a. Kết quả khảo sát
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thông qua Google form được gửi đến các em học sinh và một số giáo viên.
Kết quả thu được như sau
+ Phần lớn người được hỏi đều giành thời gian nhất định hằng ngày để truy cập Internet.
+ Mục đích vào Internet của mỗi người là khác nhau. Trong đó ai cũng có ít nhất một tài khoản Facebook và Zalo.
+ Việc trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên qua Facebook và Zalo nhất là học tập đặc biệt trong đợt dịch vừa qua giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên.
+ Các lớp học online cũng đã quen thuộc với học sinh nhất là trong tình hình dịch Covid19 vẫn đang diễn ra phức tạp. Các em đều đủ các phương tiện để học trực tuyến và tiếp cận Internet để khai thác các thông tin phục vụ cho học tập của mình.
+ Trên mạng có nhiều trang, nhóm học tập hiệu quả không chỉ cho học sinh và còn cả cho các giáo viên. Học sinh được hỏi cũng phần lớn tham gia các hội nhóm đó, nên việc trao đổi các nhiệm vụ học tập dễ dàng và hiệu quả hơn.
+ Khi được hỏi học sinh có thích học môn Lịch sử không thì có tới 85 % học sinh rất thích học môn Lịch sử. Các em có nói rằng không thích môn Lịch sử vì sợ thi nhiều hơn. Phần lớn các em đều mong muốn có những phương pháp dạy học Lịch sử hiệu quả hơn.
b. Kết quả thực nghiệm
Để kiểm tra và khẳng định tính hiệu quả tôi đã tiến hành thử nghiệm tại các lớp 12D1, 12E2 của trường THPT Lê Quý Đôn nơi tôi đang công tác. Đây là hai lớp chọn ban Xã hội để xét tốt nghiệp THPT và Đại học.
+ Lớp 12D1 phần lớn học sinh theo ban D, chọn các môn Xã hội chủ yếu là xét tốt nghiệp
+ Lớp 12E2, tỉ lệ học sinh theo ban C nhiều hơn nhưng chủ yếu là ban D
Sau khi dạy thực nghiệm qua điều tra khảo sát và xử lý số liệu tôi đã thu được kết quả như sau
* Về sự hứng thú của học sinh với giờ học
Mức độ Rất thú vị Thú vị Bình thường Chán
40
Biểu đồ về sự hứng thú của học sinh với giờ thực nghiệm
Như vậy tỉ lệ học sinh rất hứng thú với giờ học chiếm tỉ lệ rất cao cho thây hiệu quả của sáng kiến với môn Lịch sử cho giờ học cụ thể.
c. Về sự sáng tạo đổi mới của giờ học so với các giờ học khác
Các phương án Tỉ lệ học sinh lựa chọn
Hấp dẫn, sáng tạo, thu hút học sinh 97%
Không có gì khác biệt 2%
Không hấp dẫn sáng tạo 1%
Biểu đồ
Biều đổ về sự sáng tạo đổi mới của giờ thực nghiệm so với các giờ học khác
d. Kết quả học tập
- 100% học sinh hoàn thành phiếu học tập theo đúng thời gian quy định. - 85% học sinh làm việc tốt và rất tốt nhiệm vụ học tập của mình.
- Sự tương tác giữa học sinh và học sinh trong các nhóm lớp đạt hiệu quả cao. Thậm chí có những tranh luận rất hay.
- Giáo viên có hướng dẫn kịp thời tới các nhóm học sinh.
- Tỉ lệ học sinh hiểu bài và làm bài kiểm tra đạt điểm trung bình từ 7 điểm trở lên cao (đạt 75%)
e. Về tác dụng của giờ học khi ứng dụng thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận sau
Thứ nhất, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ Google Classroom và các mạng xã hội Facebook, Zalo… đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ngày nay.
Thứ hai, thông qua lớp học theo mô hình này, học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mình: chủ động thời gian trong học tập, chủ động về
42
việc tiếp cận tri thức, phát huy khả năng sáng tạo, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm.
Thứ ba, nuôi dưỡng tình yêu với môn học, gắn bài học với thực tiễn.