Kiểm tra bơm dầu nhờn

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn, làm mát (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 54 - 55)

b, c) Xác định bằng phương pháp đo điện trở hoặc dòng cao tần

3.3.1.2Kiểm tra bơm dầu nhờn

- Bằng thị giác giám định toàn bộ bơm.

- Kiểm tra mòn bằng cách đo các bề mặt sau:

Khe hở giữa hai bề mặt răng trong trạng thái nlắp ghép đo bằng căn lá, khe hở lúc bơm mới từ (0,1 - 0,2) mm, khe hở tối đa 0,35 mm. Nếu vượt quá phải thay bánh răng mới.

Khe hở giữa đỉnh bánh răng và thành vỏ bơm, khe hở lúc mới trong phạm

vi (0,03 - 0,06) mm, khe hở tối đa 0,1 mm. Khi khe hở quá giới hạn phải phục

hồi lại lỗ vỏ bơm hoặc thay bằng vỏ bơm mới.

Khe hở giữa mặt đầu bánh răng và mặt phẳn lắp ghép thân bơm, khe hở mới từ (0,03 - 0,05) mm, khe hở tối đa 0,1 mm. Nếu vượt quá phải mài phẳng mặt lắp ghép thân bơm.

Hình 3.4. Kiểm tra hao mòn bơm dầu

Khe hở giữa bánh răng và trục bị động, giữa trục chủ động và bạc đều trong phạm vi (0,02 - 0,05) mm, khe hở tối đa 0,1 mm. Nếu vượt quá phải thay bạc lót hoặc thay trục mới.

Hình 3.5 Kiểm tra độ mòn của nắp bơm

Khe hở giữa trục chủ động và nắp bơm lúc mới trong phạm vi (0,06 -

0,09) mm, khe hở tối đa 0,15 mm. Vượt quá phải thay thế nắp bơm hoặc phục nhồi lại trục

- Kiểm tra khe hở giữa trục và bạc bằng pan me và đồng hồ so.

3.3.1.3 Sửa chữa

- Mài phẳng lại nắp bơm hết độ mòn a1.

- Thân bơm khi mòn tăng khehở có thể khoét rộng thân bơm, đóng vào bạc mới, đòi hỏi có kỹ thuật cao. Muốn giảm khe hở (tụt sâu của bánh răng) có thể căn đệm ở đáy bơm.

- Thay bạc mòn. Trục bị động bơm động cơ có thể quay đầu sử dụng tiếp. hục hồi trục hoặc vỏ bơm có thể dùng phương pháp mạ thép, mạ Crôm sau đó gia công chính xác kích thước, bảo đảm khe hở lắp ráp như mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn, làm mát (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 54 - 55)