu các nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm, bài tập mô phỏng,v.v.

Thời lượng học không gói gọn trong những ngày học trên lớp mà được dàn trải đều trong khoảng thời gian trước và sau khi đến lớp. Hình thức và tương tác học tập

được đa dạng hóa thông qua video bài giảng, thảo luận trực tuyến, tương tác đa chiều giữa người học-tài liệu, giảng viên-người học và giữa bạn học với nhau.

Theo Hamdan và McKnight (2013), để lớp học đảo ngược diễn ra cần có 4 điều kiện FLIP như sau:

(i) Môi trường giảng dạy linh hoạt (Flexible environments): Môi trường giảng dạy không chỉ đơn thuần là việc bố trí lại không gian lớp học cho phù hợp với hoạt động trên lớp, mà còn là việc điều chỉnh linh động các mốc thời gian phù hợp với tốc độ của người học trên lớp.

(ii) Văn hóa học tập (Learning culture): Sự chuyển đổi về văn hóa học tập ở đây được hiểu là sự chuyển đổi từ phương thức giảng dạy dựa trên sự truyền thụ của giảng viên (teacher-centered) sang phương thức lấy người học làm trung tâm (student-centered). Việc chuyển đổi này nhằm giúp người học trải nghiệm chủ đề bài học sâu sắc hơn thông qua cách tiếp cận chủ động hơn.

(iii) Nội dung học tập có chủ ý (Intentional content): Giảng viên cần đánh giá tài liệu nào nên đưa cho người học nghiên cứu trước, và thiết kế các hoạt động học tập trên lớp để củng cố các nội dung kiến thức đó.

(iv) Nhà giáo dục chuyên nghiệp (Professional educators): Giảng viên phải theo sát để quản lý người học, đánh giá được việc tiếp thu kiến thức của người học, đưa ra phản hồi để giúp người học làm chủ được kiến thức và kỹ năng.

Chính 4 yếu tố nêu trên (với các chữ cái đầu bằng tiếng Anh ghép lại thành từ FLIP) đã tạo nên 4 “trụ cột” quan trọng của lớp học đảo ngược.

30

Phong cách học tập này có rất nhiều lợi thế tiềm năng.

Lớp học đảo ngược là một phương pháp sư phạm trong đó hướng dẫn trực tiếp chuyển từ không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân, không gian nhóm được chuyển thành môi trường học tập tương tác tích cực khi giáo viên hướng dẫn sinh viên áp dụng các khái niệm và tham gia sáng tạo vấn đề (Flipped Learning Network).

II. 2.3.2. Ưu điểm

Ưu điểm của lớp học đảo ngược là giúp người học phát triển khả năng tự học trong môi trường thuận lợi nhất. Ở lớp học truyền thống, học sinh ở những trình độ và khả năng tiếp nhận khác nhau phải bắt kịp với nhịp điệu giảng bài của giáo viên. Trong quá trình tự học và chuẩn bị cho lớp học đảo ngược, người học tự chủ sắp xếp việc học theo tốc độ và phong cách học tập của mình.

Tính ưu việt của lớp học đảo ngược còn ở sự linh hoạt có thể áp dụng cho nhiều cấp học (tiểu học, trung học, đại học và sau đại học) và nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau (tự nhiên, khoa học, kỹ thuật). Thực tế, phương pháp này được nhiều đại học lớn trên thế giới như Đại học Boston, Đại học Leicester, Đại học Texas,v.v. sử dụng để cách mạng môi trường học tập.

Khi lồng ghép với Cấp độ tư duy Blooom (Bloom Taxonomy), người học sẽ tự thực hiện các hoạt động tư duy cấp thấp như ghi nhớ và hiểu ở nhà thông qua tư liệu do giảng viên cung cấp. Trên lớp sẽ tập trung vào những hoạt động tư duy cấp cao như phân tích, ứng dụng, đánh giá và sáng tạo.

a. Học sinh có nhiều quyền kiểm soát hơn

Trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh có thể phát triển năng lực vốn có và kiểm soát việc học của bản thân. Bằng cách giao các bài học ngắn về nhà, học sinh được tự do học theo tốc độ của mình. Học sinh có thể tạm dừng hoặc tua lại các bài đọc, viết ra các câu hỏi mà các em cần giải đáp và thảo luận với giáo viên, bạn bè trong lớp.

Điều này cũng tạo điều kiện cho một số học sinh có thêm thời gian hiểu các khái niệm nhất định mà không bị chậm so với cả lớp và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ giáo viên, bạn bè. Kết quả là, điều này không chỉ có thể cải thiện thành tích mà còn cải thiện hành vi của học sinh trong lớp.

b. Khuyến khích việc học tập lấy học sinh làm trung tâm và cộng tác

Các lớp học đảo ngược dành thời gian cho học sinh làm chủ các kỹ năng thông qua dự án và thảo luận cộng tác. Điều này khuyến khích học sinh cùng nhau dạy và học các khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua việc làm chủ quá trình học tập của bản thân, họ có thể sở hữu kiến thức mà họ đạt được, từ đó tạo sự tự tin. Ngoài ra, giáo viên có thể xác định vấn đề về cách tư duy hoặc vận dụng khái niệm của học sinh và có năng lực tương tác trực tiếp.

32

c. Bài học và nội dung dễ tiếp cận hơn (miễn là có quyền truy cập công nghệ) nghệ)

Nhờ các video bài giảng có sẵn, học sinh nghỉ học vì bị ốm, tham gia các hoạt động thể thao, đi chơi hoặc trường hợp khẩn cấp, có thể nhanh chóng bắt kịp tiến độ học tập. Điều này cũng tạo điều kiện cho giáo viên linh động chuyện điểm danh học sinh.

d. Tạo cơ hội cho phụ huynh biết tình hình lớp học

Khác với các lớp học truyền thống, lớp học đảo ngược cho phép phụ huynh xem các video bài giảng của học sinh bất cứ khi nào. Điều này giúp phụ huynh có thể giúp đỡ con em mình được tốt hơn cũng như là giúp phụ huynh có cái nhìn sâu hơn về chất lượng giảng dạy mà con họ đang được tiếp nhận.

e. Hiệu quả hơn

Nếu thực hiện đúng, trong một lớp học đảo ngược, trẻ em có nhiều thời gian tận hưởng tuổi thơ của chúng, tức là được vui chơi hoặc thực hành nhiều hơn.

Hầu hết chúng ta đều trải qua thời học sinh triền miên làm bài tập về nhà. Thực tế, một nghiên cứu tiến hành quan sát các học sinh lớp 9-12 đã chỉ ra học sinh dành 38 giờ/tuần để làm bài tập về nhà. Đây là khối lượng công việc khổng lồ không chỉ với học sinh mà còn đối với giáo viên, những người liên tục chỉ định và giao việc. Nhờ có lớp học đảo ngược, các bài giảng online chỉ dài 10 phút, điều này giúp học sinh và giáo viên có thêm thời gian dành cho các mối quan tâm khác như bạn bè, gia đình và sở thích cá nhân.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến hoài nghi mô hình giảng dạy và học tập mới này.

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 26 (Trang 34 - 39)